Showing posts with label Kỹ năng tổ chức công sở. Show all posts
Showing posts with label Kỹ năng tổ chức công sở. Show all posts
31/10/2014
Đề bài tập học kỳ môn Kỹ năng tổ chức công sở kèm tài liệu tham khảo.
Câu 1: Phân tích một công việc cụ thể trong công sở của các cơ quan hành chính nhà nước trung ương (Chính phủ,Bộ,cơ quan ngang Bộ)

Câu 2: Chứng minh rằng đảm bảo phương tiện làm việc trong công sở các cơ quan trư pháp là yếu tố quan trọng để thực hiện cải cách tư pháp.

Câu 3: Xây dựng kế hoạch một cuộc họp trong cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương để giải quyết nhiệm vụ của cơ quan theo quy định của pháp luật (Yêu cầu xác định rõ nội dung cuộc họp; thành phần tham dự ;các công việc chuẩn bị;các cá nhân, phòng ban tham gia chuẩn bị)
Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở - Bài tập Kỹ năng tổ chức công sở - Bài 1

Văn hóa công sở là tổng thể các yếu tố về hành vi giao tiếp, tinh thần thái độ trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, cán bộ trong việc sản xuất, bố trí các trang thiết bị làm việc, bài trí công sở. Văn hóa công sở phản ánh những giá trị xã hội có thực liên quan đến quá trình điều hành công sở, mối quan hệ giữa văn hóa công sở với văn hóa truyền thống dân tộc đòi hỏi các tổ chức khi xây dựng các chuẩn mực điều hành cần phải hướng dẫn sự hài hòa chung của xã hội. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở rất đa dạng và phong phú, mỗi yếu tố cấu thành đều ảnh hưởng nhất định đến tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức. Vì vậy xem xét các yếu tố này có ý nghĩa lớn để xây dựng và hoàn thiện văn hóa công sở, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đặt ra hiện nay. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở bao gồm: Yếu tố trang phục, giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, bài trí công sở, phong tục tập quán, vị trí địa lý, đạo đức xã hội, dư luận xã hội, thiết chế bộ máy cơ quan..
27/10/2014
Phân biệt phương pháp lãnh đạo theo tình huống và phương pháp lãnh đạo theo chức năng - Bài tập học kỳ - Kỹ năng tổ chức công sở
A. Mở bài

Quản lý nhà nước công sở có năm chức năng cơ bản, bao gồm: kế hoạch, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra. Trong đó chức năng lãnh đạo, quản lý là hết sức quan trọng, cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, làm nền cho hành chính nhà nước ngày càng phát triển. Chức năng lãnh đạo là việc hướng dẫn, điều chỉnh, chỉ huy người khác cùng mình hoặc tự họ làm một công việc cụ thể nào đó nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Xét theo khía cạnh quản lý hành chính nhà nước với quan điểm về công sở thì có ba phương pháp lãnh đạo quản lý, đó là: phương pháp lãnh đạo quản lý theo tình huống, phương pháp lãnh quản lý theo chức năng và phương pháp lãnh quản lý theo hệ thống. Trong bài tập học kì lần này, em xin trình bày vấn đề: “Phân biệt phương pháp lãnh đạo theo tình huống và phương pháp lãnh đạo theo chức năng”

B. Thân bài

I. Phương pháp lãnh đạo theo tình huống: 

Phương pháp lãnh đạo theo tình huống là một trong những phương pháp quản lý công sở phổ biến hiện nay.

Cơ sở thực hiện: Đây chính là sự hợp lý các hành động của nhà lãnh đạo quản lý trong quá trình hoạt động điều hành. Các tình huống cụ thể do thực tiễn yêu cầu đặt ra đòi hỏi các nhà quản lý phải giải quyết. Đó là sự phù hợp giữa hành vi của một người lãnh đạo với cấp dưới của mình, đối với từng tình huống cụ thể cần xem xét. Định hướng được hành vi của tình huống đặt ra và phải xác định được các yếu tố có ảnh hưởng tới các hành vi quản lý cùa mình. Phải tạo ra một môi trường làm việc có hiệu quả thiết lập được kỹ luật và trật tự cần thiết trong tổ chức. 
29/09/2014
Các nguyên tắc bố trí nhân sự trong công sở và ý nghĩa - Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở
I. LỜI MỞ ĐẦU


Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” của bạn- bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và người cho vay như thế nào!  Cung cách quản lý, môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của bạn cũng như thành công của doanh nghiệp.  Để đạt được mục tiêu và thực hiện các kế hoạch chiến lược bạn cần phải liên kết chặt chẽ các chính sách nhân sự và các thủ tục với mục tiêu kinh doanh.. . Để làm tốt công việc bố trí nhân sự trong công sở thì ta có thể dựa vào các nguyên tắc cơ bản để bố trí nhân sự trong công sở. Mỗi nguyên tắc này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc bố trí nhân sự và nó đều có một ý nghĩa nhất định đối với các doanh nghiệp.
Phân tích nguyên tắc bố trí nhân sự trong công sở và cho ví dụ minh họa - 9 điểm
Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở có đáp án.

