Chính sách tài khoá là một trong những
công cụ hiệu quả của nhà nước để tham gia điều tiết nền kinh tế. Chính
sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng
để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khóa
không chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện kinh tế ổn định mà nó càng
thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình khi nền kinh tế gặp khủng hoảng,
khó khăn. Bởi vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều coi trọng vai trò của
chính sách tài khóa, coi đó là một trong những công cụ chính và quan
trọng để điều tiết nền kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên cần hết
ức chú trọng đến việc áp dụng chính sách này một cách linh hoạt, mềm
dẻo, phù hợp với từng quốc gia. Chính sách tài khoá và việc áp dụng nó ở
Việt Nam là một vấn đề quan trọng và cần được tập trung nghiên cứu. Một
khi có thể sử dụng những chính sách này một cách nhanh nhạy, hợp lý thì
chính phủ có thể can thiệp tích cực vào nền kinh tế. Trái lại, nếu như
nhìn nhận sai vấn đề thì có thể gây ra những hậu quả rất lớn, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Xuất phát từ tầm quan trọng và
phạm vi áp dụng rộng rãi trong thực tế của chính sách tài khoá, trên cơ
sở những kiến thức được học từ thầy cô và tài liệu tham khảo, với bài
tập nhóm môn Kinh tế học đại cương, chúng em xin chọn đề tài: “Chính sách tài khoá và việc vận dụng chính sách tài khoá ở nước ta hiện nay”.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Lý luận chung về chính sách tài khóa
1. Khái niệm
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử
dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của
nền kinh tế. Chính sách tài khóa được sử dụng khi sản lượng của nền
kinh tế ở quá xa mức sản lượng tiềm năng, nhằm đưa nó về mức sản lượng
tiềm năng.
Sản lượng tiềm năng là sản lượng mà nền
kinh tế đạt được trong điều kiện thị trường lao động cân bằng, tức là
không có thất nghiệp không tự nguyện mà chỉ có thất nghiệp tự nguyện.
2. Phân loại
Chính sách tài khóa có thể được chia làm 4 dạng chính sau
- Dạng 1: Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng là khi Chính
phủ tăng chi tiêu và giảm thuế (tăng G và giảm T). Khi đó, tổng cầu (AD)
sẽ tăng, dẫn đến thu nhập quốc dân (Y*) tăng, mở rộng việc làm và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Dạng 2: Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt là khi
Chính phủ giảm chi tiêu và tăng thuế (giảm G và tăng T). Khi đó, tổng
cầu (AD) sẽ giảm, dẫn đến thu nhập quốc dân (Y*) giảm, giảm sự tăng
trưởng kinh tế và giảm lạm phát.
- Dạng 3: Chính sách tài khóa cùng chiều
Nếu mục tiêu của chính phủ là luôn đạt
được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thay đổi thế nào cũng được thì
đó là chính sách tài khóa cùng chiều.
Trong trường hợp nền kinh tế suy thoái,
nếu áp dụng chính sách tài khóa cùng chiều tức là tăng thuế và giảm chi
tiêu của chính phủ (tăng T và giảm G) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ giảm
và nền kinh tế ngày càng suy thoái hơn.
Trong trường hợp nền kinh tế đương nóng,
nếu áp dụng chính sách tài khóa cùng chiều tức là giảm thuế và tăng chi
tiêu của chính phủ (giảm T và tăng G) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ tăng
và nền kinh tế đã nóng lại càng nóng hơn, và tỷ lệ lạm phát cũng như thế
mà tăng theo.
Như vậy, ta có thể thấy rằng mục tiêu cân
bằng ngân sách không phải là mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô và chính
sách tài khóa cùng chiều do vậy cũng không phải là chính sách thường
được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô.
- Dạng 4: Chính sách tài khóa ngược chiều
Nếu mục tiêu của chính phủ là giữ cho sản
lượng của nền kinh tế luôn ở mức tiềm năng với mức việc làm đầy đủ dù
cán cân ngân sách có thay đổi thế nào cũng được thì đó là chính sách tài
khóa ngược chiều.
Trong trường hợp nền kinh tế suy thoái,
nếu áp dụng chính sách tài khóa ngược chiều tức là tăng thuế và giảm chi
tiêu (tăng T và giảm G) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ tăng và nền kinh tế
đang suy thoái sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên, ngân sách chính phủ thì
ngày càng bị thâm hụt.
Trong trường hợp nền kinh tế đương nóng,
nếu áp dụng chính sách tài khóa ngược chiều tức là giảm thuế và tăng chi
tiêu (tăng G và giảm T) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ giảm và nền kinh tế
đang tăng trưởng cao sẽ được kìm bớt lại. Tuy nhiên, ngân sách chính
phủ sẽ thặng dư.
