30/06/2014
Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay - Bài tập nhóm Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin có đáp án.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI

Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Đó là cơ sở của mọi nền tảng kinh tế, thể hiện sự chi phối của nó trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, làm sao cho các quá trình đó phù hợp với những đặc điểm tiêu dùng và tích trữ xã hội. Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện cuả quy luật giá trị. Mọi hoạt động cuả các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động cuả quy luật này. 

Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hoá giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh… Chính vì thế chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kì phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của quy luật giá trị trong nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam hiện nay nói riêng, với bài tập nhóm tháng thứ hai này, nhóm B2 - Lớp 3417 chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích 3 tình huống trong thực  tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.” với mong muốn được hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này. Ngoài phần mục lục, tầm quan trọng của đề tài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài làm của chúng em gồm 2 phần lớn: 
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa - Bài tập nhóm Lý luận Nhà nước và pháp luật
Bài tập nhóm Lý luận Nhà nước và pháp luật có đáp án.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc, điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật nhằm vận hành quyền lực nhà nước hay thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nhà nước. Theo đó, những những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lý có tính nền tảng chỉ đạo toàn bộ quá trình thiết lập, hoạt động của từng loại cơ quan nhà nước cũng như của tổ chức bộ máy nhà nước.

Hệ thống nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) rất phong phú và nhiều loại, trong đó những nguyên tắc cơ bản có tính bao quát đối với toàn thể bộ máy nhà nước thường được ghi nhận trong hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước. Ở các nước XHCN nguyên tắc cơ bản đó bao gồm: nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc. Trong đó nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN.   
Quy luật thay thế các kiểu nhà nước - Bài tập nhóm Lý luận Nhà nước và pháp luật
Bài tập nhóm Lý luận Nhà nước và pháp luật có đáp án.

Kiểu nhà nước là “tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định,”1, qua đó giúp chúng ta nắm bắt bản chất, ý nghĩa của từng nhà nước cụ thể. Theo học thuyết Mác Lênin, căn cứ cơ bản để xác định kiểu nhà nước là hình thái kinh tế xã hội mà nhà nước đó tồn tại và phát triển.

Trong lịch sử, xã hội đã tồn tại bốn kiểu hình thái kinh tế xã hội và tượng trưng là bốn kiểu nhà nước: Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản, Xã hội chủ nghĩa. Sự thay thế các kiểu nhà nước gắn liền với sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội mà nguyên nhân cơ bản là sự mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất trì trệ lỗi thời với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển. Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó trở thành vật cản của lực lượng sản xuất  à Nó phải được thay thế bằng quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. Như Các Mác đã nói: “Cơ cấu kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều” 2
Tính chất đẳng cấp và đặc quyền của pháp luật phong kiến - Bài tập cá nhân Lý luận Nhà nước và pháp luật
Bài tập Lý luận Nhà nước và pháp luật có đáp án.

"Pháp luật phong kiến là hệ thống các quy phạm pháp luật (các quy tắc) do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến; là phương tiện chủ yếu và hữu hiệu nhất để điều chỉnh các quan hệ cơ bản giữa người với người cũng như những nhu cầu, lợi ích khác nhau trong xã hội phong kiến”(1). Pháp luật phong kiến ra đời cùng với nhà nước phong kiến trong cuộc cách mạng của giai cấp địa chủ phong kiến tiến hành để xoá bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ, thiết lập chế độ phong kiến. Tồn tại và phát triển khá lâu dài trong một xã hội đầy biến động và phức tap, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức của xã hội, pháp luật phong kiến mang những đặc điểm:

- Pháp luật phong kiến phân chia xã hội phong kiến thành những đẳng cấp khác nhau và quy định cho mỗi đẳng cấp những đặc quyền khác nhau

- Pháp luật phong kiến dung túng việc sử dụng bạo lực và sự tuỳ tiện của địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác trong xã hội.

- Pháp luật phong kiến rất hà khắc, dã man.

- Pháp luật phong kiến có nhiều quy định mang tính chất tôn giáo và đạo đức phong kiến.

Sau đây em xin trình bày đặc điểm thứ nhất của pháp luật phong kiến: Pháp luật phong kiến là pháp luật đẳng cấp và đặc quyền.
Tính giai cấp của pháp luật - Bài tập cá nhân Lý luận Nhà nước và pháp luật
Bài tập Lý luận Nhà nước và pháp luật có đáp án.

Đề tài: Tại sao pháp luật có tính giai cấp? Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện như thế nào?

Bài làm:

Ta định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” 1 Pháp luật ra đời cùng sự ra đời của nhà nước, gắn liền với nhà nước. Theo học thuyết Mác Lênin, pháp luật chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội đó. Nói đến bản chất của pháp luật trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.

Sở dĩ nói pháp luật có tính giai cấp bởi: Khi xã hội có sự phân chia con người thành các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau thì bao giờ cũng có một giai cấp hay một lực lượng cầm  quyền, lãnh đạo xã hội. Ngay từ trong nguồn gốc ra đời, nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không thể tách rời. Cùng với nhà nước, pháp luật cũng là một công cụ nằm trong tay giai cấp hay lực lượng đó để thực hiện và bảo vệ quyền quyền và địa vị thống trị cũng như lợi ích của lực lượng này. Nhà nước và pháp luật chỉ là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
Quy định của pháp luật hiện hành về mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng - Bài tập nhóm Luật Hôn nhân và gia đình
Bài tập nhóm Luật Hôn nhân và gia đình có đáp án.

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Xuất phát từ những quan hệ đó mà các thành viên trong gia đình có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm với nhau.

Khi nhà nước và pháp luật xuất hiện, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Vậy, “mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng” được quy định trong pháp luật hiện hành như thế nào? Đó chính là dề tài mà nhóm chúng em đã chọn với bài tập nhóm thứ hai này.

NỘI DUNG CHÍNH

I.Điều kiện phát sinh, chấm dứt mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng.

Mối quan hệ này phát sinh trong trường hợp cha hoặc mẹ xây dựng lại gia đình, sống chung với con riêng trong cuộc hôn nhân trước, hoặc con ngoài giá thú. Đây là điều kiện bắt buộc, trong nhiều trường hợp, bố dượng, mẹ kế không sống chung với con riêng thì không phát sinh mối quan hệ này.
Các điều kiện của việc nuôi con nuôi và những điểm bất cập còn tồn tại cần sửa đổi - Bài tập nhóm Luật Hôn nhân gia đình
Bài tập nhóm Luật Hôn nhân gia đình có đáp án.

Vấn đề nuôi con nuôi nói chung là một vấn đề mang tính xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc mà mục đích cơ bản là nhằm tạo cho những đứa trẻ thiệt thòi thiếu vắng tình thương yêu của cha mẹ và những người thân một mái ấm gia đình thay thế. Hiện nay, việc nuôi con nuôi ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về các điều kiên nuôi con nuôi là hết sức cần thiết. Cần thẳng thắn một điều là, luật nuôi con nuôi nói chung và điều kiện nuôi con nuôi nói riêng còn nhiều tồn tại cần sửa đổi, hoàn thiện. Đó là lý do chính thúc đẩy nhóm chúng em nghiên cứu đề tài: “Phân tích các điều kiện của việc nuôi con nuôi và những điểm bất cập còn tồn tại cần sửa đổi, hoàn thiện về điều kiện nuôi con nuôi”.

NỘI DUNG CHÍNH

I. Cơ sở lý luận.

Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi…; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Phân tích quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và EU trong khuôn khổ ASEAN+1 - Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN
Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN có đáp án.

ASEAN và EU là hai tổ chức quốc tế khu vực có cơ chế và mức độ hợp tác khác nhau, tuy nhiên, mục đích của các tổ chúc quốc tế là thành lập ra nhằm liên kết, hợp tác giữa các quốc gia thành viên và hợp tác với các tổ chức, các quốc gia bên ngoài. ASEAN và EU cũng đã có những chương trình hợp tác lẫn nhau về nhiều mặt, cụ thể là hợp tác trong lĩnh vực kịnh tế. Trong bài làm này em sẽ phân tích quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và EU trong khuôn khổ ASEAN+1 dưới các góc độ vấn đề pháp lý; thực tiễn triển khai và triển vọng của quan hệ hợp tác này.

