Showing posts with label Luật Phá sản. Show all posts
Showing posts with label Luật Phá sản. Show all posts
13/09/2014
Luật Phá sản 2014 và những điểm đổi mới
Luật Phá sản 2014 đã chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:

- Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được. 

- Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu. 

- TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX và cả DN. 

- Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.

- Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện,  ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi. 

- Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.

- Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.

- Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.

Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
20/08/2014
Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện Luật Phá sản 2004
Theo Thông báo của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi Luật PS có hiệu lực đến hết quý II/2012, cả nước có hơn 600.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, nhưng có rất ít doanh nghiệp trong số đó nộp đơn xin phá sản theo Luật PS (chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số các doanh nghiệp ngừng hoạt động). Tình trạng trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các quy định của Luật PS quá phức tạp về mặt thủ tục, các thông tư dưới luật hướng dẫn cũng không cụ thể và rõ ràng. Chẳng hạn như theo quy định của Luật PS, thì quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản được ban hành đồng thời. Trong khi đó Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng thẩm thán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật PS lại không hướng dẫn cụ thể thời hạn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cử người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật PS đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của tổ quản lý, thanh lý tài sản lại quy định: khi quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán chỉ gửi văn bản đề nghị cử người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ ban hành sau. Hướng dẫn của hai văn bản trên là mâu thuẫn với quy định của Luật PS. Ngoài ra, chi phí được sử dụng để mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 21 Luật PS cũng chưa rõ ràng, làm cho Tòa án các địa phương lúng túng trong việc áp dụng quy định về phí phá sản và tạm ứng phí phá sản để mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Quy định mới về thủ tục phá sản - Luật Phá sản
Các thủ tục phá sản

Luật Phá sản 2014 có rất nhiều thay đổi so với Luật Phá sản 2004, đặc biệt đã thay thế tổ quản lý, thanh lý tài sản bằng quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; đã quy định thủ tục phá sản rút gọn, thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người quản lý doanh nghiệp; đã hoàn thiện các quy định về giao dịch đáng ngờ, cũng như đã có sự phân chia rạch ròi về mặt quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tiến hành thủ tục phá sản. Nhiều khía cạnh khác nhau về mặt thủ tục cũng đã được thay đổi và có tính khả thi cao hơn so với quy định cũ.


Khác với cách tiếp cận của Luật Phá sản 2004, thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản 2014 chỉ bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa. Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phá sản. Thủ tục mở thủ tục phá sản (điều 42 và các điều tiếp theo) là bước đệm cho việc mở các thủ tục này.