1. Khái niệm và biểu hiện của Văn hóa công sở
1.1 Khái niệm
Nhìn chung văn hóa tổ chức
được quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin, sư mong đợi của các
thành viên trong tổ chức, tác động qua lại như những giả thiết không bị
chất vấn về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người
trong đó đều tuân theo khi làm việc. Chính văn hóa tổ chức cho phép
người ta phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua những phương thức
điều hành khác nhau. Gọi là “Văn hóa” vì nó hướng tổ chức tới những giá
trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, làm việc của các thành
viên khi gia nhập vào tỏ chức, chấp nhận nó như một truyền thống. Văn
hóa tổ chức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, đến phương
thức tồn tại và phát triển của tổ chức.
Xây dựng văn hóa công sở
là xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi
hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ thành viên của cơ quan
phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như
thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả
hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ
luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi
người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh
quan lieu, hách dịch, cơ hội. Như thế niềm tin của cán bộ với cơ quan sẽ
được củng cố, phát triển cùng với quá trình xây dựng cơ quan, công sở.
1.2 Biểu hiện của Văn hóa công sở trong tổ chức và điều hành công sở
Để
xem xét các khía cạnh khác nhau của văn hóa tổ chức trong một công sở
cụ thể, mà ở đây được coi là văn hóa công sở, chúng ta có thể dựa vào
một số biểu hiện cụ thể của hành vi điều hành và hoạt động của công sở
đó như sau:
- Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc tại công
sở cao hay thấp. Thái độ trách nhiệm trước công việc và các cơ hội mà
mọi người có được để vươn lên là biểu thị của môi trường văn hóa cao
trong công sở và ngược lại.
- Mức độ áp dụng các quy chế đê điều hành, kiểm tra công việc
- Thái độ chủ huy dân chủ hay độc đoán
- Cán bộ công chức của từng cơ quan và các đơn vị của cơ quan có tinh
thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau như thế nào. Mức độ của bầu
không khí cởi mở trong công sở.
- Các chuẩn mực được để ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo
chuẩn mực cao hay thấp. Một công sở làm việc không có chuẩn mực thống
nhất là sự biểu hiện của văn hóa công sở kém.
- Các xung đột nội bộ được giải quyết thỏa đáng hay không
Các
biểu hiện hành vi của văn hóa công sở rất đa dạng và phong phú. Chúng
đồi hỏi phải xem xét tỉ mỉ mới có thể đánh giá được hết mức đọ ảnh hưởng
của chúng tới năng suất lao động quản ly, tới hiệu quả hoạt động của
công sở nói chung.
2. Thực tiễn và vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
2.1 Thực tiễn
Qua
thực tiễn một cuộc khảo sát xã hội học cho thấy, có đến 70% nhân viên
trong các công sở không cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Có hai nguyên nhân
chính: một là, họ thấy không được đánh giá cao và không được tôn trọng;
hai là, họ cảm thấy phải làm việc trong một môi trường văn hóa không có
sức sống. Nguyên nhân đó được biểu hiện ra bên ngoài cụ thể là: Do chạy
theo lợi ích cá nhân nên khi trong cơ quan xảy ra hiện tượng bè phái,
tất yếu ai cũng phải giữ gìn đến cả từng lời xã giao, mọi người cũng
phải “dè chừng” nhau trong từng lời nói, hành động...tạo nên bầu không
khí nghi kị, căng thẳng trong cơ quan. Trong một công sở như vậy, cộng
với những tin đồn không chính xác, gây ra những thiệt hại, xáo trộn
không lường trước được. Đúng ra, năng lực, trình độ chuyên môn, công sức
lao động phải sử dụng phục vụ cho việc hoàn thành tốt nhất mục tiêu
chung, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cống hiến cho xã hội thì những
cá nhân, nhóm người này lại bỏ ra quá nhiều công sức để tranh giành, đấu
đá, soi mói, kìm hãm lẫn nhau. Đó là sự lãng phí nguồn nhân lực.
Ngoài
ra, hiện nay còn có hiện tượng phổ biến đó là “buôn chuyện”, dòm ngó
chức vụ, tạo bè kéo cánh để tranh ghế, tranh chức và lôi cuốn cả những
cấp dưới quyền vào vòng xoáy đó mà quên đi nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Lại có những cá nhân lấy cớ vì hiệu quả chung của công việc mà cố tình
không thừa nhận năng lực, làm khó dễ cho những thành viên khác. Trong
khi đó, đáng lẽ ra trên cương vị của mình, họ phải là người dẫn dắt
những người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ, trưởng thành hơn trong
từng công việc được giao.
2.2 Vai trò
Văn
hóa nói chung, văn hóa công sở nói riêng là sự kết nối của hệ thống giá
trị từ truyền thống đến hiện đại, vừa mang đậm bản sắc của cái riêng,
cái "dân tộc" vừa tuân thủ chuẩn mực chung, chuẩn mực của "thời đại".