Nội Dung

1. Các vấn đề pháp lý về quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và EU trong khuôn khổ ASEAN+1.

Được quy định tại khoản 1 Điều 41 Hiến chương Asean “Asean sẽ phát triển quan hệ hữu nghị đối tohại và hợp tác cùng có lợi với các quốc gia và thể chế tiểu khu vực quốc tế”. và tuyên bố bali 1976 .
Tác động của xu hướng ly tâm đối với quá trình hình thành và phát triển cộng đồng ASEAN - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN có đáp án.

Sự thành lập và phát triển của cộng đồng ASEAN là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó là nhu cầu hợp tác của các quốc gia, sự biến chuyển tình hình trong nước và quốc tế, nhu cầu nâng cao cơ chế hợp tác…Trong đó, xu hướng “ly tâm” của các quốc gia trong khu vực đối với ASEAN cũng có sự tác động ở một mức độ nhất định. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề đó.

1. Khái niệm xu hướng “ly tâm”.

Xu hướng “ly tâm” được hiểu là các quốc gia trong khu vực có sự ưu tiên hơn đối với các mối quan hệ hợp tác bên ngoài nhằm thu được nhiều hơn lợi ích về quốc gia mình mà xem nhẹ sự hợp tác trong khu vực.
28/06/2014
Danh mục đề bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng - K35 ĐH Luật Hà Nội
DANH MỤC BÀI TẬP CÁ NHÂN CUỐI KÌ
Môn: Pháp luật bồi thường, giải phóng mặt bằng
------------------------------
Đề số 1
Đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất?

Đề số 2
Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này?

Đề số 3
Phân tích vai trò của giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng? Trình bày những bất cập khi áp dụng các quy định về giá đất trong thực tế và nêu một số kiến nghị khắc phục?

Đề số 4
Phân tích mối quan hệ giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội?

Đề số 5
Đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp? Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về giải quyết “công ăn, việc làm” cho người nông dân bị mất đất sản xuất?

Đề số 6
Nêu những vướng mặc nổi cộm trong thi hành các quy định về trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Đưa ra các giải pháp khắc phục?

Đề số 7
Phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường trong Luật bồi thường nhà nước với trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật đất đai? Phân tích ý nghĩa của việc ra đời Luật bồi thường nhà nước đối với công tác thi hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nước ta hiện nay?

Đề số 8
Phân tích ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản cá nhân?

Đề số 9
Phân tích các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc này?

Đề số 10
Trình bày các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Đưa ra nhận xét cá nhân về các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?

Đề số 11
Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này?

Đề số 12
Bình luận các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này?

Đề số 13
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta?

Đề số 14
Phân tích các yếu tố tác động đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về bồi thương, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta?
40 câu hỏi ôn thi vấn đáp Luật Hiến pháp - K38 ĐH Luật Hà Nội
Đề thi vấn đáp Luật Hiến pháp.

1. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam.

2. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam.

3. Nguồn của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam.

4. Sự ra đời của Hiến pháp; định nghĩa Hiến pháp và đặc điểm của Hiến pháp; phân loại Hiến pháp.

5. Lịch sử lập hiến Việt Nam (hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992).

6. Nội dung, ý nghĩa của quyền dân tộc cơ bản theo Hiến pháp hiện hành.

7. Vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.

8. Chính sách kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo pháp luật hiện hành.

9. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

10. Các nguyên tắc của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

11. Phân tích nội dung, ý nghĩa của các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

12. Các nguyên tắc bầu cử.

13. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

14. Vấn đề bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu.

15. Khái niệm cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước (định nghĩa, đặc điểm, phân loại cơ quan nhà nước).

16. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước

17. Vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành

18. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành

19. Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.

20. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành

. 21. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành

22. Các hình thức hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành

23. Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1949. 1980, 1992 (so sánh, phân tích).

24. Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ theo pháp luật hiện hành.

25. Cơ cấu tổ chức, trật tự hình thành của Chính phủ theo pháp luật hiện hành.

26. Các hình thức hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành.

27. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chủ tịch nước; Quốc hội với Chính phủ; Quốc hội với Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Chủ tịch nước với Chính phủ; Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành;

28. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.

29. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.

30. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.

31. Vị trí, tính chất, chức năng, trật tự hình thành của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành

32. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.

33. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.

34. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành

35. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành.

36. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành.

37. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành.

38. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành.

39. Tiêu chuẩn của Thẩm phán Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành.

40. Tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành.

Bộ môn Luật Hiến pháp Việt Nam Trường Đại Học Luật Hà Nội
Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc học của bản thân - Bài tập học kỳ Phương pháp học đại học ngành luật
Bài tập học kỳ Phương pháp học đại học ngành luật có đáp án.

Đề bài: Phân tích những yếu tố bên trong ( tâm lý, sức khỏe, sở thích …) và các yếu tố bên ngoài (gia đình,giảng đường, lịch học, tài liệu…) ảnh hưởng đến việc học của bản thân và nêu những cách thức khắc phục các yếu tố bất lợi, tạo môi trường học tập thuận lợi cho bản thân.

Bài làm:

I ) Đặt vấn đề:

Học tập là quá trình rèn luyện, tích lũy kiến thức , hoàn thiện kỹ năng bản thân .Việc học luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố . Bao gồm cả yếu tố bên trong ( tâm lý, sức khỏe, sở thích…) và các yếu tố bên ngoài (gia đình, giảng đường, lịch học, tài liệu…). Đặc biệt là đối với một sinh viên học xa nhà, tạm xa sự chăm sóc của bố mẹ và người thân , bắt đầu phải tự lập hơn trong cuộc sống thì những yếu tố đó ngày càng tác động mạnh mẽ đến việc học.
Bài tập nhóm Vị trí, vai trò giữa tổ chức phát triển quỹ đất với hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Bài tập Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.

Trong các nội dung mới của Luật Đất Đai 2003 thì vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được xã hội đặc biệt quan tâm. Mục đích của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để bù đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải gánh chịu, giải quyết các vấn đề KTXH là hậu quả của việc thu hồi đất gây ra nhằm ổn định chính trị, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Bảo đảm cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới, ổn định cuộc sống, giải quyết hài hòa lợi ích hợp pháp giữa người sử dụng đất, nhà nước và nhà đầu tư trong việc sử dụng đất vì lợi ích chung, bảo đảm an sinh xã hội. Đứng trước mục đích đó, tổ chức phát triển quỹ đất và hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đấy đã ra đời. Nhóm chúng em xin trình bày bài tập nhóm của mình: “Phân biệt vị trí, vai trò giữa tổ chức phát triển quỹ đất với hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất? Việc ra đời tổ chức phát triển quỹ đất có ảnh hưởng như thế nào với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở nước ta hiện nay. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất?”
Những vướng mắc trong việc thi hành các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng - Bài tập học kỳ - Bài 2
Bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.

Việc Nhà nước thu hồi đất đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết kịp thời và thỏa đáng. Bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là một công việc khó khăn, phức tạp và nếu giải quyết không thỏa đáng, không hợp lý có thể dẫn tới nhiều hệ lụy phát sinh vì bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Thực tế, tại nhiều địa phương trên cả nước nổi lên nhiều vướng mắc, bất cập trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án, công trình dây dưa, kéo dài hàng chục năm do khâu giải phóng mặt bằng nhùng nhằng, chậm trễ và hiện tượng khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi vẫn gia tăng. Vậy tại sao lại có những hiện tượng như trên? 

Để giải thích một phần nguyên nhân của hiện tượng trên, em đã lựa chọn đề tài “Nêu những vướng mắc nổi cộm trong thi hành các quy định về trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Đưa ra các giải pháp khắc phục” để nghiên cứu làm bài tập học kì cho mình.
Những vướng mắc trong việc thi hành các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng - Bài tập học kỳ
Bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.

