Cho
dù trong cuộc gặp chính thức hay trong tiệc chiêu đãi, việc sắp xếp chỗ
ngồi cho đúng cương vị và theo tập quán quốc tế rất cần thiết. Nếu sắp
xếp chỗ ngồi lộn xộn, không đúng cương vị sẽ làm cho khách lung túng,
mặt khác có thể gây hiểu lầm là không lịch sự và coi thường khách.
Tại
các cuộc gặp chính thức thường hay sử dụng kiểu bàn chữ nhật (đối với
các cuộc đàm phán song phương, lễ ký văn kiện) hoặc kiểu bàn hình chữ
nhật (đối với cuộc đàm phán song phương; bàn chữ nhật kê hình chữ U
(trong trường hợp có ba bên tham gia đàm phán) hoặc sử dụng bàn tròn
(trong trường hợp có bốn bên tham gia đàm phán). Tại các buổi chiêu đãi
cũng thường sử dụng bàn hình chữ nhật, bàn hình chữ U và bàn tròn, đôi
khi là bàn kê chữ T.
Sự
giống nhau trong việc sắp xếp vị trí trong cuộc gặp chính thức hay
trong tiệc chiêu đãi là ở chỗ đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc
sắp xếp cơ bản trong lễ tân ngoại giao sau:
- Bên phải trước, bên trái sau, gần trước, xa sau:
Chủ nhân được xác định là vị trí quan trọng nhất. Vị khách quan trọng
số 1 được xếp ở bên phải chủ nhân, vị khashc quan trọng số 2 được xếp ở
bên trái chủ nhân, và cứ thế xen kẽ tiếp theo.
- Từ trong ra ngoài;
- Quy tắc sắp xếp theo chữ cái ABC:
Thứ tự sắp xếp các nước theo thứ tự chữ cái ABC tên của nước đó dịch ra
ngon ngữ của nước chủ nhà hoặc một ngôn ngữ quốc tế hoặc một ngôn ngữ
khác theo thỏa thuận giữa các bên, từ A đến Z.
- Căn cứ cấp bậc, tuổi tác, thâm niên, thực tế công tác, danh dự của khách:
Người có cấp bậc cao hơn được xếp ở vị trí cao hơn; hai người có cùng
cấp bậc thì người có thâm niên công tác cao hơn được xếp cao hơn; hai
người có cùng cấp bậc, cùng thâm niên thì ai nhiều tuổi hơn được xếp
trước; nếu cả ba tiêu chí giống nhau, có thể căn cứ vào một số tiêu chí
khác như danh tiếng, mức độ quan hệ,… Các tiêu chí đưa ra để sắp xếp
ngôi thứ phải được đảm bảo thống nhất từ đầu đến cuối.
- Quy tắc lịch sự với phụ nữ: phụ nữ cùng hàm cấp được ưu tiên xếp trước. phụ nữ không ngồi bịt đầu bàn, không ngồi giữa hai chân bàn.
- Quy tắc tôn trọng khách nước ngoài: Khách nước ngoài được ưu tiên hơn so với khách địa phương (khách trong nước) nếu cùng cấp.
- Quy tắc xen kẽ:
xen kẽ khách trong nước và nước ngoài, nam với nữ; các cặp vợ chồng
không nên ngồi gần nhau trong một bữa tiệc trừ trường hợp cần phải đồng
chủ trì một bàn tiệc.
Ta có thể thấy những điểm giống nhau trong cách sắp xếp vị trí tại cuộc gặp chính thức và tại tiệc chiêu đãi như sau:
- Số ghế của chủ và khách hay số ghế của mỗi đoàn ngoại giao luôn bằng nhau;
-
Trưởng đoàn / Khách chính / Chủ luôn ngồi đối diện nhau và ở vị trí
giữa hoặc vị trí trung tâm của bàn (ở giữa bàn phần đáy chữ U và ở giữa
bàn phần đầu chữ T).
-
Sắp xếp chỗ ngồi bàn danh dự tại cuộc gặp chính thức hay tại tiệc chiêu
đãi, sau khi đã xác định nhân vật cao nhất có quyền ngồi ở vị trí thứ
nhất, thì thứ tự các chỗ ngồi khác luôn tính từ ưu tiên bên phải của
nhân vật ngồi vị trí thứ nhất: số 2 bên phải, số 3 bên trái, số 4 bên
phải số 2, số 5 bên trái số 3...Vì vậy người ta có thể đánh số các chỗ
ngồi với số chẵn ở bên phải và số lẻ ở bên trái theo thứ tự tăng lên của
các con số.
