25/06/2014
Giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn - Bài tập cá nhân Luật Tố tụng Dân sự
a) Vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn

Ta nhận thấy bản án xử ly hôn cho chị N và anh A của tòa án nhân dân quận C là bản án đã có hiệu lực pháp luật và đối với việc chia tài sản chung tòa không giải quyết vì anh A và chị N tự thỏa thuận với nhau. Khi bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì rõ ràng anh A và chị N không còn là vợ chồng nữa, do vậy vào thời điểm này mà chị N khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản chung thì tòa sẽ vẫn thụ lý giải quyết. Tuy nhiên việc thụ lý giải quyết của tòa sẽ không theo hướng đây là tài sản chung của vợ chồng mà phải coi đây là một tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa hai cá nhân có tài sản chung. Qua phân tích ở trên ta có thể thấy tòa án sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu về tranh chấp tài sản chung của chị N đối với anh A nhưng vớ tư cách là một vụ tranh chấp về dân sự theo khoản 2 điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) chứ không với tư cách một vụ tranh chấp về hôn nhân gia đình.

Do đó ta có thể đi tới kết luận: tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung này theo thủ tục tố tụng dân sự.

b) Theo tình huống của bài tập nêu ra thì ta phải xem xét hai vấn đề: thứ nhất tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị N hay không và thứ hai nếu có thì đó là tòa án nào.

Thứ nhất theo khoản 4 điều 28 BLTTDS thì: “Yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:

Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn theo yêu cầu”

Như vậy ta có thể thấy rằng tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị N về việc hạn chế quyền thăm nom con chung sau khi ly hôn đối với anh A.

Thứ hai chúng ta xem xét  tòa án nào thì có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị N. 

Theo khoản k điểm 2 điều 35 BLTTDS thì:

“Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Toà án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn”

Như vậy là tòa nơi chị N đang cư trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn của anh A và theo căn cứ tại điểm b khoản 2 điều 33 thì “tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về hôn nhân gia đình quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 điều 28 BLTTDS”. Do vậy tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị N về hạn chế quyền thăm nom con chung sau khi ly hôn đối với anh A là tòa án nhân dân quận B.

Mặt khác theo như căn cứ tại điểm c khoản 2 điều 36 BLTTDS thì tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về hôn nhân gia đình theo sự lựa chọn của người yêu cầu trong trường hợp sau đây:

“Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi người con cư trú giải quyết.”

Như vậy là chị N còn có quyền lựa chọn tòa án nơi con của mình cư trú để giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của anh A sau khi hai bên ly hôn.

Qua sự phân tích trên thì ta có thể thấy rằng tòa án có thẩm giải quyết yếu cầu của chị N về việc hạn chế quyền thăm nom con chung khi ly hôn đối với anh A thì có thể là toàn án nhân dân quận C nơi chị N cư trú hoặc toàn án nơi con chung của hai người cư trú.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Nguyễn Trà My - K3507 - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment