Showing posts with label Tổ chức và hoạt động Interpol. Show all posts
Showing posts with label Tổ chức và hoạt động Interpol. Show all posts
04/11/2014
Nêu và phân tích ý nghĩa của các văn bản trong khung pháp lý của INTERPOL
 Nêu và phân tích ý nghĩa của các văn bản trong khung pháp lý của INTERPOL


Khung pháp lý của Interpol gồm những văn bản sau:
- Điều lệ của Interpol
- Những quy định chung
- Những quy tắc về thủ tục của Đại hội đồng
- Những quy tắc về thủ tục của ban điều hành
- Những quy định về tài chính
- Những quy tắc về điều chỉnh xử lý thông tin
- Những quy tắc kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ của Interpol

a)Điều lệ Interpol
Năm 1956, bản điều lệ của Interpol mới được ban hành. Điều lệ của Interpol là văn bản thỏa thuận quốc tế trong đó khẳng định các thành viên chính thức là chính phủ của tất cả các quốc gia tham gia điều lệ vào thời điểm văn bản này được ban hành vào năm 1956 và quy định tiến trình gia nhập Interpol đối với các quốc gia chưa phải là thành viên vào năm 1956.
Bài tập học kì - Vai trò của INTERPOL trong hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền
Vai trò của INTERPOL trong hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền


Rửa tiền từ những nguồn thu nhập phi pháp là hành vi đã xuất hiện từ lâu, nhưng trong vòng 20 năm gần đây mới được nghiên cứu, xem xét và quy định trong Luật ở một số quốc gia trên thế giới. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, hành vi rửa tiền ngày càng lớn về mặt quy mô, đa dạng, tinh vi về cách tiến hành và mang đậm tính quốc tế hơn bao giờ hết.

Rửa tiền là việc xử lý tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng nhằm hợp pháp hóa những món lợi thu được một cách bất chính từ hành vi phạm tội” . Đây là hành vi rất nguy hiểm. Nó không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến an ninh từng quốc gia, tác động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính toàn thế giới. Hành vi rửa tiền được xem là một tội phạm “không biên giới” - một tội phạm quốc tế điển hình vì hành vi này mang 2 đặc trưng chính:
- Có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến kết thúc liên quan đến nhiều quốc gia.
- Muốn chống lại hành vi rửa tiền hiệu quả, phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia.
Đấu tranh phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn hiện nay - Nguyễn Tuấn Anh Vụ II, Thanh tra Chính phủ

Đấu tranh phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn hiện nay

Rửa tiền (money laundring) là thuật ngữ dùng để chỉ một hành vi chuyển hóa đồng tiền và thu nhập bất minh thành những đồng tiền có vỏ bọc hợp pháp. 
Những đồng tiền bẩn cần được tẩy rửa thường có được từ những hoạt động phạm tội siêu lợi nhuận như buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí và các hoạt động phạm pháp khác như trộm cắp tài sản quý (đồ cổ, tranh quý hiếm, tài sản có giá trị cao) và tham nhũng.

Để có được vỏ bọc hợp pháp cho đồng tiền bất chính, bọn tội phạm phải trải qua một quá trình chuyển đổi và đưa vào lưu thông trong đời sống kinh tế xã hội mà không gây ra sự nghi ngờ cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc không làm lộ tội phạm gốc. Hoạt động rửa tiền thường được tiến hành qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể có tên gọi khác nhau nhưng nội dung tương đối thống nhất:

Giai đoạn thứ nhất, “Gửi tiền”: đây là bước đầu tiên của quá trình tẩy rửa, nhằm chuyển tiền từ thu lợi bất chính sang nơi khác, che dấu nguồn gốc xuất xứ, thay đổi hình thái tồn tại của “tiền bẩn” để đi vào hệ thống tài chính, ngân hàng.

