15/11/2013
BÍ QUYẾT ĐẠT 10 PHẨY TIẾNG ANH TẠI ĐH LUẬT HÀ NỘI
Đây là một bài viết trích từ Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất của CLB Luật gia trẻ mà mình rất tâm đắc và cũng thấy rất hữu ích cho các bạn sinh viên trường Luật nói chung, đặc biệt là những bạn đang phấn đấu đạt 10 phẩy tín chỉ ngoại ngữ nói riêng.

Để được kiểm tra trình độ Tiếng Anh miễn phí và tư vấn lộ trình học tập phù hợp với mục đích đạt >600 điểm TOEIC, các bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 0979.958.351 (gặp chị Hà) nhé! Vui lòng lưu ý nên gọi điện từ 9h sáng đến 6h tối.

BÍ QUYẾT ĐẠT 10 PHẨY TIẾNG ANH TẠI ĐH LUẬT HÀ NỘI

Link download Cẩm nang TOEIC từ A đến Z

Các em tân sinh viên K38 thân mến!

Bước chân vào cổng trường đại học đồng nghĩa với việc các em sẽ phải trang bị cho mình rất nhiều hành trang kiến thức để vượt qua nhiều môn học khác nhau. Có những môn học nhẹ, chỉ 2 tín chỉ, nhưng lại có những môn học với số lượng tín chỉ lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập cuối cùng. Nếu các em đọc kĩ Chương trình đào tạo sẽ nhận thấy môn Ngoại ngữ chính là môn học có số tín chỉ cao nhất (7 tín chỉ, chia thành hai học phần học trong hai học kỳ), cao hơn cả những môn học rất quan trọng khác như Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, Hiến pháp hay Hành chính…

Là một sinh viên K34 – thế hệ sinh viên đầu tiên được thử nghiệm hình thức học tín chỉ tại ĐH Luật HN, tính điểm các môn theo hệ số mới, chị rất thấm thía “sức mạnh” của môn Ngoại ngữ với điểm tổng kết chung. Với một môn học nặng tín chỉ như thế này, nếu như các em không cẩn thận, đó sẽ chính là yếu tố kéo tụt điểm phẩy tổng kết toàn khóa. Nhưng ngược lại, nó chính là “đòn bẩy” rất mạnh để nâng điểm trung bình nếu các em thực sự nghiêm túc và đầu tư học. Điểm phẩy tổng kết 7 tín chỉ môn Ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ quyết định xem các em sẽ đạt bằng “Giỏi” hay bằng “Khá” khi tốt nghiệp ra trường.


1. Tại sao nên chọn học tiếng Anh?

Với môn Ngoại ngữ, tại trường ĐH Luật HN, các em sẽ được lựa chọn theo học một trong các thứ tiếng sau: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung,… Vậy tại sao các em nên chọn học tiếng Anh?

Từ thực tế của bản thân và những người bạn, chị rút ra một kinh nghiệm “thương đau”, thường thì điểm tổng kết các môn học Ngoại ngữ tại trường không được cao như mình vẫn hy vọng. Lý do lớn nhất có lẽ là vì điểm tổng kết môn Ngoại ngữ sẽ được lấy duy nhất từ điểm thi cuối kì (thi trắc nghiệm) của các em, chứ không phải là tổng kết cả điểm bài tập trong kì và điểm thi cuối kì như tất cả những môn học khác. Vì thế không thể tránh khỏi “học tài thi phận”, có rất nhiều bạn chăm học và có năng khiếu, nhưng điểm kết thúc học phần chỉ được 7,0 – 8,0, trong khi để đạt điểm A học phần Ngoại ngữ các em cần phải có điểm tổng kết trên 8,5.

Tiếng Anh là môn Ngoại ngữ duy nhất cho phép các em học thêm ở ngoài và nộp chứng chỉ về trường để quy đổi điểm phẩy. Như vậy, các em hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp lịch trình học và thi cho đến khi đạt được điểm số như nguyện vọng (trên 580/990 điểm TOEIC tương đương với 10 phẩy cho 7 tín chỉ Ngoại ngữ). Các em có thể học vào bất kỳ buổi nào trong tuần mà không bắt buộc học đến 20h15 tại trường theo lịch học truyền thống dành cho môn Ngoại ngữ, đồng thời có thể thi nhiều lần, miễn sao kịp nộp chứng chỉ trước khi làm điểm tổng kết tốt nghiệp.

Ngoài ra, vì tính quốc tế và phù hợp với đối tượng người đi làm, TOEIC hiện đang là chứng chỉ uy tín và cần thiết mà đa số các nhà tuyển dụng yêu cầu để đánh giá trình độ Tiếng Anh của ứng viên khi đi xin việc. Với lợi thế điểm TOEIC >580, các em sẽ dễ dàng tìm được công việc làm thêm như mong muốn. Đồng thời, với những em học khối A,C hay những em chưa có điều kiện học tốt tiếng Anh tại cấp 3, đây sẽ là cơ hội tốt để các em củng cố một cách toàn diện kiến thức về môn học này. Việc học tiếng Anh thực sự sẽ thành thế mạnh, thành niềm đam mê khi nó đem lại lợi ích thiết thực nhất mà các em đang cần.

