Showing posts with label Luật Dân sự 2. Show all posts
Showing posts with label Luật Dân sự 2. Show all posts
29/07/2015
Đánh giá các quy định trong BLDS năm 2005 về hợp đồng vay tài sản
Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2.

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế,trong xã hội xuất hiện những người có của cái dư thừa,thừa thãi,nhàn rỗi,chưa quyết định được đầu tư được vào đâu,lại có những người không có đủ tiềm lực về tài sản để đáp ứng nhu cầu sử dụng.Đó là lúc hợp đồng cho vay ra đời,nó đã khắc phục phần nào khó khăn tạm thời về kinh tế,đem lại lợi nhuận từ những tài sản nhàn rỗi,góp phần thúc đẩy nền kinh doanh sản xuất phát triển

BLDS 2005 đã dành hẳn một mục để qui định về hợp đồng vay tài sản,chứng tỏ nó chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế cũng như xã hội.Sau đây em xin trình bày vấn đề: “Đánh giá các quy định trong BLDS năm 2005 về hợp đồng vay tài sản (Nêu những ưu điểm, hạn chế và định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật) ”để hiểu sâu hơn về vấn đề này
06/04/2015
8 tình huống bài tập nhóm Luật Dân sự 2 - K38 - Kì II năm học 2014 2015
BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT DÂN SỰ K38 – MODUL2 (Học kỳ 2 năm học 2014-2015)

1. Tình huống thứ nhất:

Do quen biết, ngày 18-6-2010 anh A có mua một chiếc tàu câu mực của anh B. Hai bên có lập hợp đồng với giá là 130 triệu đồng, bên mua phải trả tiền trong thời hạn 2 tháng: từ tháng 7 đến tháng 8/2010. Anh A đã trả tiền trước là 36 triệu 500 đồng, đã nhận tàu và đưa vào hoạt động ngay.

Đến ngày 16-8-2010, anh B báo cho anh A biết là sẽ lấy toàn bộ số tiền còn lại, và định thời gian là 7 ngày nữa cho anh A. Đến ngày 24-8-2010 anh A không trả đủ tiền nên anh B đã lấy lại tàu và bán ngay cho người khác.
30/01/2015
Ưu điểm và hạn chế của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân - Bài tập học kỳ Luật Dân sự
Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ. Cùng với các văn bản pháp luật khác, Bộ luật dân sự (BLDS) của Nhà nước ta đã ghi nhận và có những biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể. BLDS 2005 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quyền nhân thân – đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền nhân thân, bởi pháp luật dân sự nói riêng, pháp luật của Nhà nước ta nói chung luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, tất cả đều hướng tời con người và vì con người. Trong một xã hội mà điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển, các quyền của cá nhân càng được coi trọng. Hiểu rõ quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân cũng như biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn. Với những lý nêu trên, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân; Ưu điểm và hạn chế của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân” làm bài tập lớn học kì.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo vệ quyền nhân thân

Bảo vệ quyền nhân thân là việc người có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các phương thức, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình.
16/01/2015
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên ĐH Luật Hà Nội năm 2015 - Khoa Dân sự
Tổ bộ môn Luật Dân sự.

1. Vấn đề áp dụng tập quán trong giải quyết các tranh chấp dân sự.

2. Vật quyền trong tư pháp La Mã và vật quyền trong pháp luật Dân sự Việt Nam.

3. Địa dịch công và địa dịch tư - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

4. Vấn đề công nhận tài sản mới.


5. Các hơp đồng dân sự không thông dụng.
09/01/2015
Hãy chỉ ra những bất cập và định hướng hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Bài tập học kỳ - Luật Dân sự 2 - 8 điểm
Khi một quan hệ nghĩa vụ dân sự được xác lập, mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Theo quan hệ nghĩa vụ được xác lập, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trước người có quyền. Sẽ có hai khả năng xảy ra:

Khả năng thứ nhất: Người có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự trước người có quyền (theo các nội dung thực hiện nghĩa vụ được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định). Trong trường hợp này, nghĩa vụ dân sự được coi là hoàn thành và là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự.
31/12/2014
Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về hình thức của hợp đồng dân sự - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2
Hợp đồng dân sự là phương thức cơ bản để các chủ thể thực hiện việc lưu thông, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Trong bối cảnh nền kinh tế thì trường thì nhu cầu giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng ra ngoài phạm vi mỗi quốc gia. Vì vậy, để hợp đồng dân sự trở thành một phương thức pháp lý đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể trong quá trình giao lưu dân sự thì  Bộ luật Dân sự 2005 của nước ta quy định ở các điều ở phần thứ 3 : Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự rất đầy đủ. Có thể thấy cơ sở đầu tiên để hình thành một hợp đồng dân sự là việc thỏa thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên, phù hợp với quy định của nhà nước về cả hình thức lẫn nội dung. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 hiện nay còn một số mâu thuẫn, chưa được quy định nhất quán. Do vậy, em xin chọn đề tài “Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về hình thức của hợp đồng dân sự”.
Đánh giá các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo pháp luật hiện hành - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2
Giao dịch bảo đảm là một thiết chế ra đời khá sớm ở nhiều quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển trên thế giới. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy thiết chế này được xây dựng đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng nói chung và sự phát triển của nền kinh tế nói riêng, góp phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, kinh tế, tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ. Việc xác lập các giao dịch bảo đảm luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao dịch này. Áp dụng biện pháp bảo đảm, bên có quyền không chỉ có quyền theo hợp đồng buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, mà còn có quyền xử lý tài sản mà bên có nghĩa vụ dùng để bảo đảm. Để hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, những ưu điểm, hạn chế cũng như những định hướng hoàn thiện, em xin được trình bày qua đề bài: “Đánh giá các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo pháp luật hiện hành ( nêu những ưu điểm, hạn chế và định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật)”.
27/11/2014
Bài tập nhóm về vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm - 9 điểm
ĐỀ BÀI:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Xuân Ngà sinh năm 1958.

Bị đơn: Anh Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1979.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Kim sinh năm 1957.

Tại đơn khởi kiện đề ngày 10-7-2004 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là ông Nguyễn Xuân Ngà trình bày:
     
Nhà ông và nhà bà Kim nằm liền kề nhau, khi xây nhà gia đình bà Kim làm cửa sổ nhìn sang nhà ông gây bất tiện cho việc sinh hoạt của gia đình ông. Nhiều lần ông yêu cầu gia đình bà Kim bịt cửa sổ lại, nhưng gia đình bà Kim không thực hiện. Khoảng 21h ngày 28-9-2002, ông đi làm về và đẩy cửa sổ của bà Kim khép lại nên xảy ra xô xát, anh Nguyễn Đức Dũng, anh Nguyễn Đức Minh, ông Nguyễn Đức Đồng (chồng của bà Kim) và bà Kim đã dùng gạch gây gổ và đánh ông gây thương tích theo kết quả giám định là 21%. Anh Dũng đã bị Tòa án xử phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo; dành quyền khởi kiện về dân sự thành một vụ án khác nên ông khởi kiện yêu cầu anh Dũng phải bồi thường cho ông gồm các khoản như sau:

- Chi phí khám chữa bệnh: 11.472.400 đồng.

- Bồi thường thiệt hại do thu nhập giảm sút 2 tháng là 5.000.000 đồng.

- Tiền bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe 23 hộp sữa Ensure là 2.645.000 đồng.

- Tiền mua thức ăn, hoa quả bồi dưỡng hai tháng điều trị nằm viện là 1.800.000 đồng. Hai tháng sau sau khi ra viện 900.000 đồng.

- Bồi thường chi phí đi lại cho người nhà chăm sóc là 1.760.000 đồng (44 ngày đi xem ôm mỗi ngày 40.000 đồng).
Một số câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Dân sự module 2
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI? GIẢI THÍCH? 

1. Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối.

2. Nhiều người có nghĩa vụ với một người thì họ có nghĩa vụ dân sự liên đới với nhau.

3. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp buộc bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình đảm bảo cho nghĩa vụ mà họ thực hiện.

5. Khi bên có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm của họ sẽ đem ra bán đấu giá.

6. Mọi thỏa thuận của các chủ thể trong đơi sống dân sự đều là hợp đồng.

7. Người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

8. Các hợp đồng được xác lập nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vật chất cho người tham gia hợp đồng.

9. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba tức là chỉ có người thứ 3 mới được thụ hưởng các giá trị do hợp đồng đem lại

10. Hợp đồng mua bán tài sản luôn mang tính chất đền bù.

11. Hợp đồng tặng cho có điều kiện là hợp đồng có tính chất đền bù.

12. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng của 2 bên: bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. còn bên được 
bảo hiểm không phải là chủ thể của hợp đồng.

