27/09/2013
Bài tập nhóm Quyền trẻ em: Trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em
LỜI NÓI ĐẦU

Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Vì vậy, ngay từ thời xa xưa, các nhà nước phong kiến đã đề ra những quy định bằng pháp luật để bảo vệ trẻ em; nhân dân cũng tự hình thành các quan hệ đạo đức nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh,trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời từng bước làm hài hoà với pháp luật quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, tinh thần, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.

Để trẻ em có thể nhận thức đầy đủ quyền lợi, những bổn phận và những việc trẻ em không được làm thì trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về gia đình. Gia đình có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, giúp các em thực hiện những bổn phận của mình và tránh xa những tệ nạn của xã hội.
Bài tập học kỳ Luật thi hành án dân sự: Phân biệt biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự
LỜI MỞ ĐẦU

Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 đã được thay thế bởi Luật THADS 2008. Việc công tác thi hành án được quy định chi tiết và cụ thể trong Luật Thi hành án dân sự đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng để việc thi hành án được thi hành một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Một trong các thay đổi giúp Luật thi hành án dân sự phát huy được vai trò của mình đó là quy định thêm các biện pháp bảo đảm. Vậy biện pháp bảo đảm mới này và biện pháp cưỡng chế vốn có có những điểm gì khác nhau? Vai trò của mỗi biện pháp trong công tác thi hành án như thế nào?
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã quyết đinh lựa chọn bài tập số 3 : “Phân biệt giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự” để hoàn thiện bài tập lớn môn thi hành án dân sự của mình. Em mong rằng trong quá trình làm bài cũng như những đóng góp từ các thày (cô) sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề này.
Đề bài tập học kỳ môn Tư vấn hợp đồng lao động
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN TƯ VẤN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
K35 – Course 2 – Kỳ II năm học 2012 - 2013

Đề 1:

Anh (chị) hãy soan thảo thư tư vấn cho công ty trong bối cảnh: công ty sẽ gặp khó khăn về tài chính nên muốn thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc nên sẽ chấm dứt HĐLĐ đối với một số lao động trong công ty.

Đề 2:

Anh T vào làm việc cho công ty X từ năm 2008 với HĐLĐ không xác định thời hạn. Năm 2010, anh được công ty cử đi học ở Nhật Bản thời hạn 6 tháng (tổng chi phí là 10.000 USD) với cam kết sau khi học xong sẽ về làm việc cho công ty. Ngày 10/7/2012 anh gửi đơn thong báo cho công ty với nội dung anh sẽ chấm dứt HĐLĐ vào ngày 10/9/2012. Mặc dù công ty không đồng ý nhưng gày 10/9/2012 anh vẫn chấm dứt hợp đồng. Trước tình trạng đó, Công ty muốn anh T phải bồi thường lại phí đào tạo.

- Giả sử bạn là nhà tư vấn được công ty lựa chọn, bạn cần phải làm rõ (hỏi, thu thập thông tin) những vấn đề gì trước khi đưa ra hướng tư vấn cho công ty.
- Soạn thảo thư tư vấn cho công ty trong bối cảnh trong bối cảnh.
Bài tập nhóm 2 Pháp luật bồi thường Giải phóng mặt bằng
Danh mục bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng
Course 3 Kỳ II năm học 2012 – 2013 – K35
DANH MỤC BÀI TẬP NHÓM LẦN 2
Môn PL bồi thường, GPMB
-----------------------------

Đề số 1: (Nhóm 1)

Luật đất đai năm 2003 đang trong quá trình tổng kết, sửa đổi, bổ sung. Anh (Chị), hãy đưa ra các kiến nghị nhằm sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Luật đất đai năm 2003 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu những căn cứ, lập luận khoa học của những kiến nghị này?
Bài tập học kỳ môn Pháp luật hải quan trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kì II 2012 - 2013 - K35
  1. Nội dung Công ước Kyoto (sửa đổi) về đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan và vấn đề thực thi Công ước này tại Việt Nam.
  2. So sánh xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá hải quan (Hiệp định GATT 1994) và pháp luật Việt Nam.
  3. Nội dung Hiệp định hải quan ASEAN và vấn đề thực thi Hiệp định tại Việt Nam.
  4. Phân biệt thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống.
  5. Phân tích những điểm mới của Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005.
  6. So sánh TTHQ đối với hàng hóa XNK thương mại và phi thương mại thực hiện TTHQ truyền thống.
  7. Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Công ước HS và nội dung cơ bản của công ước.
  8. Đánh giá thực tiễn thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam hiện nay.
  9. Phân tích vai trò của trị giá Hải quan.
  10. Các mẫu C/O và việc áp dụng C/O mẫu D: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAn để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAn (viết tắt là ATIGA)
Bài tập học kỳ Tư vấn hợp đồng lao động đề 3
Đề số 3: Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với A. Trong bối cảnh thời hạn hợp đồng của anh A còn 1 năm (anh A giao kết HĐ 3 năm nhưng mới làm được 2 năm). Anh A cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi sai trái nào khác.