Trình độ học vấn là điều kiện để mở cửa sổ trí tuệ và tâm hồn con người
bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn. Từ các phân tích trên, có thể nói
văn hoá là nền tảng tinh thần của hoạt động công sở. Nó biểu hiện sức
mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của các thành viên trong hoạt động công sở
dưới các khía cạnh sau:
Một là, văn hóa thể hiện giá trị truyền thống kết nối với giá trị hiện đại và hệ giá trị đặc trưng riêng của hoạt động công sở
Ở
các quốc gia phát triển trên thế giới, các thành viên công sở đều ý
thức rất rõ: họ đang làm việc vì ai, vì cái gì và tại sao họ lại đạt
hiệu quả làm việc cao như vậy. Phần lớn họ có ý thức văn hoá dân tộc
rất cao, có nhận thức cao trong sự phát triển đất nước, ý thức về danh
dự của nhà nước, về truyền thống của cơ quan công sở, nơi đang làm việc
và cống hiến; hơn nữa lương tâm và danh dự, ý thức về sự tồn tại khiến
họ ý thức được văn hoá là động lực phát triển của mọi hoạt động trong
các công sở hiện nay. Yếu tố dân tộc, hiện đại và hệ giá trị này thấm
nhuần trong mỗi thành viên công sở, được chắt lọc, kế thừa và phát
triển, phát huy theo quá trình đi lên của công sở, được vật chất hoá
trong các cấu trúc thiết chế hành chính và công nghệ hành chính. Đổi mới
hoạt động công sở là một thành tựu văn hoá. Thành tựu này giúp cho việc
hiện đại hoá nền hành chính nhà nước Việt Nam, giúp cho các cơ quan,
công sở nhà nước Việt Nam vươn tới tầm cao mới của sự phát triển hiện
đại.
Hai
là, vai trò của văn hoá càng được phát huy nếu gắn với trình độ học vấn
và trình độ văn minh trong hoạt động của các công sở
Một
nền văn minh mới xuất hiện đã thể hiện ở sự hình thành các tiêu chí,
chuẩn mực trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính
trị mang đậm màu sắc văn hoá nhân văn, nhân ái và nhân bản, với các giá
trị chân, thiện, mỹ. Việc các công sở khuyến khích, thậm chí bao cấp
việc học tập cho các thành viên là nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của
các công sở hiện nay. Một số các quốc gia trên thế giới qui định cán bộ,
công chức khi đến công sở phải, mặc đồng phục được coi là trách nhiệm
cao, dù không cần một lời tuyên thệ nào. Điều này làm cho mỗi cán bộ,
công chức tự khép mình vào kỷ luật và khuôn phép, coi kỷ luật công sở là
hòn đá tảng của tinh thần văn hoá dân tộc.
Ba là, vai trò của văn hóa thể hiện là nền tảng mang tính nhân bản của công sở
"Cái
“chân" là biểu hiện giá trị của "cái thật" trong hoạt động công sở, đó
là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của tri thức khoa học, sự
hiểu biết, trí tuệ; giá trị của qui phạm pháp lý, qui phạm đạo đức,
hướng về cội nguồn của mỗi cán bộ, công chức.
Để
phát huy giá trị "cái chân" trong hoạt động công sở, cần tạo ra một môi
trường thuận lợi, mà trong đó mọi thành viên đều có thể phát huy hết
khả năng sáng tạo của mình để gánh vác nhiệm vụ do nhà nước và nhân dân
giao phó, đồng thời phục vụ xã hội, công dân tốt hơn, trong đó có các
nhân tố: quan hệ con người; sử dụng nguồn tài nguyên (vật chất, con
người); vận dụng khoa học - công nghệ tiên tiến. Xác định đúng vị trí,
vai trò của từng nhân tố có tác động tốt tới hiệu lực và hiệu quả hoạt
động của các công sở trong tiến trình phát triển chung của đất nước.
Thực
tế phát triển của các cơ quan, công sở ở nước ta vừa qua chứng minh
rằng không thể coi nhẹ nhân tố con người. Nói đến con người chính là nói
đến văn hoá, vì toàn bộ những giá trị văn hoá làm nên những phẩm chất,
năng lực tinh thần của con người. Những phẩm chất và năng lực thật đó
của cán bộ, công chức được vật chất hóa tạo thành nguồn lực nuôi dưỡng
sự tồn tại và phát triển của công sở. Mỗi công chức cần phát huy hết sở
trường, sở đoản của mình trong công việc. Do vậy, việc bố trí mỗi vị trí
công việc cần đúng chuyên môn, năng lực, ngang tầm, tâm thì mới tạo ra
giá trị "cái chân" trong hoạt động công sở.
