02/11/2013
Bài tập học kỳ luật Hiến pháp: Hội đồng nhân dân
I. Vị trí, tính chất chức năng và nguyên tắc hoạt động của hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành

1. Vị trí, tính chất, chức năng của hội đồng nhân dân

Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 119, Điều 120 Hiến pháp năm 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Theo đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân trong Nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gân gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vữn g những đặc điểm của địa phương, do đó mà nắm và quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân còn là môt  tổ chức có tính chất quần chúng, bao gồm đại biểu của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí thức ưu tú cùng nhau bàn bạc và giải quyết mọi công việc quan trọng của địa phương. Như vậy, hội đồng nhân dân vừa là một tổ chức có tính chất quyền lực, vừa có tính chất quần chúng, vừa là trường học quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương.

Xuất phát từ những quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 thì hội đồng nhân dân có 3 chức năng chủ yếu sau đây:

- Một là, quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, như quyết định những chủ trương, biên pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương đối với đất nước.

- Hai là, bảo đảm thực hiện c ác quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương.

- Ba là, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương.

2. Nguyên tắc hoạt động của hội đồng dân

Điều 3 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quy định:

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên bằng cách bàn bạc tập thể thông qua Nghị quyết đa số các thành viên biểu quyết tán thành, trên cơ sở lấy ý kiến rộng tãi của cử tri;

- Tất cả mọi hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phải tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

II. Tổ chức và các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành

Hội đồng nhân dân các địa phương do nhân dân địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhiệm kì mỗi khóa của hội đồng nhân dân là 5 năm kể từ kì họp thứ nhất của hội đồng nhân dân khóa đó dến kì họp thứ nhất của hội đồng nhân dân khóa sau.

Để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và luật quy định, hội đồng nhân dân được tổ chức và hoạt động bằng những hình thức sau

1. Cơ cấu tổ chức

Hội đồng nhân dân các cấp khác nhau tổ chức khác nhau.

Ở cả ba cấp đều thành lập Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực hội đồng nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực. Thường trực Hội đồng nhân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thành viên của thường trực hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực hội đồng nhân dân phải được Thường trực hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn

Các ban của Hội đồng nhân dân được tổ chức ở hai cấp: cấp tỉnh, cấp huyện. Theo điều 54 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập 3 ban: Ban kinh tế và ngân sách, ban văn hóa – xã hội, ban pháp chế; nơi nào có nhiểu dân tộc thì có thể thành lập ban dân tộc. Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế - xã hội, ban pháp chế.Số lượng thành viên của mỗi Ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên của các Ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trưởng ban của Hội dồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp

Tháng 11 năm 2008, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê duyệt thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Mục đích của bỏ Hội đồng nhân dân là để nhân dân có cơ hội bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở địa phương mình, tăng cường dân chủ cơ sở. Đối với cấp phường, công việc thí điểm này bắt đầu được tiến hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đối với 483 phường thuộc 67 huyện và 32 quận của 10 tỉnh, thành. Tạm thời, sau khi bỏ Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã Hội đồng nhân dân bị bỏ sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp hành chính cao hơn bổ nhiệm, bãi miễn. Chính phủ Việt Nam cũng trình Quốc hội đề án thí điểm nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở các xã có Hội đồng nhân dân bị bỏ, song Quốc hội chưa phê duyệt. Riêng Hội đồng nhân dân các thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn sẽ không bị bỏ do các đơn vị này được coi là có đặc thù riêng, có tính độc lập tương đối cao.

2. Các hình thức hoạt động của hội đồng nhân dân

a. Các kì họp của hội đồng nhân dân

Các cuộc họp chiếm địa vị đặc biệt quan trọng trong hoạt động của hội đồng nhân dân, bởi vì, đó là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân làm việc tập trung, có hiệu quả nhất trong các kì họp của mình.

Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm hai kỳ (trước đây ba tháng một kỳ). Ngoài kỳ họp thường lệ, hội đồng nhân dân còn tổ chức các kì họp chuyên dề hoặc kì họp bất thường theo đề nghị của chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu hội đồng nhân dân cùng cấp yêu cầu.

Cách thức tiến hành kì họp Hội đồng nhân dân được quy định theo Điều 48 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân như sau:

- Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được qua nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân thì phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành mới có giá trị.

- Hội đồng nhân dân họp công khai. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định họp kín theo đề nghị của Chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Ngày họp, nơi họp, và chương trình của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được thông báo cho nhân dân biết, chấm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

- Kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia.

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên đã được bầu ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương và đại diện cử tri được mời tham dự kì họp Hội đồng nhân dân, được phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.

- Tài liệu cần thiết của kỳ họp hội đồng nhân dân phải được gửi đến các đại biểu hội đồng nhân dân chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kì họp.

b. Thường trực hội đồng nhân dân

Thường trực Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân chủ yếu giữ vai trò điều hoà phối hợp hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và giúp Hội đồng nhân dân thực hiện các hoạt động khi Hội đồng nhân dân không họp

Thường trực hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Triệu tập và chủ toan các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân

- Đôn đốc, kiểm tram Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương.

- Điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân; xem xé kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhan dân khi cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân.

- Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

- Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.

- Trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu ra theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đòng nhân dân;

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

- Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân.

c. Các ban của hội đồng nhân dân

Các ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các ban được Hội đồng nhân dân thành lập theo nhu cầu công tác.

Các Ban của Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

- Thẩm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.

- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhan dân, hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp. Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Trong khi thi hành nhiệm vụ, các ban của Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của các Ban của Hội đồng nhân dân

- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết

d. Hoạt động của các đại biểu hội đồng nhân dân

Theo quy định tại điều 36 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì: Đại biểu hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước.

Nhiệm vụ

- Tham gia dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của hội đòng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri.

- Báo cái với cử tri kết quả sau mỗi kì họp, phổ biến, giải thích các nghị quyết của hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân địa phương thực hiện các nghị quyết đó.

 Quyền hạn

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến thường trực hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước hội đồng nhân dân tại kì họp đó. Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đông nhân dân có thể quyết đinh cho trả lời tại kì họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản gửi đến đâị biểu đã chất vấn và thường trực hội đồng nhân dân

- Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân daanm chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân được gửi đến thường trực hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển dến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn

Các quyền khác của Hội đồng nhân dân theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003:

- Đại biểu hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứng những việc làm trái pháp luật, chính sách của nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó

- Khi đại biểu hội đồng nhân dân yêu cầu gặp người phụ trách của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân thì người đó có trách nhiệm tiếp.

- Đại biểu hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu.

- Đại biểu hội đồng nhân dân có quyền đề nghị hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do hội đồng nhân dân bầu.

 Những bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

- Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ công chức ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc cử tri và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu hội đồng nhân dân.

- Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với hội đồng nhân dân.

Việc bãi nhiệm, mất quyền đại biểu hội đồng nhân dân, việc đại biểu hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu

Đại biểu hội đồng nhân dân nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm mà bị hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trực hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quyết đinh việc đưa ra hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân theo đề nghị của ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Trong trường hợp hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Đại biểu hội đồng nhân dân phạm tội, bị tóa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì mất quyền đại biểu hội đồng nhân dân.

Đại biểu hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khở hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ do hội đồng nhân dân cùng cấp xét và quyết định.

No comments:

Post a Comment