I. LỜI MỞ ĐẦU


Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” của bạn- bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và người cho vay như thế nào!  Cung cách quản lý, môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của bạn cũng như thành công của doanh nghiệp.  Để đạt được mục tiêu và thực hiện các kế hoạch chiến lược bạn cần phải liên kết chặt chẽ các chính sách nhân sự và các thủ tục với mục tiêu kinh doanh.. . Để làm tốt công việc bố trí nhân sự trong công sở thì ta có thể dựa vào các nguyên tắc cơ bản để bố trí nhân sự trong công sở. Mỗi nguyên tắc này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc bố trí nhân sự và nó đều có một ý nghĩa nhất định đối với các doanh nghiệp.
27/09/2013
Đề bài tập học kỳ môn Kỹ năng tổ chức công sở – k34 – course 2 – t9/2012
  1. Phân tích các chức năng của công sở thông qua ví dụ cụ thể.
  2. Đánh giá thực trạng công sở của một cơ quan hành chính ở địa phương.
  3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công sở một cơ quan nhà nước.
  4. Phân tích các nguyên tắc bố trí nhân sự trong công sở.
  5. Phân tích các yêu cầu về điều hành công sở trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
  6. Phân tích các phương hướng hiện đại hóa công sở trong giai đoạn hiện nay.
  7. Phân tích vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin với việc hiện đại hóa công sở.
  8. Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
  9. Phân tích vai trò của người quản lý trong hoạt động của cơ quan. Việc nâng cao trách nhiệm của người quản lý trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
  10. Phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả của tổ chức hoạt động công sở.
Đề bài tập cá nhân môn Kỹ năng tổ chức công sở – k34 – course 2 – t9/2012
  1. Phân tích khái niệm, đặc điểm tổ chức công sở.
  2. Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công sở.
  3. Phân tích vai trò của tổ chức công sở trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
  4. Phân biệt công sở với các cơ quan nhà nước.
  5. Phân tích vai trò của kiểm tra, kiểm soát công việc trong hoạt động công sở.
  6. Phân tích các điều kiện làm việc trong công sở.
  7. Phân tích nội dung điều hành công sở hiện nay.
  8. Phân tích khái niệm văn hóa công sở.
  9. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công sở.
  10. Phân tích các yếu cầu đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát hành chính của tổ chức hoạt động công sở.
  11. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa công sở.
  12. Phân tích đặc điểm của hoạt động lãnh đạo của người quản lý.
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
26/09/2013
Bài tập cá nhân Kỹ năng tổ chức công sở – Phân tích các điều kiện làm việc trong công sở
Ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất đủ đầy hơn nên các cơ quan công sở càng có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện phục vụ công việc. Hiệu quả làm việc của các cán bộ công chức không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào trình độ của cán bộ công chức đó mà còn phục thuộc một phần không nhỏ vào điều kiện làm việc. Khi xem xét điều kiện làm việc trong công sở cần quan tâm đến hai yếu tố sau:
Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở - Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
1. Khái niệm và biểu hiện của Văn hóa công sở

1.1 Khái niệm

Nhìn chung văn hóa tổ chức được quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin, sư mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Chính văn hóa tổ chức cho phép người ta phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua những phương thức điều hành khác nhau. Gọi là “Văn hóa” vì nó hướng tổ chức tới những giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, làm việc của các thành viên khi gia nhập vào tỏ chức, chấp nhận nó như một truyền thống. Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, đến phương thức tồn tại và phát triển của tổ chức.

Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan lieu, hách dịch, cơ hội. Như thế niềm tin của cán bộ với cơ quan sẽ được củng cố, phát triển cùng với quá trình xây dựng cơ quan, công sở. 

1.2 Biểu hiện của Văn hóa công sở trong tổ chức và điều hành công sở

Để xem xét các khía cạnh khác nhau của văn hóa tổ chức trong một công sở cụ thể, mà ở đây được coi là văn hóa công sở, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện cụ thể của hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó như sau:

- Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc tại công sở cao hay thấp. Thái độ trách nhiệm trước công việc và các cơ hội mà mọi người có được để vươn lên là biểu thị của môi trường văn hóa cao trong công sở và ngược lại.
- Mức độ áp dụng các quy chế đê điều hành, kiểm tra công việc
- Thái độ chủ huy dân chủ hay độc đoán
- Cán bộ công chức của từng cơ quan và các đơn vị của cơ quan có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau như thế nào. Mức độ của bầu không khí cởi mở trong công sở.
- Các chuẩn mực được để ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn mực cao hay thấp. Một công sở làm việc không có chuẩn mực thống nhất là sự biểu hiện của văn hóa công sở kém.
- Các xung đột nội bộ được giải quyết thỏa đáng hay không

Các biểu hiện hành vi của văn hóa công sở rất đa dạng và phong phú. Chúng đồi hỏi phải xem xét tỉ mỉ mới có thể đánh giá được hết mức đọ ảnh hưởng của chúng  tới năng suất lao động quản ly, tới hiệu quả hoạt động của công sở nói chung.
Bài tập cá nhân Kỹ năng tổ chức công sở - Phân tích khái niệm và đặc điểm công sở
1.Khái niệm công sở

Điều đầu tiên ta hiểu khái niệm về Công sở hành chính Nhà nước: “Công sở hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là công sở): Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.” Dựa vào khái niệm nêu trên có thể thấy về mặt nội dung công việc, hoạt động của công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng; về mặt hình thức tổ chức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do Nhà nước lập ra và có thẩm quyền giải quyết công vụ. Vậy từ phân tích trên có thể hiểu: Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao và là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lí nhà nước.
Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở - Phân tích các phương hướng hiện đại hóa công sở trong giai đoạn hiện nay
I. Một số khái niệm

1. Công sở

Điều đầu tiên ta hiểu khái niệm về Công sở hành chính Nhà nước: “Công sở hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là công sở): Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.”

Dựa vào khái niệm nêu trên có thể thấy về mặt nội dung công việc, hoạt động của công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng; về mặt hình thức tổ chức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do Nhà nước lập ra và có thẩm quyền giải quyết công vụ. Vậy từ phân tích trên có thể hiểu: Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao và là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lí nhà nước.