Showing posts with label Bài tập học kỳ. Show all posts
Showing posts with label Bài tập học kỳ. Show all posts
06/06/2016
Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các thương nhân với nhau thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tùy thuộc vào đối tượng giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của thương vụ mà thương nhân lựa chọn các phương thức giao dịch sao cho phù hợp. Một trong những hình thức giao dịch được các thương nhân sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hình thức đại lí thương mại. Trong bài tập học kì, em xin trình bày vấn đề: “Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại.”

B. THÂN BÀI

I. Khái niệm:

1. Đại lý thương mại: 

Điều 166 LTM2005 quy định:

“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”
04/02/2016
Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành phát triển nhân cách
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Khái niệm nhân cách

Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.” 

Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.
01/02/2016
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn và li hôn
Tình yêu giữa nam và nữ là thứ tình cảm hết sức thiêng liêng và cao quý. Đó phải thứ tình cảm chân chính , không vì mục đích vụ lợi hay vì những mục đích khác. Hơn hết đó chính là tình cảm đó xuất phát từ  sự tự nguyện cả hai phía mà không có sự lừa dối, cản trở hay cưỡng ép. Đó cũng chính là cơ sở cho việc nam và nữ tiến tới hôn nhân khi họ thực sự muốn cùng nhau xây dựng cũng như thực hiện các chức năng của gia đình. Sự tự nguyện, tiến bộ còn được thể hiện khi cả hai bên vợ và chồng muốn chấm dứt hôn nhân thông qua việc li hôn. Họ cũng hoàn toàn được quyết định vấn đề này và các vấn đề về con chung cũng như tài sản.

Kế thừa và phát triển sự ghi nhận của nguyên tắc hôn nhân tự nguyên, tiến bộ qua Luật hôn nhân và gia đình các năm, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 thay thế Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã ghi nhận nguyên tắc này là nguyên tắc đầu tiên tại Điều 2 của Luật này và được thể hiện trong nhiều điều luật có liên quan đến chế định kế hôn và li hôn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin lựa chon đề tài “Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn và li hôn” làm đề tài bài tập lớn của mình.
30/01/2016
Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách. Liên hệ trong đời sống thực tiễn
Trong xã hội việt nam hiện nay mỗi khi đánh giá về một con người thường chủ yếu nói về nhân cách. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.

Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình.Thế nên bạn có biết rằng nhân cách là rất quan trọng hay không, và chính xu hướng trong cấu trúc của nhân cách chính là một gia vị không thể thiếu tạo nên nhân cách hoàn chỉnh và toàn diện của một con người.Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhân cách cũng như xu hướng của nhân cách tôi sẽ di tìm hiểu vấn đề: Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách. Liên hệ trong đời sống thực tiễn.
29/01/2016
Sự ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - cơ hội và thách thức đối với các doanh nghệp Việt Nam
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội), được kỳ vọng hình thành vào năm 2015, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực..., tận dụng được cơ hội do quá trình hội nhập quốc tế mang lại nhưng cũng có những thách thức không nhỏ mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi tham gia AEC. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào cuối năm 2015, dự kiến sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng GDP thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%. 

Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội thì AEC cũng đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược điều chỉnh kịp thời và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức đó em xin lựa chọn “Sự ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN 2015- cơ hội và thách thức đối với các doanh nghệp Việt Nam” làm đề tài cho bài tập học kì của mình.
10/11/2015
Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để phân tích vấn đề nạn phá rừng ở việt nam hiện nay - Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản Mác Lênin
Một phản ứng hóa học không thể xảy ra nếu không có sự tương tác giữa phân tử của các chất tham gia; bóng đèn sẽ không phát sáng nếu như không có sự tác động qua lại giữa dòng điện và dây dẫn; sẽ không có các mùa nếu trái đất không quay…. Rõ ràng, không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại, không có kết quả nào lại không có nguyên nhân. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất trong sự vận động của hiện tượng. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào đầu óc của con người. Do vậy mối quan hệ nguyên nhân kết quả là mối quan hệ đặc biệt quan trọng.