Anh (chị) hãy viết thư tư vấn cho công ty trong trường hợp trên.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay
Bài tập học kỳ môn Luật Bình đẳng giới có đáp án.

Đề bài: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay.

BÀI LÀM

A . ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có rát nhiều nỗi lực phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu tiến bộ xã hội, trong đó phải kể đến việc thực hiện bình đẳng giới và phát triển con người. Bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Vì vây, để thực hiện được những mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những biên pháp để thúc đẩy bình đẳng giới. Để hiểu hơn về các biện pháp thức đẩy bình đẳng, em chọn đề tài “ “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đơi với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay” cho bài viết của mình.
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta
Bài tập học kỳ môn Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đề số 13:

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta.

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, vấn đề thu hồi đất phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế đang là mối quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và người sử dụng đất bị thu hồi đất, nó không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến yếu tố chính trị -  xã hội.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư.

Những năm gần đây, công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp, kể cả việc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính cộng đồng dân cư có đất bị thu hồi. Nhiều địa phương phải điều chỉnh lại quy hoạch, sủa đổi thiết kế dự án , chờ đợi do không giải phóng được mặt bằng hoặc do cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Hậu quả là làm ảnh hưởng tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất và Nhà nước, làm mất ổn định tình hình chính trị - xã hội ở các địa phương.

Xuất phát từ lí do trên, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta” cho bài tập học kỳ môn Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng của mình. Mong rằng trong quá trình làm bài cũng như những ý kiến đóng góp hữu ích của các thầy (cô) sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề này.
Quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện
Bài tập học kỳ môn Pháp luật quyền trẻ em đề số 4: Quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện.

Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Nhà nước ta qui định. Quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên.

Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Song vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc chăm sóc, tạo điều kiệ cho trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước được học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện” cho bài tập học kỳ môn Pháp luật Quyền trẻ em của mình. Mong rằng trong quá trình làm bài cũng như những ý kiến đóng góp hữu ích của các thầy (cô) sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề này.
Những kiến nghị nhằm sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Luật đất đai năm 2003 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Những kiến nghị nhằm sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Luật đất đai năm 2003 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?

BÀI LÀM

Thứ nhất, cần nâng cao vai trò của yếu tố bình đẳng – thỏa thuận trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hổi đất. Việc “bồi thường” phải thực sự đem lại những lợi ích tối thiểu tương xứng với nơi ở cũ (về môi trường sống, cơ sở hạ tầng,…) nhằm giúp người dân yên tâm tái lập cuộc sống mới. Cụ thể hơn, cần có một quy định riêng về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó quy định nguyên tắc, cơ chế xác định bồi thường đối với đất, đối với tài sản gắn liền với đất; các nguyên tắc hỗ trợ, thực hiện tái định cư; quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định khi thu hồi đất. Đặc biệt, các quyền được biết thông tin về đất bị thu hồi, quyền được góp ý kiến, quyền được xem khu tái định cư, quyền khiếu nại, khiếu kiện, thậm chí quyền được tham gia vào công tác định giá đất công bằng, đúng với thực tế cũng sẽ được ghi nhận. Như vậy, các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới ít nhiều thể hiện được yếu tố bình đẳng – thỏa thuận mà bản thân thuật ngữ “bồi thường” mang lại.
Bài tập cá nhân 2 Luật thương mại 2 - Trung gian thương mại
Xem thêm: Tổng hợp bài tập Luật Thương mại 2 có đáp án.

Đề bài: Phân tích đặc điểm chung của các hoạt động trung gian thương mại.’’

Căn cứ vào định  nghĩa về  hoạt động trung gian thương mại và các điều khoản quy định  tại  chương V Luật  thương  mại  năm 2005, có   thể  thấy hoạt động   trung gian thương  mại theo pháp luật Việt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động  trung  gian  thương mại là loại hoạt  động cung ứng  dịch  vụ thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên  thuê  dịch  vụ  để hưởng thù lao.

Có  thể  thấy,  trước  hết  hoạt  động  trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại. Đó là việc cung ứng các dịch vụ:  Đại  diện  cho  thương  nhân;  môi  giới thương  mại;  uỷ thác  mua  bán  hàng  hoá  và đại lí  thương mại.  Giống với  các hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại khác, bên thuê dịch  vụ  (bên  giao  đại  diện,  bên  được  môi giới,  bên uỷ thác, bên giao đại lí) là bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ và phải có nghĩa vụ trả thù lao cho bên thực hiện dịch vụ còn bên cung  ứng  dịch  vụ  (bên  đại  diện,  bên  môi giới, bên nhận uỷ thác, bên đại lí) là bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên thuê dịch vụ và được nhận thù lao. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại có điểm khác biệt cơ bản so với các hoạt động cung ứng dịch vụ khác ở phương thức thực hiện. Các hoạt động cung ứng dịch vụ theo phương thức giao dịch trực tiếp, có sự tham gia của hai bên. Các bên tham gia quan hệ trực tiếp giao dịch với nhau, bàn bạc thỏa thuận  nội  dung  giao  dịch.  Trong  hoạt  động dịch  vụ  trung  gian  thương  mại  có  sự  tham gia  của  ba  bên,  trong  đó  có  bên  trung  gian nhận  sự uỷ nhiệm  của  bên  thuê  dịch  vụ để quan hệ với bên thứ ba. Điều đó có nghĩa là, bên  trung  gian  làm  cầu  nối  giữa  bên  thuê dịch vụ và bên thứ ba.
Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
Bài tập học kỳ môn Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Đề bài: Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này.

LỜI MỞ ĐẦU

Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên nhà nước không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất mà giao quyền chiếm hữu và sử dụng đất cho người dân. Mặc dù không được nhà nước giao quyền sở hữu đất đai nhưng trong quá trình chiếm hữu, sử dụng đất, người sử dụng đất đã đầu tư, cải tạo làm tăng giá trị của đất đai. Đó chính là thành quả lao động, kết quả đầu tư của người sử dụng đất được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Do đó khi nhà nước thu hồi đất cần phải tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất. Đặc biệt đối với thu hồi đất ở thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới nơi sinh sống của người sử dụng đất. Trong phạm vi bài tập này em xin được “Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này.”
Khởi kiện việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do không hoàn thành công việc được giao
Bài tập nhóm 2 Tư vấn hợp đồng lao động - Đề 2

Tình huống Tư vấn hợp đồng lao động: Anh H vào làm việc cho công ty X từ 15/4/2005 với hđlđ không xác định thời hạn. ngày 10/6/2012 anh bị giám đốc công ty chấm dứt với lý do anh thường xuyên không hoàn thành công việc được giao. anh dự định sẽ khởi kiện công ty X ra tòa án nhưng anh không biết việc đơn phương chấm dứt của công ty đối với mình có phải là trái pháp luật hay không và thủ tục khởi kiện ra tòa ntn nên anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn.

1. Giả sử anh (chị) là nhà tư vấn được anh H lựa chọn, anh (chị) cần phải làm rõ (hỏi và thu thập thông tin về những vấn đề gì trước khi đưa ra hướng tư vấn cho anh H.

2. Hãy tư vấn cho anh H những thủ tục pháp lý cần thiết để anh khởi kiện ra tòa án.
Bài tập cá nhân môn Luật Lao động: Hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện khi xác lập HĐLĐ, pháp luật lo động quy định NLĐ và NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Ngày nay, việc các chủ thể của quan hệ lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật xảy ra ngày càng nhiều. Vì thế, việc pháp luật quy định hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết thực trạng trên. Hãy cùng nhau phân tích, bình luận để hiểu sâu sắc hơn về nội dung này.
Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam
Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật Bình đẳng giới.

Đề bài: 

Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam.

1. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.