13. Các hợp đồng khi bị vi phạm mà gây thiệt hại thì đều phát sinh trách nhiệm bồi thường.

14. Nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nghĩa vụ là các nghĩa vụ do hợp đồng mà có.

15. Thực hiện công việc không có ủy quyền là 1 dạng của hợp đồng khi người có công việc biết mà không phản đối.

16. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa các bên chủ thể phải chưa từng có quan hệ hợp đồng nào trước đó.

17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi bên gây thiệt hại, gây thiệt hại bằng chính hành vi trái pháp luật của mình.

18. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra thì trách nhiệm bồi thường phải đáp ứng 2 điều kiện : lỗi và thiệt hại.

19. Người được bồi thường thiệt hại luôn luôn là người trực tiếp bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.

20. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người có trách nhiệm hành vi dân sự đầy đủ.
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Bồi thường thiệt hại do tài sản gây thiệt hại
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người;

2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người;

3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người;

4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người;

5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người;

6. Phân biệt "thú dữ" là nguồn nguy hiểm cao độ và "gia súc";

7. So sánh trách nhiệm dân sự do gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại;

8. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp bé A 7 tuổi hái hoa trúc anh đào trồng ở giữa giải đường phân cách đường cao tốc và bé A bị ngộ độc chết;

9. Thiệt hại tính mạng, sức khỏe do dùng cây thảo mộc có độc có thuộc trường hợp thiệt hại do cây cối gây ra;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;

2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng;

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết;

4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;

5. Xác định "chất kích thích" được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau:
- Rượu;
- Bia;
- Đồ uống có ga;
- Thuốc ngủ;
- Thuốc giảm đau;
- Ma túy;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn tới gây thiệt hại cho người 
khác;

7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Các quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
 CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự;

4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính;

5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;

7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý;

9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại;

10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc, hợp đồng bảo hiểm
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc;

2. Mối liên hệ giữa trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3. Phân biệt giữa hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ và hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe;

4. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba;

5. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm với tư cách là hợp đồng có điều kiện;

7. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có hình thức là hợp đồng mẫu;

8. Phân biệt giữa bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm;

9. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên thuê vận chuyển không đồng thời là hành khách hãy xác định đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hành khách trong trường hợp này;

10. Phân biệt giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bên vận chuyển với bảo hiểm hành khách;

11. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm chết do hành vi của người thứ ba;

13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm bị thiệt hại tài sản do hành vi của người thứ ba;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện, hợp đồng vận chuyển, ủy quyền
 CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu các đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;

2. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;

3. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách;

4. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển tài sản;

5. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển hành khách: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

6. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển tài sản: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

7. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản;

8. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp tài sản được vận chuyển bị thiệt hại;

9. Cho biết điều kiện trở thành hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách;

10. Cho biết trách nhiệm dân sự của bên thuê vận chuyển tài sản trong trường hợp chậm giao tài sản cho bên vận chuyển;

11. Cho biết trách nhiệm của bên thuê vận chuyển tài sản chậm tiếp nhận tài sản vận chuyển;

12. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp bên thuê vận chuyển tài sản đi áp tải hàng cùng với bên 
vận chuyển và bên thuê vận chuyển tài sản không áp tải hàng cùng với bên vận chuyển;

13. Tìm hiểu thực tế về hậu quả pháp lý trong trường hợp hành khách đến chậm giờ đối với vận chuyển hàng không và vận chuyển đường sắt;
25/11/2014
Một số vấn đề về tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự - Bài tập học kỳ Luật Dân sự - 8 điểm
Xã hội ngày càng phát triển và đi lên mạnh mẽ. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì vấn đề giao lưu dân sự giữa các quốc gia, các tập đoàn, công ty, các tổ chức, cá nhân công dân cũng được phát triển mạnh mẽ. Quan hệ tài sản là một trong những quan hệ quan trọng nằm trong đối tượng điều chỉnh của luật dân sự cũng cùng đó mà được phát triển và mở rộng hơn. Quan hệ này là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Vậy để quản lý tốt hơn các mặt trong quan hệ tài sản thì cần thiết phải đặt ra những quy định đúng đắn và chính xác về chế định tài sản. Tài sản luôn được đánh giá là biểu hiện cho sự phát triển văn minh của xã hội loài người, là điều hết sức quan trọng và cần thiết để duy trì một đời sống kinh tế vững mạnh và phát triển. Việc nghiên cứu mang tính lý luận về tài sản sẽ mang ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý xã hội của nhà nước, cũng như phát hiện được những hạn chế còn tồn tại trong pháp luật hiện hành quy định về tài sản ở nước hiện nay rồi từ đó tìm hướng giải quyết. Bộ luật Dân sự 2005 (bộ luật hiện hành của nước ta) có các quy định về vấn đề tài sản. Vì muốn được tìm hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về tài sản nên em xin lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề về tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự” cho bài tập lớn học kỳ.  