Về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa
được coi là công cụ hữu hiệu để chính phủ ổn định được nền kinh tế một
cách chủ động. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng chính sách tài khóa
sẽ có những hạn chế như sau
- Chính phủ khó lượng hóa được mức độ sử dụng chính sách, tức là khó tính toán được liều lượng tăng giảm chi tiêu và thuế là bao nhiêu. Nguyên nhân là do có sự khác biệt trong quan điểm, cách đánh giá về các sự kiện kinh tế và hơn nữa, bản thân các quan hệ kinh tế thường biến động thất thường.
- Có những khó khăn bắt nguôn từ việc chậm trễ về thời gian. Khi vấn đề kinh tế nảy sinh thì việc thu thập, xử lý thông tin mới được bắt đầu. Sau đó, còn phải dành thời gian để nghiên cứu, ra quyết định và thời gian để các quyết định, chính sách kinh tế đi vào cuộc sống. Như vậy, có thể đến lúc các quyết định được đi vào cuộc sống thì tình hình đã thay đổi rồi, các chính sách trở nên lỗi thời, không phù hợp.
- Thêm vào đó, còn có các khó khăn bắt nguồn từ tác động ngược của các yếu tố trong tổng cầu. Trong mô hình đơn giản, ta giả định rằng khi G thay đổi thì C và I coi như không đổi. Nhưng trên thực tế, khi G thay đổi thì C và I sẽ bị ảnh hưởng (cụ thể hơn là khi G tăng thì C và I sẽ bị giảm xuống) Chẳng hạn như khi chính phủ tăng chi tiêu (tăng G) bằng việc phát hành trái phiếu. Để trái phiếu bán được thì lãi suất phải trái phiếu phải cao. Khi lãi suất tăng thì thu nhập người dân (I) và đầu tư của các doanh nghiệp (C) sẽ giảm xuống.
- Ngoài ra, còn có những khó khăn liên quan đến khoản nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách. Khi ngân sách bị thâm hụt quá nặng, việc sử dụng các chính sách tài khóa tích cực sẽ bị hạn chế.
- Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, chính sách tài khóa đôi khi cũng không phát huy được hiệu quả như so với lý thuyết là vì chính sách tài khóa thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng (xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ cấp xã hội…) và trên thực tế, nhiều dự án công cộng đã tỏ ra kém hiệu quả, gây lãng phí lớn.
II. Vận dụng chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay
1. Bối cảnh kinh tế – xã hội năm 2009 – 2010
* Thế giới: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho hệ thống tài chính kinh tế có nhiểu biến động
- Giá dầu thô cao – một chỉ số cho lòng
tin của người sản xuất và tiêu dùng giảm thấp nghiêm trọng (hiện tại đã
xuống dưới 40USD/thùng)
- Dự báo về triển vọng nền kinh tế là ảm đạm (IMF: toàn cầu từ 3% xuống còn 2,2%; Châu Á: 2,7%; Trung Quốc: 6,7%)
* Việt Nam: Với
nền kinh tế “mới” thì Việt Nam cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu. Điều đó đã gây nên áp lực lạm phát căng thẳng cùng với
nguy cơ trong hệ thống tín dụng (chính sách thắt chặt tiền tệ). Cùng
với nó là ngân sách nhà nước thiếu ổn định, lạm phát đã phần nào được
kiềm chế nhưng vẫn có nguy cơ gia tăng, lao động mất việc làm, suy thoái
bắt đầu xuất hiện. Trước tình hình đó nhà nước đã đề ra nhiều nhóm mục
tiêu cần thực hiện để cải thiện tình hình như: Thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh và đẩy mạnh xuất khẩu; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Thực hiện
chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt và hiệu quả; Đảm bảo an sinh xã
hội; Tổ chức điều hành và thực hiện các nhóm giải pháp quyết liệt, linh
hoạt, kịp thời và phù hợp với tình hình mới…
2. Giải pháp vĩ mô của nhà nước
Đứng trước thực trạng của nền kinh
tế Việt Nam, chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng: Giảm
thuế, tăng chi tiêu
2.1 Chính sách thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Từ 1/1/2009, thuế suất chung áp dụng cho các doanh nghiệp là 25% thay cho mức cũ là 28%
- Khoản thu nhập chịu thuế: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, chuyển nhượng vốn, bất động sản,…
- Khoản thu nhập miễn thuế: thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kĩ thuật, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, nghiên cứu khoa học,…
- Ban hành danh mục địa bàn ưu đãi thuế doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
(vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sử dụng dưới 300 lao động) sẽ không phải
đóng thuế trong vòng 1 năm từ quý 4/2008 đến hết quý 3/2009. Tuy nhiên
không đóng thuế ở đây khong phải là được miễn thuế hoàn toàn mà là được
đóng thuế chậm (giãn thuế)
- Ngoài thuế thu nhập doanh
nghiệp, chính phủ cho phép tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào
đối với hàng hoá thực hiến xuất khẩu. Trong trường hợp nhà xuất khẩu
chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% còn lại khi
có chứng từ
- Đối với thuế thu nhập cá nhân
thực tiễn từ 1/1/2009, các doanh nghiệp nào đã khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân của người lao động phải hoàn trả lại chậm nhất ngày 28/2/2009, tức
là giảm nộp thuế thu nhập cá nhân
- Đối với thuế thu nhập từ kinh
doanh chứng khoán theo thông tư 160 hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân
năm 2009 được Bộ Tài chính ban hành ngày 12/8 thì cá nhân cư trú hoặc
cá nhân không cứ trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm chuyển
nhượng khoản được miễn giảm thuế thu nhập các nhân từ 1/1/2009 đến hết
ngày 31/12/2009.