Bình đẳng giới là một vấn đề không mới trong đời sống xã hội hiện nay nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Việc thực hiện bình đẳng giới phải đi từ nhận thức đến hành động, chính vì thế việc nhận thức những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới là rất cần thiết. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội; trong cuộc sống con người tham gia vào các hoạt động sống như lao động, học tập và từ đó hình thành nhân cách. Và gia đình chính là ngôi trường đầu tiên đào tạo, hình thành nhận thức của con người về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Gia đình có một vai trò quan trọng trong việc hình thành những nhận thức, thái độ về các quan hệ giới, đồng thời cũng là nơi diễn ra quá trình xã hội hoá cá nhân bởi vậy có thể nói rằng gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi một hành vi, một thái độ của mỗi thành viên trong gia đình về vấn đề bình đẳng giới đều được truyền từ đời này sang đời khác, nó cũng ăn sâu “thâm căn cố đế” vào tiềm thức của thế hệ sau, rất khó thay đổi. Chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện và tiến tới bình đẳng giới thực chất. Trong công tác thực hiện bình đẳng giới chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của gia đình – tế bào của xã hội, trước hết đó là trong việc nhận thức về bình đẳng giới.
Bài tập nhóm Luật an sinh xã hội - Tư vấn quyền lợi an sinh xã hội
Tình huống Luật An sinh xã hội: Anh H vào làm việc tại công ty Y từ tháng 6/1994. Năm 2006 anh bị tai nạn lao động được xác định suy giảm 33% khả năng lao động. Năm 2008 vết thương tái phát anh phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 40% khả năng lao động nhưng anh vẫn tiếp tục làm việc. Năm 2009 anh chết do xuất huyết não. Anh có mẹ đã 65 tuổi và hai con: một cháu 16 tuổi và một cháu 12 tuổi. Anh (chị) hãy tư vấn quyền lợi về ASXH cho anh H và gia đình anh.
Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Bài tập học kỳ Lý luận Nhà nước và pháp luật có đáp án.

Sự ra đời và phát triển của pháp luật có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của một đất nước. Pháp luật là do nhà nước ban hành, phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, đồng thời pháp luật cũng được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bởi vậy một đất nước sẽ không thể tồn tại và phát triển ổn định nếu thiếu pháp luật. Trong tình hình hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước cũng như việc hội nhập với kinh tế quốc tế, vai trò của pháp luật ngày một quan trọng. Để đi sâu nghiên cứu, em xin chọn đề tài: “Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
Bài tập nhóm Lễ tân ngoại giao: Tính quốc tế và tính quốc gia trong Lễ tân ngoại giao
I. Tính quốc tế và tính quốc gia trong lễ tân ngoại giao

1. Khái niệm Lễ tân ngoại giao

- Lễ tân là từ Hán Việt theo đó “lễ” là phép tắc đối xử; “tân” là khách; lễ tân là việc tiếp xúc, giao tiếp trong quan hệ với bên ngoài theo những thể thức nhất định. Trong quan hệ quốc tế, lễ tân được chia thành: Lễ tân ngoại giao và Lễ tân đối ngoại.

- Trong thực tiễn và lý luận hoạt động ngoại giao, đã có nhiều định nghĩa đưa ra về lễ tân ngoại giao. Qua tổng hợp và nghiên cứu, các học giả đều khẳng định cốt lõi nội dung của lễ tân ngoại giao là những quy định thành văn (điều ước quốc tế liên quan tới ngoại giao, luật ngoại giao cũng như các văn bản pháp luật quốc gia) hoặc không thành văn (phong tục, truyền thống, tập quán quốc tế và quốc gia) về cách ứng xử trong quan hệ chính thức giữa các quốc gia và các đại diện của họ với nhau.
Bài tập học kỳ Lễ tân ngoại giao: So sánh việc sắp xếp vị trí trong cuộc gặp chính thức hay trong tiệc chiêu đãi
Cho dù trong cuộc gặp chính thức hay trong tiệc chiêu đãi, việc sắp xếp chỗ ngồi cho đúng cương vị và theo tập quán quốc tế rất cần thiết. Nếu sắp xếp chỗ ngồi lộn xộn, không đúng cương vị sẽ làm cho khách lung túng, mặt khác có thể gây hiểu lầm là không lịch sự và coi thường khách.