Ngày nay, vấn đề giải phóng mặt bằng trở nên đau đầu hơn bao giờ hết. Bởi hiện này, Nhà nước đã ban hành chính sách đền bù theo thỏa thuận. Trong khi đó, những cơn sốt đất, sự biến động của thị trường bất động sản và tâm lý, nhu cầu của người dân đã làm cho vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp. Cho nên bài toán đền bù là bài toán vô cùng nan giải và nhức nhối. Đặc biệt là các doanh nghiệp theo đuổi những dự án lớn mà mặt bằng cần giải phóng lại có quá nhiều hộ dân. Do đó, có rất nhiều dự án mất hàng năm trời vẫn không giải phóng xong mặt bằng. Và do bị kéo dài nhiều năm nên khiến cho các dự án bất khả thi và thậm chí phá sản. Tình trạng trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một phần trong đó là sự bất cập, chưa hợp lý của pháp luật đất đai hiện hành. Phạm vi bài viết xin được nêu ra một số vướng mắc nổi cộm trong việc thi hành các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Mối quan hệ giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội - Bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng
Bài tập Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.


Trong những năm gần đây, vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân do không đồng tình với phương án bồi thường của Nhà nước đã không chịu bàn giao đất. Thậm chí do không đồng thuận với phương án bồi thường, người bị thu hồi đất tiến hành khiếu kiện kéo dài, tụ tập đông người gây mật trật tự an ninh xã hội và khiếu kiện vượt cấp gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vấn đề này xuất phát một phần từ vấn đề áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng trong thực tiến. Vì vậy giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội có một mối quan hệ sâu sắc, từ đó cần có những nhận thức rõ ràng hơn về điều này. Sau đây em xin trình bày vài nét về vấn đề “Phân tích mối quan hệ giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội?”
Tình tiết tăng nặng tội cướp giật tài sản - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
Bài tập tình huống Luật Hình sự 1 có đáp án về tội cướp giật tài sản.

I. Đặt vấn đề:


Tội cướp giật tài sản được thể hiện bởi hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lí rồi nhanh chóng tẩu thoát. Công khai chiếm đoạt tài sản có nghĩa người phạm tội không cần che giấu hành vi của mình trong lúc thực hiện, chủ sở hữu biết ngay tài sản của mình vừa bị chiếm đoạt như: vồ lấy, giằng lấy, … Nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu thoát là đặc trưng cơ bản của tội phạm, nói cách khác người phạm tội có được tài sản trong tay bằng việc nhanh chóng giật lấy và chạy trốn. Để thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội đã lợi dụng sơ hở của người có trách nhiệm quản lí tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra sự sơ hở đó nhằm có điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Thực tiễn cho thấy, những tài sản mà bọn tội phạm thường nhằm làm đối tượng cướp giật thường là những vật có giá trị, nhỏ, gọn có thể lấy đi dễ dàng như dây chuyền, ví, túi xách, điện thoại…
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành - Tội giết người - Bài tập cá nhân Luật Hình sự 1
Bài tập tình huống Luật Hình sự 1 có đáp án về phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, tội giết người.

Đề bài: Do có mâu thuẫn từ trước với K, T định giết K. T cầm dao nhọn đâm 3 phát liên tiếp vào ngực K để trả thù. Thấy K nằm im, tin rằng K đã chết, T bỏ đi. Được cấp cứu kịp thời, K thoát chết. Hỏi:

a. Xác định giai đoạn phạm tội của T.
b. Hình thức lỗi của T khi phạm tội là gì?

c. Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể áp dụng đối với T là bao nhiêu?
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người - Bài tập cá nhân Luật Hình sự 1
Bài tập tình huống Luật Hình sự 1 có đáp án về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người.

Đề bài: A dùng súng định giết chết B. Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích (tỷ lệ 45%).

Hỏi:

a. Hành vi của A có thỏa mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích? (4 điểm).
b. Xác định trách nhiệm hình sự của A. (3 điểm)
Nghiên cứu tội trộm cắp tài sản - Bài tập nhóm Luật Hình sự 1
Bài tập Luật Hình sự 1 có đáp án về tội trộm cắp tài sản.

A/ Nêu vấn đề

I. Lý do chọn đề tài

Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản mà bất kỳ nhà nước nào cũng đều phải bảo vệ để duy trì sự ổn định phát triển của xã hội. Quyền sở hữu được nhà nước ta bảo hộ và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật- Điều 58 Hiến pháp 1992 quy định: “ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân ”; Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: “ Mọi hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh ”.

Tội trộm cắp tài sản là tội phạm xâm hại tới quyền sở hữu thiêng liêng đó.

Đặc biệt là trong thời gian hiện nay, khi đất nước ta đã có những sự thay đổi lớn lao, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, cùng với sự nâng cao đời sống văn hóa- xã hội là sự phát triển của các tệ nạn, sự gia tăng của các loại tội phạm, trong đó có tội trộm cắp đã gây khó khăn không nhỏ cho trật tự an toàn của toàn xã hội. Thực tế cho thấy số vụ phạm tội trộm cắp tài sản ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, trắng trợn hơn.


Trước tình hình đó, đấu tranh phòng và chống tội phạm là một điều hết sức cần thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về những quy định, hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản để có những giải pháp đúng đắn.
Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - Bài tập học kỳ Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà nước pháp quyền là hình mẫu lý tưởng, là ước mơ vươn tới của tất cả các nhà nước dân chủ và tiến bộ. Tuy nhiên việc xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ vô cùng khó khăn, gian khổ, phải trải qua một quá trình lâu dài. Đại hội  đại biểu toàn quốc lần thứ IX của  Đảng cộng sản Việt Nam  đã xác  định  nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu: 


“Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây công nghiệp hằng năm hoặc cây công nghiệp lâu năm - Bài tập học kỳ Luật Đất đai
Đề bài: Gia đình ông H được giao 2 ha đất để trồng lúa đã 10 năm nhưng do điều kiện khí hậu hạn hán nhiều, đất lại ở dốc cao nên trồng lúa không năng suất. Qua một số lần trồng thử nghiệm, ông H nhận thấy chất đất này phù hợp với việc trồng các loại cây khác hơn vì vậy ông muốn chuyển sang trồng một số loại cây như lạc, đỗ, cà phê. Khi ông H nêu vấn đề này với một cán bộ xã thì được trả lời là ông không được phép trồng cây công nghiệp trên đất trồng lúa, nếu muốn chuyển mục đích sử dựng đất thì phải lên UBND xã xin phép.

Hỏi:

1. Anh (Chị) hãy cho biết cán bộ xã giải thích như vậy đúng hay sai? Vì sao?
2. Hãy tư vấn cho ông H cần phải làm như thế nào mới đúng pháp luật.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất? Vì sao?

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thực tiễn hiện nay thì việc chuyển mục đích sử dụng đất ngày càng phổ biến, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình muốn chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở hoặc chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất. Nhưng bài tiểu luận dưới đây lại đặt ra một tình huống khác trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây công nghiệp hằng năm hoặc cây công nghiệp lâu năm. 
Nghiên cứu tóm tắt về Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

TẠP CHÍ KHPL SỐ 3 (40)/2007 - BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG - TS. Vũ Thu Hạnh - ĐH Luật Hà Nội

Bồi thường thiệt  hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó "tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của  pháp luật". Nhưng phải khi Luật BVMT (2005) được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2), Luật BVMT (năm 2005) đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình "hiện thực hóa" nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được trách nhiệm này một cách đầy đủ trên thực tế, pháp luật môi trường cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái  môi trường gây nên[1], trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Tình huống người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác - Bài tập cá nhân Luật Dân sự 2 - Bài 2
Bài tập tình huống cá nhân Luật Dân sự 2 có đáp án về người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khoẻ của người khác.