Văn
hoá còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm việc khoa
học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong công sở phải
quan tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ,
công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu
văn hoá như: tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ
hội... Bên cạnh đó, yếu tố văn hoá còn giúp cho mỗi thành viên trong
công sở phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái,
đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở.
Bốn là, vai trò của văn hóa thể hiện là nền tảng mang tính nhân ái của công sở
Văn
hóa là chiếc nôi nuôi dưỡng giá trị "cái thiện" trong hoạt động công sở
với hệ thống giá trị của cái tốt, của lương tâm, đạo đức và tâm hồn cao
đẹp của mỗi cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Thiếu nền tảng
tinh thần tiến bộ, lành mạnh thì không có sự phát triển công sở bền
vững. Vận dụng các yếu tố văn hoá trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của
công sở như có hệ thống khuyến khích thi đua khen thưởng, tạo ra bầu
không khí làm việc thoải mái, sẽ kích thích mọi người hăng say làm việc.
Sự
vô cảm trong hoạt động công vụ đã đánh mất đi giá trị "cái thiện" trong
mỗi con người. Sự vô cảm giữa con người với con người là thiếu đi lòng
trắc ẩn, ít chịu lắng nghe, ít chịu thấu hiểu và thiếu sự chia sẻ trong
công việc. Các căn bệnh tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, đố
kỵ, hẹp hòi, vị kỷ, níu chân, kéo áo nhau ngày càng trở nên trầm trọng
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. Đặc biệt là các loại "võ"
xuất hiện trong công sở như "ném đá giấu tay", "chọc gậy bánh xe"...
đều là biểu hiện của phi văn hóa, phản giá trị.
Vai
trò của văn hoá còn thể hiện sự định hướng giải quyết đúng đắn trong
từng thời kỳ mối quan hệ giữa hiện đại hoá công sở với việc thực hiện sự
công bằng cho các thành viên trong công sở. Khi văn hoá phát huy tác
dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực công sở, tức là văn hoá đã
tham gia vào quá trình hình thành quan hệ đồng thuận giữa hiện đại hoá
công sở với đảm bảo sự công bằng cho các thành viên. Chỉ có như vậy mới
phát huy được các biện pháp hành chính trong chống tham nhũng, hối lộ,
quan liêu, đặc quyền, đặc lợi trong công sở.
Bên
cạnh đó, vai trò của văn hoá trong hoạt động công sở còn thể hiện trong
quan niệm về sự bình đẳng và thực hiện bình đẳng. Theo ý nghĩa văn hoá,
bình đẳng là mọi thành viên trong công sở đều có cơ hội như nhau (trong
học tập, đào tạo, việc làm...) để phát triển. Phát triển công sở không
có nghĩa là đào thêm hố sâu sự bất bình đẳng và thiếu công bằng trong
việc thực hiện các lợi ích giữa các thành viên trong công sở, càng không
thể làm giàu bằng mọi giá, nhất là trong cơ quan y tế và trường học.
Năm là, vai trò của văn hóa là nền tảng mang tính nhân văn của công sở
Văn
hóa đem lại sức sống mãnh liệt cho công sở, nhu cầu hướng tới "cái
đẹp", sự cảm nhận và thưởng thức cái đẹp giúp cho việc giải phóng con
người, giải phóng sức lao động, thủ tiêu mọi sự kìm hãm. M.Gorki gọi mỹ
học là đạo đức học của tương lai. Bielinxki (Nga, thế kỷ XIX) nói: "Cảm
xúc về cái đẹp là một điều kiện làm nên phẩm giá con người. Phải có nó
con người mới có được trí tuệ, phải có nó con người mới cất mình lên tới
những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất các hiện tượng
trong tính thống nhất của chúng..., phải có nó người ta mới có thể không
quỵ ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến
công..., thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy thì không có thiên tài, không
có tài năng, không có trí thông minh mà chỉ còn lại cái thứ đầu óc tỉnh
táo một cách ti tiện cần thiết cho sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho
những tính toán nhỏ nhen ích kỷ".
Như
vậy có thể khẳng định rằng "cái mỹ" là kết quả cuối cùng của "cái chân"
và "cái thiện". Không thể có "cái mỹ" nếu như thiếu "cái chân", "cái
thiện". Cái đẹp biểu hiện trong văn hóa công sở là vẻ đẹp hành vi, ngôn
ngữ ứng xử, diện mạo, trang phục... của công chức trong thi hành công
vụ. Đồng thời cũng thể hiện ở việc bố trí trụ sở làm việc khoa học, văn
minh, khang trang, sạch đẹp, thuận tiện, đủ ánh sáng, trang trí, cây
cảnh v.v.. bố trí phòng làm việc minh bạch, lịch sự, trang trọng của nơi
công quyền.