Tại các cuộc gặp chính thức thường hay sử dụng kiểu bàn chữ nhật (đối với các cuộc đàm phán song phương, lễ ký văn kiện) hoặc kiểu bàn hình chữ nhật (đối với cuộc đàm phán song phương; bàn chữ nhật kê hình chữ U (trong trường hợp có ba bên tham gia đàm phán) hoặc sử dụng bàn tròn (trong trường hợp có bốn bên tham gia đàm phán). Tại các buổi chiêu đãi cũng thường sử dụng bàn hình chữ nhật, bàn hình chữ U và bàn tròn, đôi khi là bàn kê chữ T.
Đề bài tập học kỳ môn Kỹ năng tổ chức công sở – k34 – course 2 – t9/2012
  1. Phân tích các chức năng của công sở thông qua ví dụ cụ thể.
  2. Đánh giá thực trạng công sở của một cơ quan hành chính ở địa phương.
  3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công sở một cơ quan nhà nước.
  4. Phân tích các nguyên tắc bố trí nhân sự trong công sở.
  5. Phân tích các yêu cầu về điều hành công sở trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
  6. Phân tích các phương hướng hiện đại hóa công sở trong giai đoạn hiện nay.
  7. Phân tích vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin với việc hiện đại hóa công sở.
  8. Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
  9. Phân tích vai trò của người quản lý trong hoạt động của cơ quan. Việc nâng cao trách nhiệm của người quản lý trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
  10. Phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả của tổ chức hoạt động công sở.
Đề bài tập cá nhân môn Kỹ năng tổ chức công sở – k34 – course 2 – t9/2012
  1. Phân tích khái niệm, đặc điểm tổ chức công sở.
  2. Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công sở.
  3. Phân tích vai trò của tổ chức công sở trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
  4. Phân biệt công sở với các cơ quan nhà nước.
  5. Phân tích vai trò của kiểm tra, kiểm soát công việc trong hoạt động công sở.
  6. Phân tích các điều kiện làm việc trong công sở.
  7. Phân tích nội dung điều hành công sở hiện nay.
  8. Phân tích khái niệm văn hóa công sở.
  9. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công sở.
  10. Phân tích các yếu cầu đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát hành chính của tổ chức hoạt động công sở.
  11. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa công sở.
  12. Phân tích đặc điểm của hoạt động lãnh đạo của người quản lý.
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
26/09/2013
Bài tập cá nhân Kỹ năng tổ chức công sở – Phân tích các điều kiện làm việc trong công sở
Ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất đủ đầy hơn nên các cơ quan công sở càng có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện phục vụ công việc. Hiệu quả làm việc của các cán bộ công chức không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào trình độ của cán bộ công chức đó mà còn phục thuộc một phần không nhỏ vào điều kiện làm việc. Khi xem xét điều kiện làm việc trong công sở cần quan tâm đến hai yếu tố sau:
Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở - Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
1. Khái niệm và biểu hiện của Văn hóa công sở

1.1 Khái niệm

Nhìn chung văn hóa tổ chức được quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin, sư mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Chính văn hóa tổ chức cho phép người ta phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua những phương thức điều hành khác nhau. Gọi là “Văn hóa” vì nó hướng tổ chức tới những giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, làm việc của các thành viên khi gia nhập vào tỏ chức, chấp nhận nó như một truyền thống. Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, đến phương thức tồn tại và phát triển của tổ chức.

Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan lieu, hách dịch, cơ hội. Như thế niềm tin của cán bộ với cơ quan sẽ được củng cố, phát triển cùng với quá trình xây dựng cơ quan, công sở. 

1.2 Biểu hiện của Văn hóa công sở trong tổ chức và điều hành công sở

Để xem xét các khía cạnh khác nhau của văn hóa tổ chức trong một công sở cụ thể, mà ở đây được coi là văn hóa công sở, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện cụ thể của hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó như sau:

- Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc tại công sở cao hay thấp. Thái độ trách nhiệm trước công việc và các cơ hội mà mọi người có được để vươn lên là biểu thị của môi trường văn hóa cao trong công sở và ngược lại.
- Mức độ áp dụng các quy chế đê điều hành, kiểm tra công việc
- Thái độ chủ huy dân chủ hay độc đoán
- Cán bộ công chức của từng cơ quan và các đơn vị của cơ quan có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau như thế nào. Mức độ của bầu không khí cởi mở trong công sở.
- Các chuẩn mực được để ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn mực cao hay thấp. Một công sở làm việc không có chuẩn mực thống nhất là sự biểu hiện của văn hóa công sở kém.
- Các xung đột nội bộ được giải quyết thỏa đáng hay không

Các biểu hiện hành vi của văn hóa công sở rất đa dạng và phong phú. Chúng đồi hỏi phải xem xét tỉ mỉ mới có thể đánh giá được hết mức đọ ảnh hưởng của chúng  tới năng suất lao động quản ly, tới hiệu quả hoạt động của công sở nói chung.
Bài tập cá nhân Kỹ năng tổ chức công sở - Phân tích khái niệm và đặc điểm công sở
1.Khái niệm công sở

