Bài tập nhóm 2 Tư vấn hợp đồng lao động - Đề 2
Tình huống Tư vấn hợp đồng lao động: Anh H vào làm việc cho công ty X từ 15/4/2005 với hđlđ không xác định thời hạn. ngày 10/6/2012 anh bị giám đốc công ty chấm dứt với lý do anh thường xuyên không hoàn thành công việc được giao. anh dự định sẽ khởi kiện công ty X ra tòa án nhưng anh không biết việc đơn phương chấm dứt của công ty đối với mình có phải là trái pháp luật hay không và thủ tục khởi kiện ra tòa ntn nên anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn.
Tình huống Tư vấn hợp đồng lao động: Anh H vào làm việc cho công ty X từ 15/4/2005 với hđlđ không xác định thời hạn. ngày 10/6/2012 anh bị giám đốc công ty chấm dứt với lý do anh thường xuyên không hoàn thành công việc được giao. anh dự định sẽ khởi kiện công ty X ra tòa án nhưng anh không biết việc đơn phương chấm dứt của công ty đối với mình có phải là trái pháp luật hay không và thủ tục khởi kiện ra tòa ntn nên anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn.
1.
Giả sử anh (chị) là nhà tư vấn được anh H lựa chọn, anh (chị) cần phải
làm rõ (hỏi và thu thập thông tin về những vấn đề gì trước khi đưa ra
hướng tư vấn cho anh H.
BÀI LÀM
1. Giả
sử anh (chị) là nhà tư vấn được anh H lựa chọn, anh (chị) cần phải làm
rõ (hỏi và thu thập thông tin) về những vấn đề gì trước khi đưa ra hướng
tư vấn cho anh H.
Trước hết cần xác định vấn đề anh H cần giải tư vấn, cụ thể đó là:
- Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X với anh H có trái pháp luật không?
- Quyền lợi của anh H sẽ được giải quyết như thế nào?
1.1. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X là đúng hay sai?
Để
làm rõ vấn đề công ty X chấm dứt hợp đồng lao động với anh H có trái
pháp luật hay không chúng ta cần tìm hiểu các thông tin sau:
Thứ nhất: : Hợp đồng lao động của anh H giao kết với công ty
Theo
thông tin trong tình huống, hợp đồng lao động giữa anh H và công ty
được giao kết từ ngày 15/4/2005, là hợp đồng không xác định thời hạn. vì
công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh H với lý do anh H
thường xuyên không hoàn thành công việc được giao nên cần làm rõ nội
dung công việc phải làm theo hợp đồng là gì? Trong hợp đồng lao động,
thỏa ước lao động tập thể hay nội quy lao động của đơn vị có quy định cụ
thể về mức độ không hoàn thành công việc hay không?
Thứ hai: quá trình thực hiện hợp đồng lao động:
Anh H có vi phạm kỉ luật lao động không? Nếu có thì bao nhiêu lần vi
phạm? Thời điểm xảy ra hành vi vi phạm và bị xử lý? Những lần vi phạm
nào bị xử lý? Hình thức xử lý kỉ luật? việc xử lý kỉ luật có được lập
thành biên bản hay không?
Thứ ba: về sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động:
- Về căn cứ chấm dứt:
Điều 38 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy định:
“ Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
“ Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
b. Người lao động bị xử lý kỉ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của bộ luật này;…”
b. Người lao động bị xử lý kỉ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của bộ luật này;…”
Người
sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong
trường hợp người lao động không thường xuyên hoàn thành công việc. Khoản
1 điều 12 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn: “Người lao động
thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không
hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan
và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một
tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục. mức độ không hoàn thành công việc
được ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hay nội quy
lao động của đơn vị”.
Vì
công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do anh H thường
xuyên không hoàn thành công việc được giao nên cần tập trung tìm hiểu:
việc anh H không hoàn thành công việc có phải do yếu tố chủ quan và có
bị lập biên bản hay nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong tháng
không? Sau khi bị nhắc nhở, anh H có khắc phục hay vẫn tiếp tục không
hoàn thành công việc?
- Về thủ tục chấm dứt:
Theo quy định của Bộ luật Lao động, để đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau:
1.