Do kiến thức còn hạn chế mà bài làm của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự nhận xét của thầy, cô để bài được hoàn thiện hơn. 
23/11/2014
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện, hợp đồng dịch vụ, gửi giữ, gia công
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng thuê tài sản;

2. Nếu sự khác biệt trong ba trường hợp:
- A đến công ty B để đặt gia công, nhưng thấy sản phẩm của B đã sản xuất phù hợp với yêu cầu của mình nên quyết định xác lập hợp đồng để có sản phẩm đó;
- A đến công ty B để đặt gia công, A yêu cầu B phải cung cấp nguyên, vạt liệu và sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo khuôn mẫu của A;
- A cung cấp nguyên vật liệu và khuôn mẫu để B tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.

3. Nêu và phân tích 05 ví dụ về hợp đồng dịch vụ, trong đó pháp luật qui định các điều kiện hành nghề cho bên cung ứng dịch vụ;

4. Nêu các điều kiện đối với bên thuê dịch vụ;

5. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất tài sản gửi;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ đánh mất hợp đồng gửi giữ vàcos tranh chấp giữa bên nhận gửi giữ và bên gửi giũ;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản; hợp đồng thuê, mượn tàn sản
CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. So sánh đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sở hữu với đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

2. Phân tích các đặc điểm về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

3. Cho 10 ví dụ về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản;

4. Tại sao đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;5. So sánh hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản;

6. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng không đặc định hóa tài sản cùng loại là đối tượng của hợp đồng;

7. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là vật tiêu hao;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng chuyển quyền sở hữu - hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, vay tài sản
CÂU HỎI TỔNG HỢP

*1. Hợp đồng mua bán tài sản:

1. Nêu và phân tích các đặc điểm của loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản;

2. Nêu các đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản;

3. Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán vô hiệu do có đối tượng vi phạm điều cấm của pháp luật;- Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán có đối tượng không phải là vật;

4. Cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản phải đăng ký sở hữu với hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản phải đăng ký sở hữu;

5. Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước;

6. Cho 10 ví dụ về địa điểm giao tài sản bán không phải nơi cư trú của bên mua;

7. Xác định địa điểm giao tài sản trong trường hợp bên mua là pháp nhân có nhiều trụ sở hoặc văn phòng đại diện;

8. Xác định các hậu quả pháp lý đối với trường hợp bên mua xác lập hợp đồng mua bán với bên bán thông qua người đại diện;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Quy định chung về hợp đồng dân sự
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương;

2. So sánh hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng với hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

3. So sánh giữa hành vi pháp lý đơn phương với với hợp đồng đơn vụ;

4. So sánh giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Cho 03 ví dụ về mỗi loại hợp đồng này;

5. So sánh giữa hợp đồng có đền bù và không có đền bù. Cho 03 ví dụ cho mỗi loại hợp đồng này;

6. Lấy 3 ví dụ về hợp đồng mẫu và hãy cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mẫu với hợp đồng không thuộc loại này;

7. So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng;

8. Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự do ý chí của một bên chủ thể hợp đồng. Cho ví dụ cụ thể cho mỗi trường hợp;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự: đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Hãy nhận diện sinh viên các trường cao đẳng, đại học vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội là loại giao dịch có bảo đảm hay không có bảo đảm?

2. So sánh chủ thể của các biện pháp bảo lãnh, ký quĩ và tín chấp;

3. So sánh đối tượng của các biện pháp ký quĩ, ký cược, đặt cọc với các biện pháp cầm cố, thế chấp;

4. Nêu và phân tích các điều kiện đối với chủ thể của tín chấp;

5. Xác định và so sánh hậu quả pháp lý khi người có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ trong các biện pháp thế chấp, đặt cọc, ký cược;

6. Xác định các trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, nhưng bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

7. Phân biệt trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định cụ thể tài sản bảo đảm với trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ có xác định cụ thể tài sản bảo đảm;