Điều đầu tiên ta hiểu khái niệm về Công sở hành chính Nhà nước: “Công sở hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là công sở): Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.” Dựa vào khái niệm nêu trên có thể thấy về mặt nội dung công việc, hoạt động của công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng; về mặt hình thức tổ chức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do Nhà nước lập ra và có thẩm quyền giải quyết công vụ. Vậy từ phân tích trên có thể hiểu: Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao và là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lí nhà nước.
Bài tập lớn học kỳ Kinh tế học đại cương - Chính sách tiền tệ (8 điểm)
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, qua bao thăng trầm và biến đổi, đường lối đổi mới của Việt Nam đã thực sự đi vào thực thi. Có thể nói, chính sách đổi mới về kinh tế đã thành công trong việc giúp nền kinh tế nước ta vượt qua thời kỳ lạm phát không kiềm chế được và khôi phục cân bằng kinh tế vĩ mô. Kể từ đó, Chính phủ đã chuyển dịch những ưu tiên hàng đầu của mình vào điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Cách quản lý kinh tế và hoạt động Ngân hàng bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung sẽ được thay thế dần bằng sự vận hành một chính sách tiền tệ linh hoạt dựa trên nền tảng một thị trường tài chính phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách tiền tệ đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, trên cơ sở những kiến thức đã được học từ thầy cô và tài liệu tham khảo, với bài tập học kỳ môn Kinh tế học đại cương, em xin chọn đề tài “Chính sách tiền tệ và việc vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn được hiểu cũng như làm rõ hơn về vấn đề này. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài làm của em gồm 3 phần chính:

I.    Lý luận chung về chính sách tiền tệ
II.  Vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
III. Định  hướng chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2010
Bài tập nhóm Kinh tế học đại cương – Chính sách tài khóa
Chính sách tài khoá là một trong những công cụ hiệu quả của nhà nước để tham gia điều tiết nền kinh tế. Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khóa không chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện kinh tế ổn định mà nó càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, khó khăn. Bởi vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều coi trọng vai trò của chính sách tài khóa, coi đó là một trong những công cụ chính và quan trọng để điều tiết nền kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên cần hết ức chú trọng đến việc áp dụng chính sách này một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với từng quốc gia. Chính sách tài khoá và việc áp dụng nó ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng và cần được tập trung nghiên cứu. Một khi có thể sử dụng những chính sách này một cách nhanh nhạy, hợp lý thì chính phủ có thể can thiệp tích cực vào nền kinh tế. Trái lại, nếu như nhìn nhận sai vấn đề thì có thể gây ra những hậu quả  rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Xuất phát từ tầm quan trọng và phạm vi áp dụng rộng rãi trong thực tế của chính sách tài khoá, trên cơ sở những kiến thức được học từ thầy cô và tài liệu tham khảo, với bài tập nhóm môn Kinh tế học đại cương, chúng em xin chọn đề tài: “Chính sách tài khoá và việc vận dụng chính sách tài khoá ở nước ta hiện nay”.
Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở - Phân tích các phương hướng hiện đại hóa công sở trong giai đoạn hiện nay
I. Một số khái niệm

1. Công sở

Điều đầu tiên ta hiểu khái niệm về Công sở hành chính Nhà nước: “Công sở hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là công sở): Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.”

Dựa vào khái niệm nêu trên có thể thấy về mặt nội dung công việc, hoạt động của công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng; về mặt hình thức tổ chức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do Nhà nước lập ra và có thẩm quyền giải quyết công vụ. Vậy từ phân tích trên có thể hiểu: Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao và là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lí nhà nước.
Giáo trình Giáo dục thể chất
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT


Pass download: lilynnvietnam
Đề cương môn Công pháp Quốc tế – ĐH Luật HN – t82012
Đề cương môn Công pháp Quốc tế – ĐH Luật HN – t82012


Pass giải nén (nếu có): lilynnvietnam.wordpress.com
Chủ thể của Luật Quốc tế còn có cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ
ĐỀ TÀI 6: ĐÔI ĐIỀU ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN ĐIỂM CHO RẰNG: CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ CÒN CÓ CÁ NHÂN, CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất cứ quan hệ pháp luật nào thì chủ thể luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những dấu hiệu để xác định mối quan hệ nào đó thuộc sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào. Luật Quốc tế là hệ thống pháp luật được tập hợp từ nhiều văn bản từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nghiên cứu về chủ thể là rất cần thiết vì giúp tìm ra đâu là nguồn của luật, quan hệ nào thuộc sự điều chỉnh của luật.

Thực tế trên thế giới hiện nay ngoài quan điểm truyền thống cho rằng quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh, tổ chức liên chính phủ, chủ thể đặc biệt khác là chủ thể của luật thì còn có quan điểm (hiện đại) cho rằng cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ cũng nên được xem là chủ thể của luật Quốc Tế. Đây là quan điểm mới và cũng được một số nước trên thế công nhận. Hiện tại ở Việt Nam mặc dù cũng có nhiều ý kiến về vấn đề mới này nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về quan hiện đại. Câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta có suy nghĩ gì về vấn đề này? Có nên công nhận quan niệm hiện đại?

