Showing posts with label Luật Hình sự 2. Show all posts
Showing posts with label Luật Hình sự 2. Show all posts
28/04/2015
Tình huống xúi giục người khác giết người bị coi là đồng phạm - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 2
ĐỀ BÀI: Vào khoảng 19h ngày 26/03/2003 4 tên A, B, C và D ngồi quán uống rượu. Tại đây, B có rút dao mang theo cho A mượn xem. Đây là loại dao có lưỡi xếp vào cán dao, cán dao bằng mủ màu vàng dài khoảng 10cm, rộng khoảng 2-3cm, mũi dao hình dạng hơi bầu, lưỡi dao có một bên sắc bén, một bên bằng. Ra khỏi quán, B đòi A trả lại dao và cất vào túi quần. Cả bọn gặp 2 anh T và H đi ngược chiều. Do có quen biết, A và C dừng lại nói chuyện với H, còn B và D đi trước. A rủ H đi uống rượu tiếp nhưng H từ chối, A liền nắm tay H kéo đi thì T ngăn cản kéo H trở lại. Thấy vậy, A quay sang cãi nhau với T và dùng tay đẩy vào ngực T làm T bị mất thăng bằng ngã ngồi. T và A xô xát, ẩu đả với nhau. H dùng tay ôm ngăn A, còn C can T. A nhiều lần la lớn chửi T với nội dung “Chúng mày đánh chết nó cho tao”. Nghe tiếng A la chửi, B đi trước quay trở lại nhìn thấy A và T đang đứng đối diện nhau, B cho rằng A bị T đánh nên đã lấy con dao trong túi quần ra đâm nhiều nhát vào bụng và ngực T. Do C đang can T nên cũng bị một vết đâm vào tay trái. C bị đâm đau nên chửi. Thấy vậy, B ngừng đâm và cầm dao bỏ đi. H buông tay giữ A ra thì thấy T đang nằm ngửa, máu ra nhiều. H gọi C đưa T đi cấp cứu. Trên đường đi T đã tử vong. 

B gọi điện thoại cho bạn là K kể về việc B vừa đâm T và nói kế hoạch trốn của B. K bảo B về nhà K chờ để K đi cầm điện thoại giùm B lấy tiền cho B đi trốn. B trốn ra Hải Phòng đến ngày 09/4/2003 về đầu thú tại Công an huyện D. 
22/04/2015
Tình huống không trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng vẫn là đồng phạm - 8 điểm
Bài tập nhóm Luật Hình sự 2.

A, B và C bàn nhau trộm cắp tài sản của nhà ông H. Theo sự phân công của nhóm, C mang theo một thanh sắt để cạy phá cửa. Chúng hẹn nhau 10 giờ đêm tập kết ở địa điểm X. Đến giờ hẹn, C đem thanh sắt đến địa điểm X như đã thỏa thuận nhưng chờ mãi không thấy A và B đến nên bỏ về nhà ngủ. A và B đến chỗ hẹn quá muộn nên không gặp được C, nhưng vẫn quyết định đi lấy tài sản theo kế hoạch và đã lấy được tài sản giá trị 80 triệu đồng. Do không đi lấy tài sản nên C chỉ được A và B chia cho 5 triệu đồng, C chê ít không lấy và cũng không nói gì về vụ trộm với bất cứ ai. Sau một tháng vụ việc bị phát hiện.
19/04/2015
Tình huống lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc không trả lại vé số trúng thưởng
Bài tập tính huống học kỳ Luật Hình sự 2.


Đề bài: Chiều ngày 17 tháng 9 năm 2003, Đ cùng C đang ngồi uống nước thì có một em bé mời mua vé số. C lấy 15.000 đồng mua 3 tờ vé số. Trong khi C trả tiền thì Đ nhận lấy 3 tờ vé số từ người bán đút và cất vào túi quần của mình và nói: “Để tôi cầm cho may mắn, nếu trúng thưởng thì tối nay lại nhậu nhé”. C chỉ cười và không có phản ứng gì. Sáng hôm sau khi dò vé số biết trúng thưởng, Đ đã đi nhận thưởng 150 triệu đồng rồi gọi điện cho C nói: “3 tờ vé số hôm qua trượt hết rồi” rồi đi mua một chiếc xe máy. Sau đó Đ mời C đến nhà liên hoan khao xe mới. C nghi ngờ, đi hỏi và biết được 3 vé số mà mình mua trúng thưởng trị giá 150 triệu đồng. C yêu cầu Đ trả lại số tiền trúng thưởng nhưng Đ kiên quyết từ chối và nói dối là vé không trúng thưởng nên đã xé bỏ. C đề nghị cơ quan công an điều tra và vụ việc được xác định đúng như đã nêu trên.
01/04/2015
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Khái niệm về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

Như chúng ta đã biết, đấu tranh loại bỏ tình hình tội phạm thực chất là đấu tranh loại trừ nguyên nhân và điều kiện tồn tại của tình hình này.