Nội Dung:

Phần I:Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa chúng:

1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả:

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định.
09/11/2015
Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam hiện nay - Bài tập học kỳ Kinh tế vi mô
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc, cho đến nay cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của cả nước. Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống .Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống, biểu tượng cho dân tộc ,góp phần tạo nên tên tuổi Việt Nam trong nền kinh tế thế giới .Và chúng ta con dân Đất Việt luôn tự hào mà ngân vang câu ca : “Người sống về gạo, cá bạo về nước”.

Trên thế giới ngày nay, các hoạt động kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trao đổi thương mại quốc tế. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, việc đề ra các chiến lược kinh tế mới và các giải pháp cải thiện hoạt động sản xuất và kinh doanh là đặc biệt quan trọng. Đối với Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt động trong khu vực kinh tế nông nghiệp thì hoạt động xuất khẩu gạo được coi là hướng chiến lược và càng cần chú ý. 
04/11/2015
Những điểm mới về Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
Trong hoàn cảnh chiến tranh, Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước, đứng đầu Chính phủ và kiêm chức vụ Thủ tướng. Đến năm 1955, chức vụ Thủ tướng được chuyển giao cho Phó Thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đảm nhiệm và Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội khóa II bầu lại và làm Chủ tịch đến khi Người mất ngày 2 tháng 9 năm 1969. Từ đó đến nay, vai trò lãnh đạo chính trị nói chung và của Chủ tịch nước nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến thể chế, con người và toàn bộ đất nước. Tuy nhiên, lãnh đạo nói chung và đặc biệt vị trí đứng đầu nói riêng có xu hướng cá nhân hóa nếu địa vị của họ không được thiết lập một cách chặt chẽ và vững chắc trong Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, vai trò, chức năng và thẩm quyền của Chủ tịch nước cần phải được hiến định trong Hiến pháp.

Ở nước ta, việc hoàn thiện phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực của Chủ tịch nước là một nội dung rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế chính trị pháp lý Hiến pháp. Mặt khác chủ trương của Đảng thể hiện trong các Văn kiện Đại hội X, XI đặt ra những thay đổi chế định trong quá trình thiết kế và vận hành chính thể nói chung và chế định Chủ tịch nước nói riêng. Do đó, nghiên cứu chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trải qua các thời kỳ lịch sử với 5 bản Hiến pháp, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa những chế định cơ bản, quan trọng của Hiến pháp năm 1992 nhưng có những đổi mới, bổ sung mang tính phù hợp để thể hiện Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thống lĩnh các lực lượng vũ trang của Việt Nam và là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế, em xin chọn đề tài: “Những điểm mới về Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992” để tìm hiểu và nghiên cứu. 
01/11/2015
Luật vận chuyển hàng không quốc tế là một ngành luật độc lập
Mỗi ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam có vị trí độc lập, có những nét đặc thù rieeng so với những ngành luật khác. Một trong số đó phải kể đến là luật vận chuyển hàng không quốc tế. Đây là một ngành luật độc lập, điều đó được thể hiện ở việc đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng. Để làm rõ hơn vấn đề này, sau đây em xin được tìm hiểu và phân tích đề tài: “Chứng minh rằng: Luật vận chuyển hàng không quốc tế là một ngành luật độc lập”.

B. NỘI DUNG

1.Khái quát về Luật vận chuyển hàng không quốc tế

a. Vận chuyển hàng không quốc tế

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa “Luật vận chuyển hàng không quốc tế” ta cần phải xem xét khái niệm “vận chuyển hàng không quốc tế”. Theo đó:
29/10/2015
Phân tích những kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại
I. KỸ NĂNG NÓI CHUNG CỦA MỘT HÒA GIẢI VIÊN

1. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày

Khi tiếp đối tượng, hòa giải viên phải chú ý tỏ thái độ: Quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác; Tôn trọng đối tượng, không phán xét họ (ngắt lời, không lắng nghe, tư thế kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ...);Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy…