1. Xây dựng một tình huống liên quan đến người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác.

Ngày 16/10/2010, em Tùng (sinh năm 1998) hiện đang là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Tan học, khi đang cùng bạn bè đá bóng ở vỉa hè, Tùng chẳng may đá bóng vào chị Hương đang điều khiển xe gắn máy trên đường. Do bị bóng văng vào mặt, mất thăng bằng nên chị Hương bị ngã, bất tỉnh phải vào bệnh viện. 

Chị Hương đã phải điều trị thương tật hết 6 triệu đồng bao gồm: tiền khám, tiền viện phí, tiền thuốc để điều trị, chi phí chiếu, chụp X-quang theo chỉ định của bác sĩ. Chị Hương cũng phải thuê người giúp việc trong khoảng 2 tháng vì do bị bóng văng mạnh và bất ngờ vào mặt, mặc dù kết quả khám chung thị lực hai mắt còn tốt nhưng chức năng bị hạn chế bởi các tổn thương. Chị Hương không thể tự chăm sóc bản thân và gia đình cũng không có ai ở nhà chăm sóc được. Đồng thời chị Hương cũng phải nghỉ làm một thời gian (khoảng 2 tháng) để phục hồi sức khỏe.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 2
Bài tập học kỳ tình huống Luật Hình sự 2 có đáp án về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.

Đề bài: A, B, C bàn nhau tìm kiếm tiền bằng cách tổ chức chơi đỏ đen trên xe khách liên tỉnh. Ngày 20 tháng 1 năm 2008 chúng làm giả hành khách đi xe trên tuyến Hà Nội – Vinh và dụ giỗ hành khách cùng chơi. Sau một vài ván biểu diễn thử trò chơi làm cho hành khách trên xe tò mò và thấy dễ thắng mà tham gia, chúng đã dụ được M và N tham gia chơi. Khi thấy M đặt cược 5 triệu đồng, chúng dùng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng. Để tìm cách gỡ số tiền bị mất, M tiếp tục đặt cược 3 triệu đồng và lại thua. Hỏi: 

1. A, B, C phạm tội gì?
2. M và N có phạm tội không? Nếu phạm tội thì phạm tôi gì, tại sao?
27/06/2014
Tình huống người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác - Bài tập cá nhân Luật Dân sự 2
ĐỀ SỐ 4:  Xây dựng một tình huống liên quan đến người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Giải thích tại sao?

TÌNH HUỐNG: 

A là học sinh lớp 8(14 tuổi) một hôm trên đường đi học bằng chiếc xe đạp mini Nhật, do tính thích thể hiện trước các bạn gái, thấy xung quanh nhiều bạn gái đi cùng đường với mình A liền lượn lách, đánh võng, không làm chủ được chiếc xe đạp dẫn đến việc đâm vào ông C- 75 tuổi đang đi bộ tập thể dục, làm ông C ngã, gãy xương sườn. Mọi người xung quanh vội cho đi viện nhưng do tuổi cao sức yếu nên sau đó ông C bị nằm liệt giường, k đi lại được, mọi sinh hoạt phải có người chăm sóc.
Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1
Đề bài: Một số vấn đề về đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005.

A. Lời nói đầu

Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những chế định luật được hình thành khá sớm trong hệ thông pháp luật các quốc gia trên thế giới. Với những nỗ lực nhất định, pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự từng bước được xây dựng, hoàn thiện. Những văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này phải kể đến: Bộ luật dân sự 2005, Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về các giao dịch đảm bảo, Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của chính phủ về đăng ký giao dịch có bảo đảm và các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực tín dụng ngân hàng, và gần đây nhất là Nghị định 163/2006/NĐ-CP do chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm.

Trong khuôn khổ bài viết này, nội dung chính được bà luận là: một số vấn đề về đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định trong Bộ luật dân sự 2005.
Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người có tính chất côn đồ - Bài tập cá nhân Luật Hình sự 1
a) Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H: 

Tóm tắt lại đề bài, ngày 04 tháng 05 năm 2008 K và P có mâu thuẫn và đánh nhau, H là con của K, thấy bố mình bị đánh nên đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải. Nhát đâm sâu 9 cm và làm P thủng gan, chảy máu trong. P chết trên đường đi cấp cứu.

Tội danh của H là tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người có tính chất côn đồ (Khoản 3, Điều 104, BLHS). 

Khoản 3 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”
Khách thể của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động - Bài tập cá nhân Luật Lao động
Trong một quan hệ pháp luật, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể bao giờ cũng nhằm hướng tới một mục đích, một lợi ích nào đó và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật đó. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động, người lao động muốn sử dụng sức lao động của mình để có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình cho họ; còn bên sử dụng lao động cũng muốn có sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Như vậy, khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động. Trong bài tập này, em xin phân tích khách thể của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động.


Tại sao khách thể là sức lao động? Tại sao khách thể là sức lao động của người lao động? Sức lao động được định dạng như thế nào?  Để lí giải cho các vấn đề đó, cần bắt đầu từ bản chất sâu xa của quan hệ lao động và biểu hiện của quá trình thực hiện quan hệ lao động đó. Về mặt bản chất, các bên của quan hệ lao động không thực hiện việc mua, bán sức lao động – vì sức lao động là đại lượng phi vật chất, không phải là thứ có thể cầm nắm hay sờ thấy được, mà là đang mua bán một đại lượng vật chất khác, giống như mua một chiếc bình gốm do người lao động sản xuất ra. Có thể không có sự đánh giá hay hình dung một cách đầy đủ về sức lao động nhưng chắc chắn đó là một đối tượng của quan hệ trao đổi. Vì vậy, theo cách hiểu thông thường, đó chính là quan hệ khách thể của quan hệ trao đổi. Nhưng người lao động “bán” đi sức lao động không phải bằng cách dùng tay hay dùng các phương tiện khác chuyển cho người sử dụng lao động sức lao động của mình mà phải làm việc để chuyển giao sức lao động đó. Người lao động không chỉ làm việc theo nghĩa thông thường là thực hiện các hành động, các thao tác như một cái máy mà là lao động với tất cả tâm trí, khả năng, kĩ năng, tình cảm, trách nhiệm của mình. Ví dụ như một ông giám đốc được thuê để quản lí một công ty cổ phần thì ông ta phải có đủ bằng cấp, kĩ năng mềm, kinh nghiệm…để điều hành công ty và ông ta phải chịu trách nhiệm về công việc của mình. Ngược lại, người sử dụng lao động không thể dùng các công cụ, phương tiện để nhận sức lao động từ người lao động như các hàng hóa khác (nguyên liệu, vật liệu…) và cũng không thể nhận trực tiếp hàng hóa sức lao động đó mà phải thực hiện hành vi này một cách gián tiếp. Đối với người sử dụng lao động, việc bàn giao công việc, tổ chức quản lí người lao động chính là việc đang “nhận” sức lao động người lao động chuyển giao. Ví dụ chủ quán phở thuê đầu bếp và chân chạy bàn thì chủ quán phải bàn giao công việc và quản lí những người đã được thuê.
Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay - Bài tập học kỳ - Bài 2

Công chứng, chứng thực có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đến đời sống, xã hội và phát triển kinh tế. Bởi trong cuộc sống đời thường cũng như trong dân sự, kinh tế, thương mại diễn ra nếu không suôn sẻ thì các đương sự tìm kiếm chứng cứ, hoặc là để bênh vực cho lý lẽ của mình hoặc là bác bỏ lập luận của đối phương. Để phòng ngừa các tranh chấp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham gia, họ cần đến chứng cứ công chứng, chứng thực loại chứng cứ xác thực, chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có công chứng hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Nhưng trên thực tế hoạt động này đang bị một số kẻ lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp, để hoạt động công chứng, chứng thực thực sự có ích cho sự phát triển xã hội thì việc quản lý nhà nước về hoạt động này là vô cùng quan trọng.
Tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law - Bài tập học kỳ Luật So sánh
A. MỞ BÀI

Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.