“Nguyên nhân của tình hình tội phạm là tập hợp những ảnh hưởng, quá trình xã hội trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm. Còn điều kiện của tình hình tội phạm chính là những ảnh hưởng của quá trình xã hội tuy bản thân không làm nảy sinh mà chỉ tạo điều kiện, kích thích hoặc đảm bảo, để nguyên nhân của tình hình tội phạm được vận động một cách nhanh chóng thuận lợi”.[19,275]
31/03/2015
Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 

Cũng như bất kỳ hoạt động nào của xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm cần phải tiến hành có cơ sở khoa học. Khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự, điều tra hình sự và thi hành án hình sự đảm bảo cho cuộc đấu tranh mang tính pháp lý hình sự được thỏa đáng và phù hợp, góp phần giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.
29/03/2015
Lý luận về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Bài tập Hình sự - Lý luận về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

1.1. Khái niệm về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1.1.1 Khái niệm về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo pháp luật hình sự Việt Nam

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, những hành vi này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, an toàn xã hội mà còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý người phạm tội, gián tiếp khuyến khích người khác phạm tội, phạm tội nhiều lần [4, 23]. Do vậy theo luật hình sự Việt Nam, hành vi này được coi là tội phạm từ rất sớm. Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức, mafia thì tài sản được định nghĩa như sau: “Tài sản là mọi của cải dù là vật chất hay phi vật chất, động sản hay bất động sản, hữu hình hay vô hình và các văn bản hay văn kiện pháp lý là bằng chứng cho việc sở hữu hoặc lợi ích cho những của cải đó”. Còn tài sản do người khác phạm tội mà có là “bất cứ tài sản nào bắt nguồn hay có được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ việc phạm tội” [14, 2]
29/01/2015
Tình huống về tội trộm cắp tài sản thông qua việc rút bớt hàng hóa khi vận chuyển - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 2 - 8 điểm
TÌNH HUỐNG SỐ 4: 

K là chủ kiêm lái xe thường xuyên được Công ty X thuê chở hàng từ kho của công ty giao cho Hợp tác xã M. Trong một lần chở hàng, do đã quen nhau nên thủ kho của công ty X thỏa thuận và cho K vào kho tự bốc và xếp hàng lên xe, mỗi chuyến là 30 bao hàng ra cổng thủ kho mới kiểm tra số hàng vận chuyển và ký vào phiếu xuất hàng. Hôm đó K đã chở được 4 chuyến, mỗi chuyến đúng 30 bao hàng, đến chuyến thứ 5 K xếp thêm 2 bao hàng lên xe (vượt 2 bao so với thỏa thuận với thủ kho). Khi ra cổng kho, K có thái độ điềm nhiên như vẫn chở 30 bao hàng như các chuyến trước và đưa phiếu xuất hàng cho thủ kho ký. Tin rằng K chở đủ số bao hàng như đã thoả thuận và đã giữa trưa nên thủ kho không đếm lại số bao hàng K vận chuyển mà ký xác nhận ngay vào phiếu xuất hàng như các chuyến trước. Bằng thủ đoạn trên K đã chiếm đoạt được 2 bao hàng của Công ty X trị giá là 5 triệu đồng.
25/11/2014
Tình huống về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 2
Bài 4: Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng.

Hỏi:

1. Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q. (2 điểm)

2. Giả sử khi đốt, Q không biết còn 1 công nhân của H bị say rượu ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao? (3 điểm)

3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? (2 điểm)
17/11/2014
Bộ câu hỏi bán trắc nghiệm ôn tập Luật Hình sự 2 (từ chương 20 đến chương 28)
188. Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản

189. Anh trai giết em ruột của mình nhằm hưởng trọn di sản thừa kế sau này là phạm tội giết người (Điều 93) và cướp tài sản (Điều 133)

190. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang có người sở hữu hoặc quản lý

191. Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa chiếm đoạt đoạt được tài sản thì tội phạm được coi là hoàn thành

192. Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải mọi hành vi gian dối đều là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