2. Kỹ năng yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc
28/10/2015
Phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam - 8,5 điểm
Phân cấp, phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nó là một khía cạnh cở sở của giao phó quyền hạn trong quản trị. Không thể có một người nào đó có thể làm tất cả mọi việc để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy để phát triển doanh nghiệp, buộc phải phân cấp, phân quyền và quyền hạn phải giao phó cho các cấp dưới. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp thì việc nắm được nguyên tắc phân  cấp, phân quyền rất bổ ích. Em xin đi sâu vào phân tích đề tái “Phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” để làm rõ thêm điều này.

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
24/10/2015
Bình luận về giá đất theo quy định của pháp luật hiện hành và phân tích sự tác động của giá đất đến các nguồn thu tài chính từ đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Về bản chất, đất không phải là hàng hóa song trong quá trình phát triển của xã hội, con người đã xác lập quyền sở hữu đất đai và đất trở thành hàng hóa. Do vậy, các quy định về giá đất luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận bởi nó liên quan thiết thực đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Bởi vậy, bài viết sau sẽ trình bày về đề bài 6:“Anh (Chị) hãy bình luận về giá đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Phân tích sự tác động của giá đất đến các nguồn thu tài chính từ đất đai”

I. Khái niệm về giá đất

Theo Luật đất đai năm 2013 tại khoản 19 Điều 3 qui định: “Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất”. Trong khi Luật đất đai năm 2003 cũng từng qui định về giá đất tại khoản 23 Điều 4 thì giá đất (giá quyền sử dụng đất) được hiểu là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Có thể thấy, so với Luật đất đai năm 2003 thì Luật đất đai năm 2013 đã khái quát hóa khái niệm về giá đất hơn trước để phù hợp với sự phát triển đa dạng của giá đất hiện nay. Nhưng xét về phương diện tổng quát, giá đất là giá bán quyền sở hữu đất chính là mệnh giá của quyền sở hữu mảnh đất đó trong không gian và thời gian xác định. Qua đó, giá đất có thể được hiểu là biểu hiện mặt giá trị của quyền sở hữu đất đai. 
21/10/2015
Đề bài tập học kỳ môn Lý luận Nhà nước và pháp luật - K40 ĐH Luật Hà Nội
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
(Sinh viên làm bài tập ở nhà, nộp bài tập vào giờ thảo luận tuần 13)
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
2. Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
3. Chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay (Chức năng tổ chức và quản lý các vấn đề xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay).
4. Chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của Pháp luật Việt Nam hiện nay.
7. Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
8. Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
9. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay.
10. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.
11. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
12. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
13. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
14. Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
15. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
20/10/2015
Hoàn thiện quy định của BLTTHS về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - Bài tập học kỳ Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (viết tắt là BLTTHS) đã quy định thủ tục rút gọn (sau đây viết tắt là TTRG) tại Chương XXXIV gồm 07 điều từ Điều 318 đến Điều 324 bao gồm các vấn đề phạm vi, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn và thủ tục áp dụng. Nhìn chung, quy định về TTRG trong BLTTHS đã đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp cũng như kế thừa các hướng dẫn về TTRG trong các văn bản pháp luật trước đó. Theo đó, các quy định về TTRG trong BLTTHS đã đơn giản về thủ tục, rút ngắn về thời gian giúp giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo việc xác định sự thật khách quan của vụ án, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng mà trực tiếp là quyền của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tế, số lượng các vụ án được giải quyết theo TTRG không đáng kể so với số vụ án mà các các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết hàng năm. Vì vậy, để góp phần phát huy ý nghĩa, vai trò của TTRG trong giải quyết các vụ án hình sự, cần thiết phải hiểu rõ quy định của BLTTHS về TTRG; những vướng mắc, bất cập qua thực tiễn áp dụng; những yêu cầu cần phải đảm bảo khi xây dựng quy định TTRG trong tố tụng hình sự và đề xuất kiến nghị hoàn thiện thủ tục này. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu em xin được lựa chọn đề bài: “Hoàn thiện quy định của BLTTHS về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự” để làm rõ vấn đề này.

I. Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn

1. Khái niệm thủ tục rut gọn.

Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự được áp dụng với những vụ án về tội ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giảm, chứng cứ rõ ràng’ người thực hiện hành vi bị bắt quả tang, có căn cước lai lịch rõ rang. Thủ tục này có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản về cách thức tiến hành nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, hiệu quả; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự.
17/10/2015
Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính - Bài tập học kỳ Luật Cạnh tranh
Như là một xu thế tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, cùng với việc hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thì các phương thức bán hàng “phi truyền thống” rất mới lạ cũng nhanh chóng được du nhập vào nước ta. Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 1998 phát triển mạnh bắt đầu từ năm 2000, sự xuất hiện và bùng nổ của phương thức bán hàng đa cấp trên thực tế đã tạo ra sự hoang mang cho người tiêu dùng và sự lúng túng trong xử lý của các cơ quan quản lý. Hoạt động của đa số các công ty sử dụng phương thức bán hàng đa cấp đã phát sinh nhiều quan hệ phức tạp giữa Doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp. Đồng thời vấn đề chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm được cung cấp thông qua phương thức bán hàng đa cấp có nguy cơ gây tổn hại lớn tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Trước thực trạng cấp bách trên, Luật cạnh tranh được quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 (có hiệu lực ngày 1/7/2005) đã quy định về việc ngăn cấm bán hàng đa cấp bất chính. Để hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật về vấn đề này em xin đi sâu làm sáng tỏ đề tài “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính

NỘI DUNG

I, Một số vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp bất chính

1. Khái niệm và đặc trưng của bán hàng đa cấp

1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp

Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp là một khái niệm mới và lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Trước đó, kiểu kinh doanh này thường được gọi dưới tên là “truyền tiêu đa cấp”,“kinh doanh theo mạng”,“tiếp thị đa tầng”. Trên thế giới phương thức này thường được sử dụng dưới tên gọi “kinh doanh đa cấp” (Multi- Level -Marketing), đây là phương thức tiêu thụ sản phẩm do nhà hóa học người Mỹ Karl Ranborg(1887 – 1973) sáng tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1927 đến năm 1934. 
13/10/2015
Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo thông qua các ví dụ cụ thể - Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật
Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật.

Pháp luât là một công cụ điều chỉnh hiệu quả nhất giúp nhà nước quản lí và điều tiết trật tự xã hội, là chuẩn mực mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng và thực hiện. trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố, chuẩn mực xã hội, trong đó có chuẩn mực tôn giáo. Chuẩn mực tôn giáo có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với pháp luật, và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lí xã hội của nhà nước bởi nước ta là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Để làm rõ mối quan hệ giữa chuẩn mực tôn giáo và pháp luật, em xin đi sâu vào đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa  chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo thông qua các ví dụ cụ thể. Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô cho ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
12/10/2015
Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế - Bài tập học kỳ Luật Cạnh tranh
Hiện nay, dưới sức ép của cạnh tranh, nhà kinh doanh luôn tìm cách nâng cao năng lực kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển bằng cách tập trung các nguồn lực kinh tế ngay từ thời kỳ phôi thai của thị trường. Hình thức tập trung nguồn lực kinh doanh này đã diễn ra khá phổ biến với những mức độ khác nhau và trở thành một phần quan trọng của quyền tự do kinh doanh. Cùng với đó là những quy định về kiểm soát tập trung kinh tế (TTKT) được xác định nhằm giới hạn việc điều tiết của nhà nước vào hiện tượng kinh tế này. Có thể nói, TTKT là một xu hướng phát triển tất yếu trong nền kinh tế thị trường và luôn cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ để kiểm soát TTKT một cách tốt nhất. Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp lý cơ bản và đầy đủ để điều chỉnh hiện tượng tập trung kinh tế. Trong hơn 10 năm thực hiện (2004-2015), pháp LCT đã làm được những gì và thực tiễn hiện tượng TTKT diễn ra như thế nào? Để tìm hiểu về vấn đề này, em xin chọn đề bài tập: “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế”.

