Những
kiến nghị nhằm sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Luật đất đai năm
2003 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?
BÀI LÀM
Thứ
nhất, cần nâng cao vai trò của yếu tố bình đẳng – thỏa thuận trong việc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hổi đất. Việc “bồi
thường” phải thực sự đem lại những lợi ích tối thiểu tương xứng với nơi ở
cũ (về môi trường sống, cơ sở hạ tầng,…) nhằm giúp người dân yên tâm
tái lập cuộc sống mới. Cụ thể hơn, cần có một quy định riêng về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó quy
định nguyên tắc, cơ chế xác định bồi thường đối với đất, đối với tài sản
gắn liền với đất; các nguyên tắc hỗ trợ, thực hiện tái định cư; quy
trình bồi thường, hỗ trợ, tái định khi thu hồi đất. Đặc biệt, các quyền
được biết thông tin về đất bị thu hồi, quyền được góp ý kiến, quyền được
xem khu tái định cư, quyền khiếu nại, khiếu kiện, thậm chí quyền được
tham gia vào công tác định giá đất công bằng, đúng với thực tế cũng sẽ
được ghi nhận. Như vậy, các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư mới ít nhiều thể hiện được yếu tố bình đẳng – thỏa thuận mà bản thân
thuật ngữ “bồi thường” mang lại.
Thứ
hai, cần quy định cụ thể từng trường hợp thu hồi đất, không quy định
chung như Luật Đất đai năm 2003, tránh việc các địa phương không hiểu rõ
quy định, thu hồi tràn lan. Ví dụ như khi thực hiện công tác thu hồi
đất chia làm hai loại vì lợi ích quốc gia công cộng và phát triển kinh
tế xã hội nhưng khi bồi thường thì tính giá bồi thường như nhau thông
qua cơ quan định giá bồi thường. Điều này là không hợp lý vì khi bị thu
hồi người dân đều bị ảnh hưởng như nhau. Để người dân có điều kiện ổn
định cuộc sống, tạo phương tiện lao động và tránh khiếu nại, khiếu kiện
về đất đai, cần quy định cụ thể hơn trường hợp Nhà nước thu hồi đất phục
vụ mục đích kinh tế xã hội, các trường hợp nào là đất phát triển kinh
tế xã hội để có một cách hiểu thống nhất về quy định này.
Thứ
ba, cần có các quy định cụ thể về việc bồi thường các thiệt hại vô hình
khi bị thu hồi đất. Trên thực tế, trong những quy định pháp luật, một
số thiệt hại vô hình – tuy chưa được định nghĩa là thiệt hại vô hình –
vẫn được nhận ra và tính toán trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất, ví dụ như: hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo việc làm (Điều 19, Điều 22 Nghị định 69/2009/NĐ-CP), bồi thường, hỗ
trợ trong trường hợp Nhà nước không thu hồi đất (Điều 8 Thông tư
14/2009/TT-BTNMT)… Tuy nhiên, còn có rất nhiều thiệt hại vô hình trong
thực tế bị bỏ sót. Vì vậy, việc pháp điển hóa các nguyên tắc trong bồi
thường thiệt hại vô hình như: thiệt hại đó phải hiển nhiên (tức là thiệt
hại hiện diện trên thực tế chứ không phải do chủ thể nghĩ ra, suy đoán
ra mà không có căn cứ), thiệt hại phải do việc thu hồi đất gây ra một
cách trực tiếp và thiệt hại đó phải ở dạng vật chất hoặc phi vật chất
nhưng tính được mức thiệt hại (do ảnh hưởng đến tài sản hoặc sức khỏe,
tinh thần của người sử dụng đất);… là cần thiết.
Thứ
tư, cần có những hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện hỗ trợ từ phía các
cơ quan trung ương để có sự thống nhất trong quá trình áp dụng, bảo đảm
công bằng giữa các hộ dân trong cùng một dự án và giữa các dự án với
nhau. Hiện nay, trong rất nhiều các dự án, chủ thể bồi thường có xu
hướng dùng chính sách hỗ trợ để “điều tiết” mức bồi thường để cho các dự
án không quá chênh lệch nhau cũng như làm sao để tổng số tiền mà người
dân nhận có thể giúp họ tái lập được cuộc sống. Tuy nhiên, cũng chính
những quy định quá mở sẽ tạo những kẽ hở vì đôi khi nó tuỳ thuộc quá
nhiều vào ý chí của chủ quan của chính quyền địa phương và tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư khi tham mưu cho UBND cấp tỉnh.
Thứ
năm, cần thực tiễn hóa các nguyên tắc về tái định cư, thiết lập những
quy định cụ thể về việc lập và thực hiện khu tái định cư một cách chi
tiết.
- Một là, khái niệm về “khu tái định cư bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” phải
được hướng dẫn chi tiết như: điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường sá,
điện, nước… và điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, trạm xá,
công viên, nhà sinh hoạt văn hóa…
- Hai là, nguyên tắc lập và thực hiện các dự án tái định cư bắt buộc phải
tiến hành trước khi thu hồi đất kèm với những hướng dẫn chi tiết cụ thể
cùng với các chế tài thực hiện. Người dân chỉ có thể quyết định họ có
sống trong khu tái định cư tập trung hay định cư ở một nơi khác một khi
họ được nhận nền tái định cư với các thông số cụ thể, diện tích, vị trí,
hướng đất… và được bảo đảm rằng, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội phục vụ cho khu tái định cư đúng như thông báo ban đầu.
- Ba là, cần có những quy định chi tiết về việc phối hợp giữa chính quyền
địa phương và nhà đầu tư trong việc huy động nguồn vốn trong các dự án
“Nhà nước và chủ đầu tư cùng làm” mà một phần diện tích để lại cho chủ
đầu tư kinh doanh, khai thác.
No comments:
Post a Comment