- Nhiều mặt hàng được bổ sung vào
diện giảm một nửa thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 5% áp dụng
thống nhất tại khâu nhập khẩu sản xuất gia công và kinh doanh thương mại
2.2. Chi tiêu của Chính phủ
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
suy giảm chính phủ đã ban hành quyết sách nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn
chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
Một trong các biện pháp đó là sử dụng các gói kích cầu
- Gói kích cầu thứ nhất trị giá
17.000 tỷ đồng được chính phủ quyết định thông qua và sớm được giải ngân
nhanh chóng để hỗ trợ 4% lãi suất vay ngân hàng thương mại cho các
khoản vay ngắn hạn dưới một năm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn
điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sử dụng không quá 300 nhân công, không nợ đọng
thuế và nợ tín dụng quá hạn
- Gói kích cầu thứ hai đựoc công
bố với quy mô lớn hơn (20.000 tỷ đồng) thời hạn cho vay dài hơn (tới 2
năm) với tổng dư nợ tín dụng dự tính (nếu giải ngân hết) lên tới 850.000
tỷ đồng, điều kiện nới lỏng hơn và lĩnh vực cho vay cũng mở rộng hơn.
Thứ hai là sử dụng chi ngân sách:
Theo Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách ước đạt 533.000 tỷ đồng, tăng
8,5% (41.705 tỷ đồng) so với dự đoán. Trong đó chế độ đầu tư phát triển
tăng 20,1% (22.700 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 25,4% tổng chi ngân
sách nhà nước và bằng 8,1% GDP. Chi thường xuyên (bao gồm cả bổ sung chi
điều chỉnh tiền lương trong năm 2009) ước thực hiện cả năm đạt 332.605
tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi theo tiến độ và dự toán được
duyệt, thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm an sinh xã hội
III. Định hướng chính sách tài khoá ở Việt Nam năm 2010
Trước những biến động của tình
hình kinh tế trong và ngoài nước, dự đoán chính sách tài khoá của Việt
Nam năm 2010 sẽ có những thay đổi nhất định phù hợp với xu thế chung.
Sức ép đáng lo ngại nhất đối với nền kinh
tế Việt Nam trong năm 2010 là lạm phát, hệ quả tất yếu từ chính sách
tiền tệ và tài khoá nới lỏng để hỗ trợ chống suy giảm kinh tế, dường như
đang được Chính phủ can thiệp có “bài bản” hơn. “Bài bản” là từ mới
được nhắc đến gần đây nhất trong nỗ lực chống lạm phát của Việt Nam, dù
rằng, từ đợt khủng hoảng tài chính châu Á 1997, chúng ta đã trải qua
nhiều lần chống lạm phát khá bài bản. Đã có những thời điểm chúng ta đối
phó với lạm phát theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”, không có khả năng
dự báo và chuẩn bị các kế hoạch đối phó đồng bộ trước khi nền kinh tế
“phát bệnh”. Vì thế, cùng với những lần điều chỉnh giật cục chính sách
tiền tệ, hiệu quả chống lạm phát dường như vẫn ngoài tầm với, lạm phát
vẫn tăng ở mức chóng mặt, trong khi đó lại khiến hàng ngàn doanh nghiệp
không chịu nổi sức ép bất ngờ, phải phá sản.