Đây là đề tài được xem là khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ nên chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn để tìm ra lời giải đáp phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Đề tài áp dụng phương pháp thống kê để thu thập những bài viết có liên quan, đồng thời phân tích, so sánh, đối chiếu để làm rõ các vấn đề có liên quan đến chủ thể của Luật. Tổng hợp những nhận định, ý kiến của nhiều người để từ đó đưa ra quan điểm chung về vấn đề này.

Việc nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nắm được những vấn đề cơ bản về chủ thể của luật Quốc Tế đồng thời giúp mọi người tìm ra được sự khác biệt giữa chủ thể của luật Quốc tế với các ngành Luật khác. Giúp người đọc có cái nhìn rộng hơn về chủ thể của Luật Quốc tế, tiếp xúc với nhiều quan điểm, ý kiến mới để từ đó có cái nhìn bao quát hơn. Việc nên  hay không nên công nhận thêm các chủ thể khác vào Luật Quốc tế hiện nay là chuyện rất dài và tốn nhiều thời gian.

Đề tài này mong muốn giúp đọc giả có được nhiều cách nhìn nhận hơn về chủ thể của Luật Quốc Tế. Nếu có sự thay đổi đáng kể về chủ thể của luật có thể sẽ có nhiều vấn đề được giải quyết hiệu quả hơn.
Phân tích nội dung hợp tác và vai trò của Việt Nam trong một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực (APEC)
Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation - APEC) được thành lập vào tháng 11/1989 là một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. Việt Nam chính thức trở thành thành viên APEC vào ngày 14/11/1998. Thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế để mở đường cho thương mại phát triển, mục tiêu chính của việc tham gia APEC đối với Việt Nam được xác định là “Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập thị trường các nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.”
Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia của Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Trong quá trình hợp tác quốc tế đã hình thành nên các tổ chức quốc tế khu vực cũng như toàn cầu quan trọng như ASEAN, Liên hợp Quốc, EU… Trong khu vực Đông Nam Á, ASEAN là tổ chức đại diện cho tinh thần hữu nghị hợp tác của các quốc gia trong khu vực. Và Việt Nam cũng là một trong số các thành viên của tổ chức. Từ lâu hợp tác kinh tế – thuơng mại đã được các quốc gia thành viên của tổ chức chú trọng, quan tâm và coi là lĩnh vực hợp tác then chốt của tổ chức. Với tầm quan trọng như vậy, trong giới hạn bài tập này, nhóm 02 chúng em xin đi vào tìm hiểu đề tài “Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia của Việt Nam”. Do hiểu biết và tầm nhìn còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo góp ý để kiến thức của chúng em thêm hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Điều ước quốc tế
ĐỀ SỐ 3: Năm 1999, quốc gia Alpha gửi cho quốc gia Bêta một văn kiện ngoại giao trong đó đưa ra đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của Alpha với vùng lãnh thổ Grama mà Bêta đang giữ vai trò đại diện trong quan hệ quốc tế (Grama là thuộc địa của Bêta). Trong văn kiện đó, Alpha nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong văn kiện trả lời, Bêta bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của Alpha. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận. Năm 2002, Grama tách ra khỏi Bêta và tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Grama cho rằng thỏa thuận qua các văn kiện ngoại giao giữa Alpha và Bêta không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1999 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới giành được độc lập, Grama không phải thực hiện các điều ước quốc tế mà Bêta đã đại diện ký kết trước đó. Hãy cho biết:

- Thỏa thuận giữa Alpha và Bêta trong tình huống nêu trên có phải là điều ước quốc tế hay không? Vì sao?

- Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Grama có phải thực hiện thỏa thuận mà Bêta đã ký với Alpha hay không? Vì sao?
23/09/2013
Đề cương ôn tập Công pháp Quốc tế – Bài 1 Lý luận chung về Luật Quốc tế
Bài 1 Lý luận chung về Luật Quốc tế

1. Khái niệm

1.1 Sự hình thành Luật Quốc tế.

Nguồn gốc của luật quốc tế: nguồn gốc vật chất

 + Sự hình thành các nhà nước và pháp luật
 + Sự xuất hiện các quan hệ giữa các Nhà nước ở những khu vực khác nhau
 + Sự xuất hiện các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia vì nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển ở từng quốc gia

Định nghĩa:

Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) và khi cần thiết, được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.
Bài tập học kỳ Công pháp Quốc tế – Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế
Trong bất cứ quan hệ pháp luật nào thì chủ thể luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những dấu hiệu để xác định mối quan hệ nào đó thuộc sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào. Luật Quốc tế là hệ thống pháp luật được tập hợp từ nhiều văn bản từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nghiên cứu về chủ thể là rất cần thiết vì giúp tìm ra đâu là nguồn của luật, quan hệ nào thuộc sự điều chỉnh của luật.