B. THÂN BÀI


Ở dòng họ Civil law pháp luật thành văn được coi trọng và có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao. Vào thế kỉ XIX, sau khi các bộ luật cơ bản của Pháp lần lượt ra đời, với ảnh hưởng lớn của các bộ luật này, nhất là Bộ luật dân sự Napoleon, trường phái pháp luật thực chứng ra đời. Trường phái pháp luật thực chứng coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn duy nhất của pháp luật, họ coi các bộ luật như là “sự hoàn hảo của lí trí”. Ngày nay không ai còn ảo tưởng về vai trò tuyệt đối của pháp luật thành văn, tuy nhiên theo tư tưởng truyền thống, pháp luật thành văn vẫn được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật. Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil law bao gồm các loại văn bản sau đây:
Công dân nước ngoài phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam - Bài tập học kỳ Hình sự 1
A là người quốc tịch Canada. A có hành vi phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam và bị bắt tại Anh.

a) Hành vi phạm tội của A có bị xử lí theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam không?

Trong trưởng hợp A không thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, theo Khoản 1 Điều 5 luật hình sự Việt Nam thì hành vi phạm tội của A vẫn chịu sự áp dụng của luật hình sự Việt Nam. Tức là, A vẫn bị coi là tội phạm khi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam dù A là công dân nước nào hay không quốc tịch, Việt Nam có thể truy cứu trách nhiệm hình sự A và xử lý theo luật hình sự Việt Nam. Việt Nam “có thể” xử lý A theo luật hình sự Việt Nam là vì, trước hết, A phải được dẫn độ về Việt Nam. Nhưng đây là một vấn đề phức tạp, liên quan đến 3 nước: Canada, Việt Nam và Anh, nên để giải quyết thì còn phụ thuộc vào các hiệp định, các điều ước quốc tế… mà các nước có kí kết hoặc thoả thuận. 

Theo nguyên tắc quốc tịch chủ động, vì A là công dân Canada, luật hình sự Canada có hiệu lực đối với A, dù A phạm tội ở Việt Nam. Theo nguyên tắc lãnh thổ, luật hình sự Việt Nam cũng có hiệu lực với A, dù A là công dân Canada. Như vậy luật hình sự của hai quốc gia đều có hiệu lực về không gian đối với A, do đó chỉ có Việt Nam hoặc Canada mới có quyền xử A. Tuy nhiên, A lại bị bắt ở Anh, nên có các trường hợp sau:


Thứ nhất, nếu giữa Việt Nam và Anh không có hiệp định tương trợ tư pháp hình sự, hoặc hiệp định dẫn độ, khi cả Việt Nam và Canada đều yêu cầu Anh dẫn độ A, thì Anh có quyền từ chối dẫn độ A về Việt Nam để dẫn độ A về Canada. Khi đó, hồ sơ vụ án, tang vật… sẽ được chuyển cho phía Canada tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự với A và A sẽ bị xử lý theo luật hình sự Canada.
Các hoạt động điều tiết giá của Nhà nước - Bài tập nhóm môn Quản lí thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, nhà sản xuất cũng như góp phần ổn định thị trường, Nhà nước ta đã có những hoạt động điều tiết giá nhất định. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho các hoạt động này là Pháp lệnh giá 2002. Tuy nhiên, vừa qua Luật Giá 2012 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Do đó, sắp tới nội dung các hoạt động điều tiết giá của Nhà nước sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Giá 2012. Theo quy định tại Luật Giá thì các hoạt động điều tiết giá của Nhà nước bao gồm: bình ổn giá, định giá, hiệp thương giá và kiểm tra các yếu tố cấu thành giá.

1. Hiệp thương giá

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật giá năm 2012 thì hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thỏa mãn điều kiện hiệp thương giá theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cả hai bên mua, bán hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Hoạt động hiệp thương giá bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
So sánh phương thức và mức độ tư do hóa thương mại dịch vụ giữa AEC và WTO - Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN
Trong cơ cấu nền kinh tế thế giới nói chung, khu vực ASEAN nói riêng, dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu và có đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, tự do hóa thương mại dịch vụ ngày nay, có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nước – điều này đúng với một tổ chức thương mại lớn trên thế giới như  WTO và với cả một cộng đồng kinh tế mang tầm khu vực như  AEC. Nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ đối với sự phát triển của ASEAN, các nhà lãnh đạo  ASEAN đã tiến hành những nỗ lực nhằm đảm bảo sự tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực bằng việc kí kết hiệp định khung ASEAN  về dịch vụ- viết tắt là AFAS vào ngày 15/12/1995. AFAS được xây dựng trên nền tảng cơ sở pháp lí quan trọng là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - gọi tắt là hiệp định GATS. 

Chính vì được xây dựng trên cở sở của GATS nên AFAS có những điểm khá tương đồng về cách thức tự do hóa thương mại dịch vụ, bên cạnh đó, cộng đồng AEC tùy thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế  và đặc trưng của các thanh viên trong khu vực thì AEC có sự khác biệt về mức độ tự do hóa thương  mại dịch vụ khá rõ nét so với tổ chức thương mại thế giới WTO.
Đồng phạm phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
1.A, B, C phạm tội gì?

A, B và C là đồng phạm phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Hành vi của A, B và C thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. A, B và C đã dụ được M và N tham gia chơi đỏ đen và đã sử dụng thủ đoạn tráo bài để thắng cuộc và lấy được tiền của M.

* Về mặt khách thể, tội phạm này xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của tội phạm này là tài sản. Rõ ràng, hành vi của ba tên này đã tác động đến quan hệ sở hữu về tài sản mà cụ thể là quan hệ sở hữu với tiền của anh M, tài sản là số tiền có tổng giá trị là 8 triệu đồng. 
Giai đoạn phạm tội chưa đạt tội giết người - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
Đề bài

Vì ghen tuông, A có ý định giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS.

Câu hỏi:

1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.

2. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao.

3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.

4. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao.

5. Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Tòa án quyết định đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao.


6. Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao.
Tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe - Bài tập cá nhân Luật Hình sự 1
1. Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A

Hành vi phạm tội của A thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản. Tội cướp tài sản được qui định tại Điều 133 BLHS: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. …”

Về khách thể của tội phạm: tội cướp tài sản xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản, ngoài ra còn xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm vào tính mạng,. sức khỏe của công dân. Rõ ràng trong tình huống mà đề bài nêu ra, hành vi nguy hiểm của A là nhằm chiếm đoạt tài sản của người đi đường là chị N (đi xe máy); đồng thời hành vi dùng dây thép căng ngang đường làm người đi đường ngã hoàn toàn có thể xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của chị N.


Mặt khách quan của tội phạm: đây là tội phạm có cấu thành hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc mà chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc hành vi khác làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được và tất cả các hành vi trên đều nahừm chiếm đoạt tài sản. Dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất tấn công người có trách nhiệm với tài sản: đấm, đá, trói… và thường kèm theo các công cụ, phương tiện như dao, súng, gậy… Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là đe dọa ngay tức khắc dùng sức mạnh vật chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lí tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Ở đây, A không dùng vũ lực, cũng không đe dọa dùng vũ lực mà bằng cách thức thủ đoạn khác – căng dây thép ngang đường đã làm chị N đi xe máy qua bị hất ngược trở lại, ngất xỉu, hoàn toàn không cón khả năng quản lý được tài sản và A dễ dàng chiếm đoạt tài sản của chị N.
Tội giết người và tình tiết định khung tăng nặng - Bài tập cá nhân Hình sự 1
a. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao?

Tội danh cho hành vi phạm tội của T là tội giết người, được qui định tại Điều 93 BLHS.

* Điều 93 BLHS qui định về tội giết người.

- Khách thể của tội phạm: quyền sống của con người được pháp luật bảo vệ.

- Chủ thể của tội phạm: chủ thể tại Điều 93 là chủ thể thường, bất cứ ai có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS đều có thể là chủ thể của tội phạm này.


- Mặt khách quan: hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tôi giết người - Bài tâp cá nhân Hình sự 1
a. Hành vi của A có thỏa mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Giải thích? 

Điều 19 Bộ luật hình sự qui định: “Tự ý nửa chùng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản...”. Theo luật hình sự Việt Nam, chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thỏa mãn những dấu hiệu sau:

- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.

- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là sự tự nguyện và dứt khoát.


Xét theo đề bài: A dùng súng định giết chết B, Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích.
Cấu thành tội phạm tăng nặng tội cố ý gây thương tích - Bài tập cá nhân Hình sự 1
a. Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 2009 : Khái niệm tội phạm

"3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình."

Theo định nghĩa này, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí. Dấu hiệu về mặt nội dung, chính trị, xã hội là tính nguy hiểm cho xã hội, dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí là tính phải chịu hình phạt. Tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hoá ở tội ít nghiêm trọng là tính gây nguy hại không lớn cho xã hội; ở tội nghiêm trọng là tính gây nguy hại lớn cho xã hội; ở tội rất nghiêm trọng là tính gây nguy hại rất lớn cho xã hội; và ở tội đặc biệt nghiêm trọng là tính gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Tương ứng và phù hợp với bốn mức độ nguy hiểm cho xã hội đã được phân hoá như vậy cũng có bốn mức độ cao nhất của khung hình phạt: Đến 3 năm tù; đến 7 năm tù; đến 15 năm tù và trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
26/06/2014
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh - Bài tập nhóm Tâm lý học đại cương
Trong xã hội thời nay hẳn trong chúng ta không ai không biết đến Albert Einstein - nhà vật lý người Mỹ gốc Đức, cha đẻ của thuyết tương đối, Isaac Newton - một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh, hay Thomas Edison - một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta trong thế kỷ 20, nổi tiếng nhất là thiết bị "bóng đèn"… Họ đều là những người nổi tiếng và có những đóng góp lớn cho sự phát triển của loài người, đặc biệt họ đều là những người cực kỳ thông minh. Vậy “trí thông minh” là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh như thế nào? Trong bài này chúng ta hãy cùng đi sâu và tìm hiểu về đề tài: “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh. Từ đó rút ra bài học cho cá nhân trong việc rèn luyện trí thông minh của mình”
Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người - Bài tập học kỳ Tâm lý hoc đại cương
Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin. Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân. Có điểm gì chung giữa những người đề cập ở trên? Đó là họ đều giàu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). Họ hiểu rất rõ về bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác.


Ngày nay, trí tuệ cảm xúc rất phổ biến và nó đuợc coi như một thuật ngữ tâm lý, vì vậy nó rất quan trọng để các nhà tâm lí học hiểu được ý nghĩa thực sự của nó và từ đó tìm hiểu những nghiên cứu và lí thuyết mà nó dựa trên. Vậy trí tuệ cảm xúc là gì vai trò của nó đối với đời sống con người như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đề tài: “Phân tích vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người”
Tư tưởng Hồ Chi Minh về đại đoàn kết dân tộc - Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh
Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do là truyền thống của lịch sử. Đó là nền tảng văn hóa tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản do chính Người sáng lập trong gần 80 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và tôn giáo khác nhau, song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hóa chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.
Quan điểm vận dụng của Đảng ta về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước - Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nước ta là một trong những quốc gia đa dân tộc, trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai địch hoạ và dựng xây đất nước. Các dân tộc nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng; cư trú xen kẽ và phân tán trên mọi vùng miền với cơ cấu dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều; bản sắc văn hoá từng dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hiến Việt Nam. Bình đẳng, đoàn kết các dân tộc là đường lối của Đảng ta đã xác định ngay từ khi mới thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc với những nội dung cơ bản: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển".

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong công cuộc hoàn thiện, đổi mới đất nước, trên cơ sở  những kiến thức đã được học từ thầy cô và tài liệu tham khảo, với bài tập nhóm tuần thứ nhất này, nhóm 8 lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh N03 chúng em xin chọn đề tài “Nêu quan điểm vận dụng của Đảng ta về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước” với mong muốn được hiểu cũng như làm rõ hơn về vấn đề này. Sau đây là toàn bộ nội dung chính trong bài làm của chúng em.
Tiền đề ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử chứa đầy máu và nước mắt, là lịch sử của các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Từ các triều đại phong kiến như Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ… cho đến thời đại của chủ tịch Hồ Chí Minh và mãi về sau này nữa dân tộc ta luôn giương cao ngọn cờ chiến đấu với quyết tâm: Lúc nào còn hoạ xâm lăng thì lúc ý ta còn kháng chiến để bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt, kể từ ngày có Đảng (2/1930) - tổ chức chính trị duy nhất thể hiện sức mạnh của toàn thể đồng bảo, thì cuộc kháng chiến đó diễn ra một cách quyết liệt, sôi nổi, có đường lối chiến lược… Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đi từ thắng lợi này đến hết thắng lợi khác, giành lại độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ. Không dừng lại ở đó, ngay cả trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã kết thúc một cách thành công tốt đẹp thì Đảng lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện bước tiếp theo của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở nước ta vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cong bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên cần phải thấy rõ rằng, không phải tự nhiên mà Đảng ta ra đời, mà Đảng ta ra đời là một tất yếu của lịch sử, khi trong xã hội đã xuất hiện đầy đủ các tiền đề của nó mà cụ thể ở đây có ba tiền đề cơ bản. Qua việc tìm hiểu về các tiền đề này sẽ càng khẳng định rõ hơn tính tất yếu lịch sử của Đảng và sự đúng đắn, sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh khi sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trên cơ sở những kiến thức được học từ thầy cô, giáo trình và tài liệu tham khảo, với bài tập nhóm tuần 2 này, nhóm 8 lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh N03 chúng em xin chọn đề tài: “Nêu tiền đề ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam” với mong muốn được hiểu cũng như làm rõ hơn về vấn đề này. Sau đây là toàn bộ nội dung chính trong bài làm của chúng em.
Tòa án từ chối thụ lý vụ án với lý do tài liệu, chứng cứ được xuất trình chưa đủ để giải quyết việc bồi thường - Bài tập cá nhân 2 Luật Tố tụng Dân sự đề 9
Đề bài số 9:

A lái xe gây tai nạn làm B bị thiệt hại về sức khỏe và bị hỏng xe máy. B đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan nên B mới chỉ xuất trình được cho Tòa án một vài giấy tờ, tài liệu ban đầu để chứng minh hành vi gây thiệt hại của A.

1. Tòa án đã từ chối thụ lý vụ án với lý do tài liệu, chứng cứ mà B xuất trình chưa đủ để giải quyết việc bồi thường. Hỏi việc Tòa án từ chối thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
2. Giả sử B không tự thu thập được chứng cứ và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập. Hãy xác định các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án có thể thực hiện?
Khởi kiện giám đốc công ty TNHH chiếm dụng vốn - Bài tập cá nhân 2 Luật Tố tụng Dân sự đề 6
ĐỀ BÀI 06: 

Ông A là giám đốc công ty TNHH gồm nhiều thành viên. Trong quá trình điều hành công ty, lợi dụng cương vị quản lý của mình, ông A đã chiếm dụng vốn của công ty để sử dụng vào việc riêng (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). Công ty TNHH khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông A trả lại số tiền đã chiếm dụng. Hỏi:

- Xác định đây là tranh chấp dân sự hay là tranh chấp kinh doanh, thương mại? Tại sao?