Giai đoạn thứ hai, “trộn lẫn”: đây là giai đoạn bước đầu cắt đứt mối quan hệ với tội phạm gốc thông qua các thao tác nghiệp vụ tài chính, kế toán để che dấu nguồn gốc tài sản. Trong giai đoạn này vai trò của các chuyên gia tài chính, tổ chức tín dụng rất quan trọng, bọn tội phạm có thể tiến hành phạm tội dễ dàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào những nhân tố này.

Giai đọan thứ ba, “đầu tư hợp pháp”: sau một quá trình tẩy rửa, đồng tiền trở về với bọn tội phạm với vỏ bọc hợp pháp, chúng có thể đầu tư vào các hoạt động kinh doanh thương mại, trộn lẫn “tiền bẩn” “tiền sạch” để tiếp tục một chu trình khác và khép lại chu trình trước.
26/10/2013
Đề bài tập học kỳ môn Tổ chức và hoạt động Interpol
Độ dài: 5 – 7 trang.

Tự chọn đề.

Bài số 1:
1. Vai trò của Interpol trong hợp tác quốc tế chống tội phạm mua bán người.
2. Nêu và phân tích ý nghĩa của các văn bản trong khung pháp lý của Interpol.

Bài số 2.
1. Đặc điểm của tình hình tội phạm rửa tiền và sự cần thiết của hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền.
2. Xác định các kênh của hoạt động quốc tế chống tội phạm.

Bài số 3.
1. Các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm ma túy.
2. Nêu và phân tích khái quát nội dung các văn bản trong khung pháp lý của Interpol.

Bài số 4.
1. Đặc điểm của tình hình tội phạm mua bán người và sự cần thiết của hợp tác quốc tế chống tội phạm mua bán người.
2. Các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền.

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
Bài tập nhóm Interpol: quá trình hình thành và phát triển của Interpol, và những khó khăn trong quá trình hoạt động chống hoạt động buôn bán người của Interpol.
A. MỞ ĐẦU

Interpol là tổ chức cảnh sát quốc tế, có quy mô toàn cầu với số lượng thành viên rất lớn, đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng chục năm. Trong quá trình này, có nhiều điểm riêng biệt, đặc thù mà các tổ chức quốc tế không có được

Trong số các hành vi phạm tội mà interpol tham gia phòng chống có tội mua bán người. Mua bán người là một trong những hành vi tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, thực tế cho thấy hiện trạng mua bán người trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi với quy mô rộng được mở rộng theo thời gian. Điều này đòi hỏi cần có sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc phòng chống loại tội phạm này mà trong  đó, vai trò của interpol rất quan trọng.

Chính vì những điều trên, nhóm em xin chọn đề bài tập nhóm số 2 về quá trình hình thành và phát triển của interpol, và những khó khăn trong quá trình hoạt động chống hoạt động buôn bán người của interpol để tiến hành nghiên cứu.
Bài tập học kỳ Tổ chức và hoạt động Interpol
I. Vai trò của INTERPOL trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm mua bán người.

Buôn bán người là một tội phạm theo quy định của pháp luật quốc tế và nhiều hệ thống pháp lý tại mỗi quốc gia và khu vực. Để giảm thiểu vấn nạn phức tạp này, cần đến vô số các chiến lược theo phạm vi các cấp của Interpol. Vai trò của Interpol trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm mua bán người được thể hiện thông qua các phương diện sau:

- INTERPOL hỗ trợ cảnh sát quốc gia các nước trong việc triển khai các chiến dịch hành động cụ thể, nhằm mục đích phá vỡ mạng lưới tội phạm đằng sau các vụ buôn bán người.

INTERPOL đã tổ chức những buổi hội thảo để đào tạo các sĩ quan, cảnh sát một loạt các kỹ năng để các chiến dịch hành động được triển khai một cách hiệu quả nhất, trong đó bao gồm cả sự hậu thuẫn từ các cán bộ hải quan và môi trường, các tổ chức phi chính phủ, các quan chức từ Bộ Nội vụ Y tế và Xã hội, và các công tố viên,..