Phải có lý do chấm dứt hợp đồng được quy định tại khoản 1, điều 38.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 38 Bộ luật Lao động: NSDLĐ có
quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp người lao động (NLĐ)
thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
2.
Trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp thuộc điểm a, khoản
1, điều 38, NSDLĐ phải trao đổi, nhất trí với ban chấp hành công đoàn
cơ sở. Trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà
nước về lao động địa phương biết, NSDLĐ mới có quyền quyết định và phải
chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Khi đơn phương chấm dứt
HĐLĐ, trừ trường hợp sa thải theo điều 85, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết
trước ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn.
Về thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty với anh H cần làm rõ các thông tin:
- Trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh H, công ty đã trao đổi, nhất
trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở chưa? Trường hợp không nhất trí
thì đã báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương
hay chưa? Thời gian từ khi báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao
động tại địa phương đến khi công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao
động với anh H là bao lâu?
- Anh H có được báo trước không? Nếu công ty có báo trước thì báo trước bao nhiêu ngày?
Vì
HĐLĐ của anh H và công ty là hợp đồng không xác định thời hạn nên khi
công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh H phải báo trước
ít nhất 45 ngày.
Anh
H cần cung cấp thông tin cho nhà tư vấn về các thủ tục trên, nếu công
ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động không đúng về căn cứ hoặc
thủ tục như trên thì anh có lý do để kiện họ về việc chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật. Chỉ khi anh H cung cấp đủ thông tin về vấn đề
này thì nhà tư vấn mới có thể giúp anh xác định xem việc anh bị công ty
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là đúng hay sai.
1.2. Quyền lợi của anh H khi công ty chấm dứt HĐLĐ
Khi
đã xác định được việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với anhH là
đúng hay sai, từ đó sẽ xác định được quyền lợi của anh H khi công ty
chấm dứt hợp đồng lao động.
Cần
phải làm rõ: khi bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động, anh H đã được
công ty giải quyết, thanh toán những quyền lợi gì? Việc thanh toán đó có
giấy tờ chứng minh gì hay không? Quyền lợi mà anh được công ty thanh
toán đã đúng với quy định của pháp luật hay chưa?
Thời
gian làm việc của anh H tại công ty X từ 15/4/2005 đến ngày 10/6/2012
(ngày giám đốc chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn với anh) là 7
năm 1 tháng 25 ngày. Theo khoản 5 Điều 14 Nghị định
44//2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì thời gian
làm việc của anh H tại công ty X là 7 năm 6 tháng (khi có tháng lẻ từ
đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính là 6 tháng)
Trường hợp thứ nhất:công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng là đúng pháp luật:
Theo điều 42 BLLĐ: “Trong
trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng
pháp luật đối với người lao động có hợp đồng không xác định thời hạn thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ một năm làm
việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”.
Vậy
tiền trợ cấp thôi việc của anh H khi công ty X đơn phương chấm dứt hợp
đồng đúng pháp luật là 3,5 tháng lương + ¼ tháng lương (làm tròn 6 tháng
lương và sẽ được hưởng ¼ tháng lương đối với nửa năm) + tiền phụ cấp
lương nếu có + tiền bảo hiểm thất nghiệp (nếu anh H đã đóng đủ 12 tháng
bảo hiểm)
Trường hợp thứ hai: công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật:
Theo điều 41 BLLĐ: “Trong
trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái
pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã
ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ
cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc
cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trong
trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản
tiền được bồi thường người lao động còn được nhận tiền trợ cấp thôi việc
theo quy định tại Điều 42. Trong trường hợp người sử dụng lao động
không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý
thì ngoài khoản tiền trợ cấp, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi
thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động”.
2. Hãy tư vấn cho anh H những thủ tục pháp lý cần thiết để anh khởi kiện ra tòa án.
Thứ nhất, cần xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp là loại quan hệ gì.
Việc
anh H khởi kiện công ty X ra tòa án về việc công ty đơn phương chấm dứt
HĐLĐ với anh là tranh chấp lao động cá nhân về việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thứ hai, cần xác định Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Theo điều 166 BLLĐ, điều 33 BLTTDS, tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp lao động cá nhân.