- Xác định người có quyền khởi kiện giám đốc công ty TNHH M trong trường hợp trên?
Khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của Tòa án - Bài tập cá nhân 2 Luật Tố tụng Dân sự đề 2
Đề bài số 2:

Trong một lần xô xát, anh A làm anh B bị thiệt hại. Ngày 23/5/2007 anh B kiện anh A ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sauk hi Tòa án thụ lý vụ án mặc dù các đương sự không yêu cầu nhưng để đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ án Tòa án đã tiến hành trưng cầu giám định mức độ thiệt hại sức khỏe của B. Anh A đã khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của Tòa án vì cho rằng Tòa án không được tự mình ra quyết định trưng cầu giám định. Hỏi:

a) Lý do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?

b) Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?
Xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản là nhà đất và các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng - Bài tập cá nhân 2 Luật Tố tụng dân sự đề 1
Đề bài: Ông A chết ngày 06/7/1993. Vợ ông A là bà B chết ngày 10/10/2994. Ông bà A, B có các con là M, N, P và để lại tài sản là căn nhà trên diện tích đất 200m2. Hiện tại, toàn bộ tài sản của ông bà A, B là do M quản lý, sử dụng. Vì được biết anh M đang rao bán nhà đất trên cho X với giá 1,5 tỷ đồng nên ngày 12/3/2007 N, P đã khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản là nhà đất mà ông bà A, B để lại. Hỏi:

1. Hãy xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc trên.

2. N, P đã nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với căn nhà trên. Hãy xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể áp dụng và thủ tục áp dụng biện pháp đó.
Hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế
Trên cơ sở quy định tại điều 24 Hiến chương LHQ, Hội đồng bảo an là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực của LHQ, chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. HĐBA có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế hoặc xung đột.Khi cần thiết, có thể sử dụng hành động, kể cả việc cương chế và vũ lực nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình và các hành động xâm lược. Sau đây là bài làm của nhóm 1 về vấn đề: “Phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”

NỘI DUNG

I. Khái quát chung.

1. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc


Điều 7, Hiến chương Liên hợp quốc quy định về cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính và các cơ quan chuyên môn khác. Trong đó, Hội đồng Bảo an là cơ quan thường trực của Liên hợp quốc  có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực (Cộng hòa Liên bang Nga, Công hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên hiệp Vương quốc Anh - Bắc Ailen và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) cà 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm.
Cơ sở pháp lý và thực tiễn xác lập, bảo vệ các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, với vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng.Trong những năm qua, trên cơ sở Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là công ước năm 1982), Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề biển đảo cũng như thực thi chủ quyền trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển và tạo điều kiện khai thác tối đã những tiềm năng biển, đảo mang lại, đặc biệt là sự ra đời của Luật biển năm 2012, xác lập một cơ sở pháp lý rõ rành trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề chủ quyền Việt Nam trên biển, sau đây là bài làm của nhóm về nội dung: “Phân tích, đánh giá cơ sở pháp lý và thực tiễn xác lập, bảo vệ các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”
Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa hai quốc gia có phải điều ước quốc tế - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế
Đề bài:

Năm 1970, quốc gia A gửi cho quốc gia B văn bản đề nghị xác định biên giới trên biển giữa quốc gia B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A có nêu rõ nguyên tắc, cách thức phân định và có bản đồ phân định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A.

Tuy nhiên, tranh chấp đến biên giới trên biển lại nảy sinh khi C trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng: thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, với tư cách quốc gia mới ra đời sau cách mạng giải phóng, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:

- Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao?
- Quốc gia C có nghĩa vụ phải kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển hay không? Tại sao?
25/06/2014
Danh sách 10 sinh viên K35 Trường ĐH Luật Hà Nội đạt điểm tốt nghiệp cao nhất
Danh sách sinh viên K35 đủ và chưa đủ điều kiện xét tốt nghiệp (đợt 2) - Trường ĐH Luật Hà Nội

DANH SÁCH SINH VIÊN K35 

CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ĐỢT 2




DANH SÁCH SINH VIÊN K35 

ĐỦ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ĐỢT 2


Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng dân sự đề số 7
ĐỀ BÀI 07

Ông A và Bà B có ba người con chung là C, D, E. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông bà A,B có một ngôi nhà trên mảnh đất diện tích 500m2 tại quận M thành phố H. Sau khi ông bà B chết, C chiếm cả nhà đất đó. E, D đã khởi kiện C ra Toà án yêu cầu chia thừa kế. Do giấy tờ nhà đất bị thất lạc nên để chứng minh cho yêu cầu của mình D, E yêu cầu cơ quan quản lý nhà đất ở địa phương cung cấp bản sao trích lục bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan đến nhà đất nói trên nhưng cơ quan này từ chối không cung cấp vì cho rằng chỉ có nghĩa vụ cung cấp khi Toà án yêu cầu. Sau đó, D, E có đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ tại cơ quan quản lý nhà đất nhưng Toà án không chấp nhận với lý do Toà án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Hỏi:

a) Việc cơ quan quản lý nhà đất ở địa phương từ chối không cung cấp tài liệu xác định quyền sở hữu ngôi nhà là đúng hay sai? Tại sao?
b) Việc Toà án không chấp nhận yêu cầu của D, E về việc tiến hành thu thập chứng cứ là đúng hay sai? Tại sao?
Tách vụ án dân sự của tòa án - Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng dân sự đề số 13
ĐỀ SỐ 13

Công ty UNI Việt Nam có trụ sở tại Huyện X, tỉnh B ký hợp đồng đại lý giao cho công ty T có trụ sở tại quận T thành phố U tiêu thu phân đạm. Khi thanh lý hợp đồng số 01/01 công ty T xác nhận còn nợ của công ty UNI một trăm triệu đồng. Khi ký hợp đồng số 02/ĐL hai bên thỏa thuận số tiền còn thiếu (một trăm triệu đồng) của hợp đồng số 01 chuyển qua thanh toán cùng hợp đồng số 02. Trong quá trình thực hiện hợp đồng số 02, công ty T vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên công ty UNI khởi kiện đòi công ty T trả 100 triệu đồng còn nợ của hợp đồng số 01 và tiền hàng còn thiếu của hợp đồng số 02. Tòa án cấp sơ thẩm tách khoản nợ 100 triệu đồng để giải quyết bằng một vụ án khác. Hỏi:

a.Việc tách vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng hay sai và giải thích tại sao?
b.Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích tại sao?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ của tòa án - Bài tập cá nhân Luật Tố tụng Dân sự đề số 12
ĐỀ BÀI 12

Ông A và bà B có 3 người con là C, E, E. Năm 2005, ông A, bà B chết không để lại di chúc. Sau khi ông A, bà B chết, anh M đến nhận A là cha đẻ của mình và gửi đơn yêu cầu Tòa án xác nhận ông A là cha đẻ của mình. Anh/ chị hãy xác định:

a) Nếu các con của ông A, bà B không chấp nhận anh M là con của ông A thì tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của anh M theo thủ tục tố tụng dân sự không? Tại sao?

b) Nếu các con của ông A, bà B đều chấp nhận anh M là con của ông A thì tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của anh M theo thủ tục tố tụng dân sự không? Tại sao?
Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng Dân sự đề số 6 - Khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của tòa án
ĐỀ BÀI 06

Trong một lần xô xát, anh A làm anh B bị thiệt hại. Ngày 23/5/2007 anh B kiện anh A ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án mặc dù các đương sự không yêu cầu nhưng để đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ án Tòa án đã tiến hành trưng cầu giám định mức độ thiệt hại sức khỏe của B. Anh A đã khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của Tòa án vì cho rằng Tòa án không được tự mình ra quyết định trưng cầu giám định. Hỏi:

a, Lý do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
b, Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?

Tổng hợp bài tập tình huống, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập học kỳ Luật Tố tụng Dân sự có đáp án
HƯỚNG DẪN: NHẤN CTRL+F VÀ GÕ TỪ KHÓA ĐỂ TÌM BÀI TẬP CÓ LIÊN QUAN

Bài tập cá nhân


- Bài tập cá nhân 1 Đề số 1:

Đề số 1: Anh Hồng và chị Thủy kết hôn tháng 12/1998, trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn. Thời gian đầu của thời kỳ hôn nhân, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Khoảng cuối năm 1999, vợ chồng có mâu thuần, do anh Hồng nghi ngờ vợ ngoại tình. Đến tháng 12 năm 2005, chị Thủy sinh con. Tháng 1/2007, anh Hồng làm đơn xin ly hôn và chia tài sản chung với chị Thủy nhưng chị Thủy không đồng ý ly hôn. Theo tài liệu trong hồ sơ thì trong thời gian sống chung anh chị có vay của ông C số tiền là 100 triệu đồng. Nay ông C cũng đề nghị tòa án buộc anh Hồng và chị Thủy trả số nợ trên khi giải quyết việc ly hôn, phân chia tài sản chung vợ chồng. tháng 6/2007, Tòa án sơ thẩm đã xử ly hôn và giao con chung cho chị Thủy nuôi, buộc anh Hồng phải cấp dưỡng nuôi con; tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo quy định của pháp luật; phần vay nợ của ông C được Tòa tách ra giải quyết riêng bằng vụ án đòi nợ.