193. Hành vi chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản

194. Hành vi chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong MKQ của tội cưỡng đoạt tài sản

195. Hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

196. Hành vi trộm cắp tài sản từ năm lần trở lên là trường hợp phạm tội trộm cắp có tính chất chuyên nghiệp

197. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

198. Người phạm tội trộm cắp tài sản có hành vi hành hung để tẩu thoát và gây thiệt hại cho người bắt giữ từ 11% trở lên thì bị xử lý thêm tội cố ý gây thương tích cho người khác (Điều 104 BLHS)

199. Nhanh chóng tẩu thoát là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội cướp giật tài sản

Bộ câu hỏi bán trắc nghiệm ôn tập Luật Hình sự 2 ( chương 17, chương 18)
145. Lỗi của người phạm tội phá rối an ninh có thể là cố ý gián tiếp

146. Người đã nhận làm gián điệp có hành vi tự thú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì có thể được miễn TNHS

147. Người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao tự thú thì được miễn TNHS

148. Người đã nhận làm gián điệp nhưng thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS

149. Tội gián điệp là tội có cấu thành tội phạm hình thức

150. A giết B, sau 2 ngày lại giết C, cả B và C đều chết thì trường hợp này là tái phạm nguy hiểm

151. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em có thể là nữ.

152. Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em là người đã thành niên

153. Hành hạ người khác làm nạn nhân tự sát thì phải chịu TNHS về tội hành hạ người khác với tình tiết tăng nặng T NHS là gây hậu quả nghiêm trọng

154. Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng nạn nhân theo yêu cầu của người đó là hành vi khách quan của tội giúp người khác tự sát

155. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ có trong cấu thành tội bức tử

156. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình có thể cấu thành tội bức tử
14/11/2014
Bài tập nhóm về tội hiếp dâm - môn Luật Hình sự 2
Bài 1: A và B (là nam giới), rủ nhau đi uống rượu. Khi đã ngà ngà say, A,B vào một chòi canh cá nghỉ. Khi đang nghỉ A nhìn thấy chị C đang đi một mình trên quãng đường vắng gần đó. A bàn với B để thực hiện hành vi giao cấu với C. Thực hiện kế hoạch đã bàn, A ra ngoài buông lời trêu ghẹo chị C và dụ chị C vào chòi cá. Chị C không đồng ý, A dùng tay bịt mồm chị C và gọi B ra lôi chị C vào chòi cá. Trong chòi cá chỉ riêng A thực hiện hành vi giao cấu với chị C, B chỉ đứng nhìn không nói gì. Hai ngày sau A,B bị bắt.

Hỏi:
1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (2 điểm)
2. Giả sử B mới 15 tuổi thì trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao? (2 điểm)
3. Nếu khi A thực hiện hành vi giao cấu với chị C,  B  giữ chân tay chị C thì B chỉ được coi là người giúp sức, đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)
4. Giả sử sau khi bị bắt, A được xác định dương tính với vi rút HIV thì khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Tại sao? (1 điểm)
07/11/2014
Bài tập cá nhân về tội hiếp dâm - môn Luật Hình sự 2
Bài 1: A và B (là nam giới), rủ nhau đi uống rượu. Khi đã ngà ngà say,A,B vào một chòi canh cá nghỉ. Khi đang nghỉ A nhìn thấy chị C đang đi một mình trên quãng đường vắng gần đó. A bàn với B để thực hiện hành vi giao cấu với C. Thực hiện kế hoạch đã bàn, A ra ngoài buông lời trêu ghẹo chị C và dụ chị C vào chòi cá. Chị C không đồng ý, A dùng tay bịt mồm chị C và gọi B ra lôi chị C vào chòi cá. Trong chòi cá chỉ riêng A thực hiện hành vi giao cấu với chị C, B chỉ đứng nhìn không nói gì. Hai ngày sau A,B bị bắt.

Hỏi:
1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (2 điểm)
2. Giả sử B mới 15 tuổi thì trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao? 
(2 điểm)
3. Nếu khi A thực hiện hành vi giao cấu với chị C,  B  giữ chân tay chị C thì B chỉ được coi là người giúp sức, đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)
4. Giả sử sau khi bị bắt, A được xác định dương tính với vi rút HIV thì khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Tại sao? (1 điểm)
Bài tập cá nhân về tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản - môn Luật Hình sự 2
Bài 1: A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy A đeo 1 sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo được. Chiếc dây chuyền vàng của A trị giá 5 triệu đồng.