Khi đã thành thạo tiếng Anh, các em có thể thoải mái và dễ dàng học thêm một hoặc nhiều ngoại ngữ khác (tiếng Trung, tiếng Pháp,…). Còn trên thực tế, việc học các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh tại trường Đại học không đủ giúp các em có thể ứng dụng những ngoại ngữ này vào cuộc sống và công việc hàng ngày.

2. Bí quyết đạt “10 phẩy” tiếng Anh.

Nếu đăng kí tiếng Anh cho môn học Ngoại ngữ, các em sẽ phải tham gia kì thi phân loại tại trường. Bài thi diễn ra dưới hình thức bài thi TOEIC chuẩn, cách thức tính điểm y hệt một bài thi TOEIC diễn ra tại cục khảo thí. Căn cứ vào kết quả thi, các em sẽ được phân loại như sau:

    Các bạn có điểm thi dưới 250/990 sẽ không đủ điều kiện học môn tiếng Anh ở trường và phải học ở ngoài;

    Các bạn có điểm thi từ 250-450 sẽ được học tại trường chia làm 2 kì học;

    Các bạn có điểm thi từ 450 trở lên sẽ được miễn học môn ngoại ngữ và quy đổi điểm theo hệ số 10. Theo đó điểm tổng kết môn Ngoại ngữ sẽ được quy thành 8, 9 hoặc 10 phụ thuộc vào kết quả bài thi phân loại và nhân với hệ số 7. Để được 10 phẩy môn tiếng Anh, các bạn cần đạt 580/990 điểm bài thi phân loại;

Đối với những em đủ điều kiện học môn tiếng Anh ở trường, các em sẽ đăng kí học và học tập như một môn học bình thường,

Việc học tập thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cần phải có một lộ trình rõ ràng, có sự định hướng và hướng dẫn để tránh mất nhiều thời gian và chi phí. Nếu tập trung toàn bộ và đi đúng lộ trình, các em chỉ cần dành thời gian khoảng hơn nửa năm để đi từ những bước tiếng Anh ban đầu hoàn toàn cơ bản đến những bước cuối cùng chinh phục mục tiêu TOEIC 600, và dĩ nhiên dễ dàng vượt qua kì thi phân loại tiếng Anh tại trường cùng với việc ẵm điểm 10 tròn trĩnh. Việc học càng sớm cũng càng tốt. Nếu các em học tiếng anh ngay từ năm nhất, năm hai đại học thì đến năm thứ 3, thứ 4, khi các em muốn thử sức mình với những công việc làm thêm bán thời gian, hay những trải nghiệm thực tập thú vị thì cánh cửa cơ hội lại càng rộng mở hơn bao giờ hết nếu các em đã nắm chắc hành trang ngoại ngữ trong tay.

Nếu đi học thêm tiếng Anh bên ngoài, các em không cần thiết phải chọn trung tâm tiếng Anh lớn. Vì như vậy, ngoài học phí đắt, sĩ số các lớp tại trung tâm cũng rất đông, các giảng viên sẽ không thể theo dõi sát sao được trình độ của từng học viên và không thể đảm bảo cho các em sẽ đạt được điểm số TOEIC như mong muốn. Các em nên theo học theo mô hình lớp/nhóm nhỏ, sĩ số không quá 20 học viên và có thể lựa chọn các lớp ở gần khu vực trường ĐH Luật HN.

Điều quan trọng nhất khi chọn lựa lớp là chất lượng giảng viên. Giảng viên không những cần tâm huyết, giàu kinh nghiệm giảng dạy luyện thi TOEIC mà còn phải là người đã từng trải nghiệm và thấu hiểu những yêu cầu cần thiết đối với trình độ tiếng Anh mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho các ứng viên.

Sau khi lựa chọn được lớp học phù hợp, các em cần được tư vấn một lộ trình học tập hợp lý, phù hợp với trình độ của từng người để đạt được kết quả học tập tốt nhất mà không mất nhiều thời gian và chi phí.

Có người đã từng nói “Learning English is a "key" to open doors of opportunity, a "bridge" to connect people and cultures and to cross communication gaps, or a "mirror" to reflect others and your own personality” – Học tiếng anh là “chìa khóa” để mở cánh cửa cơ hội, là “cây cầu” để kết nối con người và các nền văn hóa, để vượt qua rào cản giao tiếp hoặc là “tấm gương” phản chiếu mọi người và chính bản thân bạn. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ phần nào giúp các em tìm được hứng thú trong việc học tiếng anh và mãi giữ ngọn lửa nhiệt huyết trên con đường tìm đến chìa khóa thành công

Chúc các em luôn mạnh khỏe và học tập tốt!

Like và Share bài viết để chia sẻ với các bạn khác nhé ^^!

2 comments:

  1. em muốn hỏi em đăng kí tiếng anh ở trường rồi học luôn có thấy làm bài kiểm tra xem có đủ điều kiện để học tiếng anh ở trường đâu ạ

    ReplyDelete
  2. em muốn hỏi em đăng kí tiếng anh ở trường rồi học luôn có thấy làm bài kiểm tra xem có đủ điều kiện để học tiếng anh ở trường đâu ạ

    ReplyDelete