Tuy
nhiên, cũng có những điểm khác nhau trong sắp xếp vị trí trong cuộc gặp
chính thức và tiệc chiêu đãi. Điểm khác biệt của tiệc chiêu đãi so với
cuộc gặp chính thức là còn có thêm sự xuất hiện của các vị phu nhân của
khách hay các vị khách danh dự, chính vì vậy mà việc sắp xếp vị trí
trong tiệc chiêu đãi cũng có nhiều điểm khác so với sắp xếp vị trí trong
cuộc gặp chính thức:
-
Về quy tắc xen kẽ: Trong các cuộc gặp chính thức không có sự xen kẽ
trong vị trí ngồi giữa đoàn bên nước chủ nhà và đoàn ngoại giao khách,
nhưng trong tiệc chiêu đãi thì cần tuân theo quy tắc xen kẽ, xếp vị trí
ngồi xen kẽ giữa chủ và khách, không xếp khách ngồi một bên, chủ ngồi
một bên (trừ phi đó là bữa tiệc làm việc cần thiết phải xếp như vậy) mà
xếp xen kẽ khách và chủ; không nên xếp 2 phụ nữ ngồi liền nhau (trừ phi
số lượng nữ đông hơn nam); tránh xếp nữ ngồi cuối bàn (trường hợp nữ là
cán bộ cấp bậc thấp nhất có thể xếp trước cán bộ nam có cấp bậc cao
hơn).
-
Về chỗ ngồi danh dự: Trong tiệc chiêu đãi, theo tập quán, chỗ ngồi danh
dự thường là đối diện với cửa ra vào. Nếu cửa ra vào ở về một bên, chỗ
ngồi danh dự là ở phía đối diện với các cửa sổ. Trong bữa tiệc chỉ có
nam giới dự, chỗ ngồi danh dự là bên phải chủ tiệc. Nếu chủ tiệc muốn
thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với một vị khách cấp cao, chủ tiệc có
thể mời vị khách đó ngồi vào vị trí đối diện để cùng chủ trì bàn tiệc.
Khi vợ chủ tiệc cùng dự tiệc thì hai vợ chồng ngồi đối diện và chỗ ngồi
danh dự là ở bên phải bà chủ.Khi chủ nhà không có vợ hoặc vợ vắng mặt,
nếu bữa tiệc có mời cả vợ lẫn chồng, chủ tiệc có thể mời vị phu nhân
hoặc nhân vật cấp cao nhất ngồi ở phía đối diện. Trong một vài trường
hợp chủ tiệc muốn nhường chỗ cho một nhân vật mà chủ tiệc muốn đặc biệt
đề cao, chủ tiệc có thể mời ông ta ngồi đối diện với vợ chủ tiệc, còn
chủ tiệc sẽ ngồi bên phải người phụ nữ số 1, hoặc để tỏ lịch sự hơn thì
ngồi ở vị trí cuối cùng nếu trong số khách mời có nhiều người có cương
vị cao hoặc cao tuổi. Tuy nhiên, vị trí danh dự vẫn là bên phải chủ
tiệc.
-
Trong các buổi tiệc chiêu đãi không có phu nhân của khách và của chủ:
Đối với bàn hình chữ nhật thì xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc, sau đó
xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách. Đối với
bàn hình tròn thì xếp ông chủ ngồi đối diện bà chủ, ông khách ngồi bên
phải bà chủ và bà khách ngồi bên phải ông chủ.
-
Trong các buổi tiệc chiêu đãi có phu nhân của khách: Theo quy tắc lịch
sự với phụ nữ, vị trí phu nhân của khách được xếp trước khách. Tuy nhiên
phu quân của khách lại xếp sau người có thứ bậc kế tiếp khách. Đặc
biệt, phải xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi
trước mặt ông chủ; xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ, xếp ông
khách chính ngồi bên phải bà chủ.
-
Trong các buổi tiệc chiêu đãi có khách danh dự: Đối với bàn hình chữ
nhật: xếp khách danh dự ngồi đối diện với chủ tiệc, khách chính ngồi bên
phải chủ tiệc. Đối với bàn hình chữ T thì sắp xếp khách chính ngồi bên
phải chủ nhà. Đối với bàn hình chữ U: khách chính ngồi bên phải chủ nhà,
ở phần trung tâm của cạnh đấy chữ U. Đối với bàn hình tròn: khách ngồi
bên phải ông chủ, khách danh dự ngồi đối diện chủ và khách.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tập bài giảng Lễ tân ngoại giao – Khoa Pháp luật quốc tế - ĐH Luật Hà Nội.
- Website Cục Lễ tân nhà nước – Bộ ngoại giao Việt Nam: http://stateprotocol.mofa.gov.vn/default.aspx
No comments:
Post a Comment