Về vụ án trên có các quan điểm sau:
a. B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
b. B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
c. B phạm tội cướp giật tài sản.

Hỏi:
1. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao? (3 điểm)
2. Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói: “Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi không? (2 điểm)
3. Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải chịu TNHS không? Tại sao? (2 điểm)
Bài tập học kì về tội trộm cắp tài sản qua một tình huống cụ thể - môn Luật Hình sự 2
Bài 3:  K là chủ kiêm lái xe thường xuyên được Công ty X thuê chở hàng từ kho của công ty giao cho Hợp tác xã M. Trong một lần chở hàng, do đã quen nhau nên thủ kho của công ty X thỏa thuận và cho K vào kho tự bốc và xếp hàng lên xe, mỗi chuyến là 30 bao hàng ra cổng thủ kho mới kiểm tra số hàng vận chuyển và ký vào phiếu xuất hàng. Hôm đó K đã chở được 4 chuyến, mỗi chuyến đúng 30 bao hàng, đến chuyến thứ 5 K tự xếp thêm 2 bao hàng lên xe (vượt 2 bao so với thỏa thuận với thủ kho). Khi ra cổng kho K điềm nhiên như vẫn chở 30 bao hàng như các chuyến trước và đưa phiếu xuất hàng cho thủ kho ký. Tin rằng K chở đủ số bao hàng như các chuyến trước, lại đã giữa trưa nên thủ kho không đếm lại số bao hàng K vận chuyển mà ký xác nhận ngay vào phiếu xuất 30 bao hàng. Bằng thủ đoạn trên K đã chiếm đoạt được 2 bao hàng của Công ty X trị giá là 5 triệu đồng.

Về hành vi chiếm đoạt tài sản của K có các ý kiến sau về tội danh:
    a. K phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
    b. K phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
    c. K phạm tội trộm cắp tài sản.

Hỏi:
1. Anh (chị) hãy bác bỏ các ý kiến sai; Xác định ý kiến đúng và giải thích rõ tại sao? (3 điểm)
2. Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra còn xác định được ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản nói trên, K còn rút bớt mỗi chuyến một số hàng hóa của Hợp tác xã M tổng giá trị là 10 triệu đồng. Hãy định tội cho hành vi này. (2 điểm)
3. Toàn bộ số tài sản chiếm đoạt được K đã bán lại cho N. Theo anh (chị) N có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (2 điểm)
Bài tập nhóm về tội hủy hoại tài sản (Điều 143 BLHS) và tội giết người (Điều 93 BLHS) - môn Luật Hình sự 2
ĐỂ BÀI: Bài 1: Cho rằng anh H (anh trai của chồng cũ) đã xúi bẩy em trai ly hôn mình. 3 giờ sáng ngày 10/10/2009, T đã thuê M mang xăng đến đốt nhà anh H. Hậu quả toàn bộ ngôi nhà 2 tầng của anh H bị thiêu rụi, anh H cùng vợ và con gái (6 tuổi) chết ngay tại chỗ. Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là 250 triệu đồng.

Hỏi: 
1. Hãy định tội danh đối với hành vi của T và M trong vụ án trên.
2. Xác định các tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm mà T và M đã thực hiện.
3. Giả sử M mới đổ xăng quanh nhà anh H, chưa kịp đốt thì bị dân phòng phát hiện và bắt giữ. Hành vi phạm tội của M dừng lại ở giai đoạn phạm tội nào? Tại sao?
4. Giả sử cả nhà anh H đều chỉ bị bỏng nặng với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 35 %, tổng tỉ lệ thương tật là 94%, thì tội danh và khung hình phạt của T và M có thay đổi không? Tại sao?
05/11/2014
Bài tập nhóm Hình sự 2 - Bài tập tình huống về tội mua bán trái phép chất ma túy, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và cố ý gây thương tích
TÌNH HUỐNG

