TH4: Năm 1960, quốc gia A gửi cho
quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B
với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan
hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch
định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B
bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã
tổ chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận.
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau
khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc
gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia B không
phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu
thỏa thuận năm 1960 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới
ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà
quốc gia A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:
- Theo quy định của Công ước Viên năm
1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong
tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại
sao?
- Sau khi độc lập, quốc gia C có phải
thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký kết với
quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
BÀI LÀM
1. Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế,
thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều
ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?
Có thể khẳng định: thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên là điều ước quốc tế.
Theo Công ước Viên về luật điều ước quốc tế (1969) thì “thuật
ngữ “điều ước” dùng để chỉ một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn
bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Về bản chất, điều ước quốc tế là sự thỏa
thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên liên quan. Chủ thể của điều
ước quốc tế là các quốc gia. Điều ước quốc tế tồn tại dưới hình thức văn
bản đã được kí kết. Điều ước quốc tế gồm có 3 loại: điều ước quốc tế
được kí kết với danh nghĩa Nhà nước, điều ước quốc tế được kí kết với
danh nghĩa Chính phủ và điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Bộ,
ngành. Các điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Nhà nước là các
điều ước về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp và về các
tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng.
Căn cứ theo đề bài, thỏa thuận giữa hai
quốc gia A và B trong tình huống nêu trên hoàn toàn có đủ căn cứ để trở
thành một điều ước quốc tế. Đây là điều ước quốc tế nhằm hoạch định biên
giới lãnh thổ. Việc phân định biên giới lãnh thổ này đã được hai quốc
gia thỏa thuận và đi đến kí kết. Điều ước quốc tế này được ghi nhận dưới
hình thức văn bản.
Căn cứ vào đề bài, ta có thể thấy đây là
trường hợp hình thành quốc gia mới bằng đấu tranh giải phóng dân tộc
hoặc qua cách mạng xã hội. Về nguyên tắc, quốc gia C không phải kế thừa
toàn bộ các điều ước do quốc gia A kí kết với quốc gia B. Tuy nhiên,
nhằm mục đích không làm xáo trộn trật tự pháp lý quốc tế, và nếu điều
ước đã kí không đi ngược lại quyền lợi của quốc gia C thì quốc gia C vẫn
có thể tuyên bố kế thừa trong lĩnh vực biên giới lãnh thổ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội 2007.2. Công ước Viên về luật điều ước quốc tế 1969.
Lâu rồi ko thấy dnluathn up tài liệu mới
ReplyDelete