Tóm
lại, văn hóa công sở với vai trò cơ bản vừa là mục tiêu, vừa là động
lực phát triển của công sở, vì vậy, việc bảo vệ và phát huy giá trị văn
hoá trong công sở không những là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm
vụ của mỗi cán bộ, công chức trong công việc của mình, ở các vị trí,
cương vị khác nhau trong thực thi công vụ.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao Văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
Nhằm
thực hiện có hiệu quả, đạt mục tiêu chung của tổ chức, khơi dậy, phát
huy được nguồn nhân lực thì việc xây dựng môi trường văn hóa nơi công sở
là một yếu tố rất quan trọng. Để có được nét văn hóa riêng cho mỗi công
sở là một quá trình, đòi hỏi phải có sự đồng thuận chung của các cá
nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng và trong toàn tổ chức nói chung.
Thứ nhất, về vai trò của nhà quản lý - lãnh đạo:
Bên cạnh tuyển chọn, sắp xếp phù hợp với yêu cầu công việc, còn phải
tạo ra môi trường làm việc thân thiện, để cho mỗi cá nhân được là chính
mình trong công việc, thể hiện chân thực tính cách của mình mà không
phải đeo “mặt nạ công sở” hay phải lo lắng về những điều liên quan đến
nghi thức, thủ tục trong tổ chức. Kịp thời biểu dương những thành quả mà
nhân viên đạt được, quan tâm chia sẻ với nhân viên khi họ đau ốm, hiếu,
hỉ...Hãy trân trọng những nhân viên mình theo khía cạnh là những con
người bình thường chứ không phải là cấp dưới của mình. Đặc biệt, đối với
người lãnh đạo hiện nay phải công minh trong việc dùng người, cất nhắc
cán bộ sao cho đúng người, đúng việc, đúng trình độ chuyên môn, năng
lực, như vậy một mặt vừa nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên; mặt
khác tạo nên bầu không khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các
thành viên trong tổ chức nghi kị, không phục cấp trên, khiếu kiện...
Thứ hai, về vai trò của công đoàn,
phải đặc biệt quan tâm, phối hợp cùng với lãnh đạo của cơ quan trong
xây dựng văn hóa công sở, hướng đến mục tiêu cải thiện quan hệ lao động
tại nơi làm việc, cùng nâng cao hiệu quả làm việc, hướng tới hoàn thành
mục tiêu chung của tổ chức. Trong cơ quan ra nội quy là quan trọng,
nhưng quan trọng hơn vẫn là việc thực hiện, phải có kiểm tra, đánh giá,
chấm điểm và phải làm thường xuyên liên tục, không nên làm theo kiểu
phong trào, đầu voi đuôi chuột. Cần coi trọng tính bình đẳng trong công
việc giữa các nhân viên với nhau, luôn khuyến khích các thành viên đề
xuất các sáng kiến trong công việc, tạo điều kiện để nhân viên hoàn
thành tốt công việc được giao.
Thứ ba, đối với mỗi cán bộ công chức:
Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng con người mới. Và chỉ có
những cá nhân có năng lực, tài năng, có thái độ cầu tiến, hợp tác vì
lợi ích chung... mới được coi là tài sản. Để làm tốt vấn đề này, không
chỉ tập trung làm tốt các vấn đề tiền lương, chế độ đãi ngộ mà còn tạo
lập môi trường và động cơ làm việc. Cụ thể như tạo ra không gian cho các
hoạt động tập thể cả trong chuyên môn, cũng như các hoạt động giao lưu
giữa các cá nhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu tăng cường sự hợp tác,
trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm... để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của
tổ chức. Qua đó, tạo được cơ hội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị
thế và thăng tiến trong tổ chức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Hành chính, Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2012
2. Báo Quảng Trị Online, ngày 25/11/2011, Xây dựng văn hóa công sở – phát huy nguồn nhân lực của tổ chức – Nguyễn Quốc Thanh
3. Truyền thông thương hiệu Online, Vai trò của văn hóa với sự phát triển doanh nghiệp
4. Tạp chí Ngày nay, Vai trò của Văn hóa công ty
5. Các website:
o http://vnexpress.net
o http://baoquangtri.vn
o http://vhdn.vn
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Hành chính, Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2012
2. Báo Quảng Trị Online, ngày 25/11/2011, Xây dựng văn hóa công sở – phát huy nguồn nhân lực của tổ chức – Nguyễn Quốc Thanh
3. Truyền thông thương hiệu Online, Vai trò của văn hóa với sự phát triển doanh nghiệp
4. Tạp chí Ngày nay, Vai trò của Văn hóa công ty
5. Các website:
o http://vnexpress.net
o http://baoquangtri.vn
o http://vhdn.vn
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
No comments:
Post a Comment