Thực tế trên thế giới hiện nay ngoài quan điểm truyền thống cho rằng quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh, tổ chức liên chính phủ, chủ thể đặc biệt khác là chủ thể của luật thì còn có quan điểm (hiện đại) cho rằng cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ cũng nên được xem là chủ thể của luật Quốc Tế. Đây là quan điểm mới và cũng được một số nước trên thế công nhận. Hiện tại ở Việt Nam mặc dù cũng có nhiều ý kiến về vấn đề mới này nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về quan hiện đại. Câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta có suy nghĩ gì về vấn đề này? Có nên công nhận quan niệm này?

Đây là đề tài được xem là khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ nên chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn để tìm ra lời giải đáp phù hợp với thực tiễn hiện nay. Với đề tài : Bình luận quan điểm “Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế” em sẽ đưa ra cái nhìn của bản thân dựa trên nền tảng các kiến thức cơ bản, chính thống về Luật quốc tế.
21/09/2013
Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Tòa án công lý quốc tế
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa là yêu cầu hàng đầu đặt ra với mỗi quốc gia kèm theo đó là sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, tồn tại một cách tất yếu như mặt trái của quan hệ hợp tác giữa các quốc gia là tranh chấp quốc tế cũng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng đòi hỏi phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là giải quyết thông qua cơ quan tài pháp quốc tế. Không giống với các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế khác, giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là cách thức giải quyết tranh chấp bằng phương pháp, thủ tục tư pháp. Về tổng thể các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu ở ba dạng là Tòa án Quốc tế, Trọng tài quốc tế và cơ quan tài phán được thành lập trong khuôn khổ tổ chức quốc tế mà trong phạm vi bài tiểu luận này em xin đề cập đến dạng thức đầu tiên đó là Tòa án công lý quốc tế.
Đề bài tập học kỳ Công pháp quốc tế 11/2012
Đề bài tập học kỳ Công pháp quốc tế 11/2012
  1. Bình luận vai trò của Liên hợp quốc trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người
  2. Bình luận vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
  3. Bình luận vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và phát triển các nguyên tắc và quy phạm của luật biển quốc tế.
  4. Phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biển giữa Việt Nam với các nước.
  5. Phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước.
  6. Phân tích một số án lệ của cơ quan tài phán quốc tế qua đó làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các loại nguồn của luật quốc tế.
  7. Phân tích một số án lệ của cơ quan tài phán quốc tế qua đó làm sáng tỏ căn cứ xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu.
  8. Phân tích một số án lệ của cơ quan tài phán quốc tế qua đó làm sáng tỏ nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu.
  9. Qua quá trình hình thành và phát triển của các quy định của luật biển quốc tế, hãy bình luận về xu hướng mở rộng chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
  10. Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế tại một thiết chế tài phán quốc tế.
Hình thức: Bài luận tối đa 7 trang.
20/09/2013
Bài tập cá nhân 1 Công pháp Quốc tế - Điều ước quốc tế - Thỏa thuận về biên giới lãnh thổ
TH4: Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận.

Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1960 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:

- Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?

- Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
Bài tập học kỳ Công chứng chứng thực – Tầm quan trọng của hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
1.     Lý luận chung về hoạt động công chứng, chứng thực.

Theo từ điển Tiếng Việt thì “công chứng là sự chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận về mặt pháp lý của các văn bản và bản sao từ bản gốc”. Điều 2 Luật công chứng quy định: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Định nghĩa này đã chỉ rõ công chứng là hành vi của công chứng viên, phân biệt với chứng thực là hành vi của người đại diện của cơ quan hành chính công quyền. Công chứng viên là người xác nhận và kiểm chứng tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Văn bản công chứng là kết quả của hoạt động công chứng, bao gồm những loại văn bản được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Công chứng là hợp đồng, giao dịch được công chứng viên công chứng theo quy định của pháp luật không bao gồm bản sao, bản dịch được công chứng viên xác nhận. Quy định về văn bản công chứng là một điểm mới so của Luật công chứng so với Nghị định 75/2000/NĐ- CP về công chứng, chứng thực.