Ngày 24/07/2010, Nguyễn Trọng Điệp (sinh năm 1976), vợ là Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1978) thuê một chiếc taxi của hãng Mai Linh và thuê Lương Thị Ngoạn (sinh năm 1972) đi xe máy hộ tống, quan sát phía sau xe taxi, lên biên giới vùng Con Cuông - Nghệ An để mua ma túy về bán cho con nghiện. Chúng đã nhiều lần đi như vậy và phương thức di chuyển của chúng không lần nào giống lần nào. Sau khi mua được 5 bánh Heroine (350gr/bánh) chúng trở về thành phố Vinh nhưng bị cảnh sát theo dõi và truy đuổi. Để thoát thân, Điệp đã dùng súng ngắn bắn bừa 2 phát về phía các chiến sĩ cảnh sát đang truy đuổi. Một cảnh sát bị thương với tỷ lệ thương tật 10%.
Hỏi:
1. Hãy định tội danh đối với Điệp, Nga, Ngoạn. (4 điểm)
2. Người lái xe taxi của hãng Mai Linh có phải chịu TNHS không? Tại sao? (1 điểm)
3. Nếu trước khi đi mua ma tuý, vợ chồng Điệp, Nga đã bàn nhau là nếu bị cảnh sát truy đuổi thì phải thoát thân bằng mọi giá, nên Điệp đã bắn chết một cảnh sát truy đuổi mình thì tội danh của Điệp, Nga trong trường hợp này sẽ như thế nào? Tại sao? (2 điểm)
Bài tập nhóm - Luật Hình sự 2 - Bài tập tình huống về tội trộm cắp tài sản trong cửa hàng quần áo
TÌNH HUỐNG

A vào cửa hàng quần áo của chị B. Sau khi chọn và thử một chiếc quần jean nhưng không vừa, A đề nghị chị B lấy chiếc quần cỡ to hơn. Trong khi chị B đang lấy quần, thấy trên võng nơi chị B vừa nằm có một chiếc ví, A lại gần và lén bỏ chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi. Sau đó A bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong chiếc ví của chị B có 15 triệu đồng.

Hỏi:
1. Hãy định tội danh và định khung hình phạt cho A. (2 điểm)
2. Giả sử sau khi A bỏ ví vào túi xách của mình, chưa kịp ra khỏi cửa hàng của chị B thì bị phát hiện. Hãy xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của A? (2 điểm)
3. Giả sử khi A đang cầm lấy chiếc ví thì chị B bất thình lình quay ra nhìn thấy nói to: “Này, cô định làm gì đấy”, A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy thì tội danh của A có thay đổi không? Vì sao? (3 điểm)
18/10/2014
Bài tập nhóm - Luật Hình sự - Bài tập tình huống
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

Hiếu và Hòa kết hôn đã được 15 năm. Hiếu thường xuyên uống rượu say thì về đập phá đồ đạc trong gia đình và đánh vợ rất dã man. Mỗi khi không lo được tiền cho chồng mua rượu, chị Hoa lại phải gánh chịu những lời lăng mạ tồi tệ cùng trận đòn quái ác của chồng. Có lần chưa hả dạ, Hiếu còn kéo chị Hoa ra đầu làng và làm nhục chị. Do quá uất ức và tủi nhục, chị Hoa đã nhảy sông để tự sát. Thấy vậy, Hiếu nhảy xuống nhảy xuống sông dìm đầu vợ xuống nước và nói: “Muốn chết tao cho chết luôn”. Mấy phút sau chị Hoa tắt thở.
1. Xác định tội danh của Hiếu (2 điểm)
2. Giả sử Hiếu không có hành vi dìm đầu vợ xuống nước thì tội danh của Hiếu là gì?(2 điểm)
3. Giả sử Hoa nhảy xuống sông tự sát nhưng được hàng xóm cứu, không chết thì TNHS của Hiếu được giải quyết như thế nào? (2 điểm)
4. Giả sử Hiếu vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cố ý gây thương tích và đã có các hành vi nêu trên thì trường hợp phạm tội của Hiếu được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. (1 điểm)
Bài tập tình huống phân biệt tội cướp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản - Luật Hình sự 2
ĐỀ BÀI: Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:

1. H và Q phạm tội cướp tài sản.
2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
3. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.

Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai và giải thích.

A. Mở bài

Tội phạm xâm hại quan hệ tài sản được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi một hình thức thể hiện lại có những đặc điểm riêng, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trên thực tế, việc phân định tội danh không phải lúc nào cũng dễ dàng vì các tình tiết của vụ phạm tội dễ khiến người xét xử nhầm lẫn. Cụ thể trong trường hợp đề số 4 nêu trên đã có 3 ý kiến về tội danh của người phạm tội. Trong bài tập lớn này, em xin phân tích đề bài để làm rõ ý kiến nào đúng và ý kiến nào sai.
17/09/2014
Giải quyết tình huống liên quan đến tội cướp giật tài sản - Bài tập cá nhân luật hình sự 2
Bài 2: Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường bị chết máy. Đang loay hoay khời động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng

Hỏi:

1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?