Hỏi:

a) Theo anh (chị), Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Tại sao?
b) Giả sự chị Thủy đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi thì anh Hồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn không?

Xem đáp án tại: Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng Dân sự đề số 1
Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng Dân sự đề số 16
ĐỀ BÀI 16

Năm 2002, ông bà M,N chết có để lại di sản là một căn nhà trên diện tích đất 400m2 tại phường K, quận D, thành phố H. Ông bà có 4 người con là A, B, C, D. 

Anh A và anh B hiện cư trú tại quận 1 thành phố H, anh C hiện cư trú tại Mỹ, anh D có hộ khẩu thường trú tại thành phố M thuộc tỉnh TG nhưng hiện đang quản lý, sử dụng nhà đất cha mẹ để lại và có đăng ký tạm trú tại phường K, quận D, thành phố H. 

Nay anh A cho rằng anh D có ý định chiếm toàn bộ nhà đất nên có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Hỏi:

a. Theo anh chị, Tòa án cấp nào có thẩm quyền sơ thẩm vụ việc trên?
b. Có ý kiến cho rằng anh A phải khởi kiện tại tòa án thành phố M thuộc tỉnh TG. Hãy cho biết ý kiến này đúng hay sai và giải thích tại sao?
Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng Dân sự đề số 1
Đề số 1: Anh Hồng và chị Thủy kết hôn tháng 12/1998, trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn. Thời gian đầu của thời kỳ hôn nhân, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Khoảng cuối năm 1999, vợ chồng có mâu thuần, do anh Hồng nghi ngờ vợ ngoại tình. Đến tháng 12 năm 2005, chị Thủy sinh con. Tháng 1/2007, anh Hồng làm đơn xin ly hôn và chia tài sản chung với chị Thủy nhưng chị Thủy không đồng ý ly hôn. Theo tài liệu trong hồ sơ thì trong thời gian sống chung anh chị có vay của ông C số tiền là 100 triệu đồng. Nay ông C cũng đề nghị tòa án buộc anh Hồng và chị Thủy trả số nợ trên khi giải quyết việc ly hôn, phân chia tài sản chung vợ chồng. tháng 6/2007, Tòa án sơ thẩm đã xử ly hôn và giao con chung cho chị Thủy nuôi, buộc anh Hồng phải cấp dưỡng nuôi con; tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo quy định của pháp luật; phần vay nợ của ông C được Tòa tách ra giải quyết riêng bằng vụ án đòi nợ.
Giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn - Bài tập cá nhân Luật Tố tụng Dân sự
a) Vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn

Ta nhận thấy bản án xử ly hôn cho chị N và anh A của tòa án nhân dân quận C là bản án đã có hiệu lực pháp luật và đối với việc chia tài sản chung tòa không giải quyết vì anh A và chị N tự thỏa thuận với nhau. Khi bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì rõ ràng anh A và chị N không còn là vợ chồng nữa, do vậy vào thời điểm này mà chị N khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản chung thì tòa sẽ vẫn thụ lý giải quyết. Tuy nhiên việc thụ lý giải quyết của tòa sẽ không theo hướng đây là tài sản chung của vợ chồng mà phải coi đây là một tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa hai cá nhân có tài sản chung. Qua phân tích ở trên ta có thể thấy tòa án sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu về tranh chấp tài sản chung của chị N đối với anh A nhưng vớ tư cách là một vụ tranh chấp về dân sự theo khoản 2 điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) chứ không với tư cách một vụ tranh chấp về hôn nhân gia đình.

Do đó ta có thể đi tới kết luận: tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung này theo thủ tục tố tụng dân sự.
Tư cách đương sự trong vụ án giải quyết tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng - Bài tập cá nhân Luật Tố tụng Dân sự đề số 9
Bài tập số 9: Anh A và chị B kết hôn năm 1996 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, có đăng ký kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Sau một thời gian chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng. Về tài sản chung, vợ chồng anh A và chị B có một mảnh đất diện tích 100 m2 tại quận N thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu đồng.

1. Xác định tư cách các đương sự trong vụ án ?
2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích rõ tại sao?
Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản - Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng Dân sự
Năm 1988 ông bà A, B có cho ông M thuê mảnh đất 100m2 tại phường T, quận X, thành phố H làm nhà xưởng sản xuất. Năm 2004 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Sau khi ông A, bà B chết các con của ông bà là C, D, E yêu cầu ông M phải trả lại diện tích đất nói trên. Ông M không trả lại đất vì cho rằng ông bà A, B đã chuyển nhượng cho ông mảnh đất này. Nay C, D, E cùng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông M phải trả lại cho họ mảnh đất trên.

a) Nếu ông M cư trú tại quận B thành phố H và C, D, E cư trú tại thành phố M tỉnh T thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án quận X nơi có bất động sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS và điểm a khoản 1 Điều 33 BLTTDS.

Theo đầu bài thì đây là tranh chấp liên quan đến bất động sản, do đó tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản là một tài sản gắn liền với đất không thể dịch chuyển được và thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ. Do vậy, Tòa án nơi có bất động sản sẽ là Tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản và thu thập giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản.
Bài tập cá nhân 1 Luật Tố tụng dân sự đề số 2
ĐỀ BÀI 02

Tháng 1 năm 2004 A có hộ khẩu thường trú tại huyện X tỉnh K cho B có hộ khẩu thường trú tại huyện Y tỉnh K vay số tiền là 200 triệu đồng với thời hạn là 1 năm. Đến hạn trả nợ B vẫn không trả nợ trên và từ năm 2006 B đã chuyển vào công tác tại quận B thành phố H và sinh sống tại đây ( B có đăng ký tạm trú nhưng chưa chuyển hộ khẩu vào quận B). Ngày 10/10/2006 A khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Y buộc B trả số tiền đã vay nói trên.

Hỏi:

a) Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án huyện Y có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc trên không? Tại sao?
b) Có ý kiến cho rằng anh A cũng có thể yêu cầu tòa án huyện X giải quyết vụ việc trên nếu được B đồng ý bằng văn bản. Theo anh (chị) ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?
Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà có tranh chấp - Bài tập cá nhân 2 Luật Tố tụng dân sự
Anh A, chị K có  một căn nhà cấp 4 trên một diện tích đất là 100m2 tại xã P, huyện Q, tỉnh M, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất năm 2004. Năm 2006, anh A đã viết giấy bán nhà cho anh B với giá 500 triệu đồng nhưng chưa hoàn thất thủ tục sang tên trước bạ. Năm 2007, do giá trị của mảnh đất theo thời giá thị trường là 800 triệu nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa anh A và anh B với lý do chị K không ký vào giấy mua bán và không đồng ý việc mua bán trên. Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải.

1. Anh chị hãy bình luận quan điểm trên?
2. Giả sử vụ việc đã được Tòa án thụ lý, hãy xác định tư cách của đương sự trong vụ án và giải thích tại sao?
Tòa án có thẩm quyền mà các đương sự có thể nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn - Bài tập cá nhân Luật Tố tụng dân sự
Vấn đề chung: Qua nghiên cứu đề bài cho thấy đây là một việc dân sự liên quan đến lĩnh vực hôn nhân – gia đình (thuận tình ly hôn). Cơ sở để có khẳng định trên là: Anh A và chị B có đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và thỏa thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng. Hành vi của anh A, chị B thỏa mãn khoản 2 Điều 28 Bộ Luật TTDS 2004 “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Chính vì vậy, đây là việc dân sự chứ không phải là vụ án dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 

1. Xác định Tòa án có thẩm quyền mà các đương sự có thể nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn.


Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 35 về thẩm quyền giải quyết việc dân sự theo lãnh thổ: “Tòa án nơi có một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản ly hôn”.