Trong
trường hợp việc chấm dứt hợp đồng của công ty X là đúng pháp luật nhưng
sai về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ, anh H có quyền
lựa chọn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú, làm việc
giải quyết (điểm đ khoản 1 điều 36 BLTTDS).
Trường
hợp anh H khởi kiện về việc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật, anh H và công ty X có thể thỏa thuận với nhau bằng
văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của anh H giải
quyết (điểm b khoản 1 điều 35 BLTTDS). Trong trường hợp hai bên không
thỏa thuận, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi công ty X có
trụ sở (điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS).
Thứ ba, cần xác định thời hiệu khởi kiện còn hay hết.
Theo
điều 167 BLLĐ, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là 1 năm kể từ ngày mỗi bên tranh chấp
cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
Thứ tư, cần xác định vụ việc tranh chấp có phải qua hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án hay không.
Theo
khoản 1 điều 31 BLTTDS, khoản 2 điều 166 BLLĐ, tranh chấp lao động cá
nhân về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ không nhất thiết phải qua
hòa giải cơ sở mà anh H có thể yêu cầu Tòa án cấp huyện giải quyết.
Tuy
nhiên, anh H không thể vừa tiến hành hòa giải cơ sở, vừa khởi kiện ra
Tòa án cùng lúc. Nếu anh H chọn tiến hành hòa giải cơ sở, anh chỉ có thể
khởi kiện ra Tòa án khi Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên
lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong
thời hạn do pháp luật quy định.
Thứ năm: về vấn đề án phí.
Theo
điều 166 BLLĐ, người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố
tụng để đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc
vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trong trường hợp này, anh H được miễn án phí.
Thứ sáu, khởi kiện.
Anh H có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền để khởi kiện.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
- Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
- Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); trường hợp của anh H không bắt buộc qua hòa giải cơ sở nên hồ sơ có thể không có giấy tờ này.
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có).
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Theo điều 164 BLTTDS, đơn khởi kiện phải được trình bày bằng văn bản, do nguyên đơn kí tên hoặc điểm chỉ nếu là cá nhân.
Đơn khởi kiện.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012
ĐƠN KHỞI KIỆN
về việc: đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Kínhgửi: Toà án nhân dân huyện Từ Liêm.
Tên tôi là: Nguyễn Văn H.
Địa chỉ: xóm 2 thôn Hạ, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Tôi là nhân viên công ty TNHH X, địa chỉ số 135 đường Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Tôi xin khởi kiện công ty TNHH X về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
NỘI DUNG VỤ VIỆC:
Ngày
15/4/2005, tôi kí HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty X, công việc
chuyên viên kĩ thuật, mức lương 3 triệu đồng/tháng, các quyền lợi về
bảo hiểm xã hội được quy định đầy đủ.
Trong
quá trình thực hiện hợp đồng, tôi thực hiện đầy đủ, đúng như công việc
giao kết trong hợp đồng, chưa lần nào vi phạm và bị xử lý kỉ luật.
Ngày 19/3/2012, tôi không hoàn thành công việc được giao và bị nhắc nhở bằng văn bản.
Ngày 20/4/2012, tôi không hoàn thành công việc được giao nhưng chỉ bị nhắc nhở bằng miệng.
Ngày 5/5/2012, tôi không hoàn thành công việc được giao và bị nhắc nhở bằng văn bản.
Ngày
10/6/2012, giám đốc công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
với tôi với lý do thường xuyên không hoàn thành công việc được giao.
Tôi
khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố việc chấm dứt hợp đồng của công ty X
đối với tôi là trái luật và khôi phục các quyền lợi của tôi.
Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
- Hợp đồng lao động.
- Văn bản nhắc nhở ngày 19/3/2012 và ngày 5/5/2012.
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ngày 10/6/2012.
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012
Người khởi kiện
Nguyễn Văn H
Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn xin tư vấn cho anh H trước khi khởi kiện nên tiến
hành hòa giải cơ sở. Việc hòa giải cơ sở không những nhanh gọn, đỡ phức
tạp hơn mà còn giúp đảm bảo hòa khí giữa các bên, đặc biệt trong trường
hợp anh H vẫn muốn làm việc tại công ty X.
No comments:
Post a Comment