Nhưng mấy tháng gần đây, cách thức điều
hành đang có chiều hướng trở nên bài bản hơn. Một tín hiệu đáng mừng
được nhiều người trong giới nghiên cứu kinh tế ủng hộ, đó là đã có sự
kết hợp khá đồng bộ cả hai công cụ: chính sách tiền tệ và chính sách tài
khoá. Lý do của những lần điều chỉnh chính sách tiền tệ giật cục không
đem lại hiệu quả như mong muốn trước đây là do chính sách tài khoá vẫn
“cứng nhắc”. Khi chính sách thắt chặt tín dụng được thực thi quyết liệt
nhằm hút một lượng tiền lớn khỏi lưu thông – nguyên nhân khiến lạm phát
tăng vọt – thì chính sách tài khoá vẫn “bất động” với chủ trương chi
tiêu lớn. Và ngược lại, khi chính sách tiền tệ vội vàng “mở” ra để kích
thích doanh nghiệp và thị trường tăng trưởng thì chính sách tài khoá lại
vẫn đóng, khiến cho tiền cung ra không được hấp thụ tốt, dẫn tới hiệu
quả của các lần điều chỉnh thấp, tác động xấu đến môi trường kinh doanh.
Trong kế hoạch đối phó với lạm phát năm
2010, đã có sự phối kết hợp tốt hơn giữa công cụ tiền tệ và công cụ tài
khoá. Chính sách tài khoá của năm 2010 được cho là có sự “thu” lại nhất
định. Nó sẽ hỗ trợ cho các chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt tín
dụng, đảm bảo hiệu quả cao hơn. Và nhờ đó, ưu tiên hàng đầu của Chính
phủ là chống lạm phát có vẻ như sẽ không còn nhiều gập ghềnh, vất vả như
mấy năm qua.
Về cơ bản, chính sách tài khoá 2010 được
cho là sẽ ít cởi mở hơn so với năm 2009 nhằm giảm bớt áp lực về bội chi
ngân sách và lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, mức bội chi 6,2% GDP mà Quốc
hội đã “chốt” (Chính phủ đề nghị mức bội chi 6,5% GDP) vẫn là một mức
cao đặc biệt nếu so với con số khoảng 5% GDP của những năm trước đây
(không kể năm 2009). Chắc chắn con số này sẽ gây áp lực không nhỏ tới
lạm phát và ngân sách quốc gia trong năm 2010. Tuy nhiên, hi vọng Chính
phủ có khả năng quyết định chi tiêu một cách chính xác hơn, hiệu quả
hơn, thông qua danh mục chi tiêu và đầu tư công hướng tới mục tiêu phát
triển kinh tế bền vững.
KẾT LUẬN
Tóm lại, chính sách tài khoá với những
đổi mới, hoàn thiện các công cụ của nó đã tác động tích cực tới quá
trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua. Nói các khác
chính sách tài khoá được coi là phương thuôc hữu hiệu để chính phủ chủ
động ổn định nền kinh tế. Chính sách tài khoá đã duy trì sự ổn định và
tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, vượt qua sự ảnh hưởng tiêu cực của
những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, tạo cơ
sở vững chắc cho Việt Nam mở cửa và hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu
vực và thế giới an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu
đạt được, chính sách tài khoá của Việt Nam trong những năm qua cũng gặp
không ít những khó khăn và thách thức trước những diễn biến phức tạp của
tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Do đó, vấn đề đặt ra là phát huy
nội lực, phát triển sản xuất. Hơn thế nữa, các nhà chính sách Việt Nam
cần tạo ra môi trường pháp lý thuật lợi và những điều kiện chủ quan để
trong tương lai, Việt Nam có một thị trường tài chính phát triển. Đây
chính là tiền đề làm nền tảng để xây dựng và phát triển một chính sách
tài khoá hoàn hảo có tác dụng điều chỉnh và đem lại hiệu quả cho toàn bộ
nền kinh tế.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình kinh tế học đại cương, NXB CAND, HN 2002
2. Bộ GD-ĐT, Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng cho các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), NXB GDVN. HN 2009
3. Môi trường kinh doanh 2010: Kỳ vọng mới, báo Thông tin thương mại
4. Nên đặt trọng tâm vào chính sách tài khoá, Thanh Hoa – Trường Giang, vinacorp.vn
5. Chính sách tài khoá thời hậu khủng hoảng, InfoTV
6. Chính sách tài khoá tiếp tục khơi thông cho đầu tư, phát triển, Báo Thương mại
7. Các website:
- http://vi.wikipedia.org
- http://www.sbv.gov.vn
- http://vn.answers.yahoo.com
- http://dddn.com.vn
- http://tailieuhay.com
- http://vnecon.com
- http://www.vnexpress.net
- http://thitruongvietnam.com.vn
- http://hanhtrangsinhvien.net
- http://vietnamnet.vn
- http://dantri.com.vn
- http://en.infotv.vn
- http://vncorp.vn
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
No comments:
Post a Comment