I. Khái quát chung về tập trung kinh tế

1. Khái niệm tập trung kinh tế

Trong khoa học kinh tế và trong khoa học pháp lý, khái niệm TTKT ở Việt Nam được bình luận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, có ba cách tiếp cận cơ bản:

11/10/2015
Các vấn đề pháp lý Toà án Luật biển quốc tế và thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa - Bài tập học kỳ môn Luật Biển quốc tế
Tranh chấp quốc tế là một vấn đề thời sự khá nóng bỏng hiện nay. Chính vì vậy, việc thiết lập và duy trì hệ thống các cơ quan tài phán quôc tế để giải quyết tranh chấp là một nhu cầu bức thiết được đặt ra trong đời sống quốc tế. Mọi tranh chấp quốc tế có thể được giải quyết thông qua những cách thức, biện pháp khác nhau và đạt được những thành tựu to lớn. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Toà án Luật biển quốc tế. Bằng những hành động thực tế của mình, Toà án Luật biển quốc tế đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, duy trì luật pháp quốc tế, tạo nên một môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng cho các quốc gia. Để làm rõ hơn vấn đề này, sau đây em xin tìm hiểu và phân tích đề tài: “Trình bày các vấn đề pháp lý Toà án Luật biển quốc tế và thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Toà”.

I. Các vấn đề pháp lý về Toà án Luật biển quốc tế

1. Khái niệm Toà án Luật biển quốc tế


Toà án Luật biển quốc tế thành lập ngày 1/8/1996 theo quy định của Phụ lục VI về Quy chế của Toà án Luật biển kèm theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trụ sở chính của Toà đặt tại Thành phố Hăm - buốc, CHLB Đức. Toà án Luật biển quốc tế là thiết chế tài phán quốc tế, được thành lập để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực luật biển bằng trình tự, thủ tục tư pháp, phù hợp với quy định của Công ước 1982 và quy chế của Toà. Toà án Luật biển quốc tế là một trong số cơ quan tài phán có chức năng giải quyết những loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực luật biển.
03/09/2015
So sánh chế định hợp đồng của bộ luật Hammurabi và luật dân sự La Mã - 8,5 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.

Ngay từ thời cổ đại, pháp luật đã trở thành một nét đẹp của nền văn minh cổ đại.  Có thể nói, Bộ luật Hammurabi và Luật dân sự La Mã là hai bộ luật toàn diện và tiến bộ nhất trong lịch sử pháp luật cổ đại. Cả hai bộ luật đã phản ánh, điều chỉnh những quan hệ xã hội thời bấy giờ, trong đó có chế độ hợp đồng, một trong những lĩnh vực quan trọng trong điều kiện kinh tế hàng hóa của hai quốc gia đang phát triển mạnh. Sau đây, em xin chọn đề tài: So sánh chế độ hợp đồng của  Luật dân sự La Mã và Bộ luật Hammurabi. Do điều kiện về tài liệu tham khảo và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý để bài viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
31/08/2015
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt của năm 2014 và mối quan hệ với Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2014
Bài tập học kỳ Luật Tài chính.

Cùng với sự thay đổi qua các thời kỳ lịch sử, đến năm 2008 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thay thế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 (sửa đổi, bổ sụng năm 2003 và năm 2005), tiếp đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2014. Nhìn chung khung pháp lý về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn các nước khu vực và trên thế giới. Và việc thực thi pháp luậ thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam như thế nào còn là một vấn đề cần được quan tâm. Chính vì vậy em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt của năm 2014 và mối quan hệ với Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2014” để thể hiện quan điểm và sự hiểu biết của mình về vấn đề này.