23/09/2013
Đề cương ôn tập Công pháp Quốc tế – Bài 1 Lý luận chung về Luật Quốc tế
Bài 1 Lý luận chung về Luật Quốc tế

1. Khái niệm

1.1 Sự hình thành Luật Quốc tế.

Nguồn gốc của luật quốc tế: nguồn gốc vật chất

 + Sự hình thành các nhà nước và pháp luật
 + Sự xuất hiện các quan hệ giữa các Nhà nước ở những khu vực khác nhau
 + Sự xuất hiện các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia vì nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển ở từng quốc gia

Định nghĩa:

Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) và khi cần thiết, được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.

Giới thiệu, giải thích một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến luật quốc tế

 + Thuật ngữ Luật quốc tế của I. Bentham 1784
 + Thuật ngữ công pháp quốc tế

Thông thường người ta sử dụng thuật ngữ luật quốc tế còn thuật ngữ công pháp quốc tế chỉ dùng để nhấn mạnh sự khác biệt của nó với tư pháp quốc tế.

Những điểm khác nhau trong nội dung của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế được trình bày trong giáo trình tư pháp quốc tế. Ngoài những thuật ngữ kể trên, còn có những thuật ngữ sau đây:
  • Luật quốc tế chung
  • Luật quốc tế khu vực
  • Luật quốc tế hiện đại…
1.2 Đặc điểm của luật quốc tế

- Trình tự xây dựng các quy phạm luật quốc tế

 + Không có cơ quan lập pháp để xây dựng các qui phạm pháp luật của Luật quốc tế.
 + Con đường hình thành Luật quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thừa nhận các tập quán  quốc tế.

- Đối tượng điều chỉnh

 + Những quan hệ nhiều mặt trong đời sống quốc tế: quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,…giữa các chủ thể luật quốc tế nhưng chủ yếu là những quan hệ chính trị.
 + Những quan hệ này có tính chất liên quốc gia (giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và vượt ra khỏi phạm vi quốc gia)

- Chủ thể luật quốc tế

Chủ thể Luật quốc tế là các thực thể có quyền năng chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế đó là: các quốc gia có chủ quyền; Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (định nghĩa, đặc điểm); Các tổ chức quốc tế liên chính phủ – chủ thể phái sinh của luật quốc tế ( khái niệm; Đặc điểm; Vấn đề quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ); Các thực thể đặc biệt của luật quốc tế.

- Tính cưỡng chế (Biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế)

 + Không có cơ quan cưỡng chế Luật quốc tế.
 + Các chủ thể luật quốc tế tự thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành bằng việc thỏa thuận qui định các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hay tập thể với điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
 + Những loại chế tài được áp dụng nhằm trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế rất khác nhau. Ở mức độ nhẹ là xin lỗi, phục hồi danh dự. Ở mức độ nặng là hủy bỏ điều ước quốc tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao, trả đũa, giáng trả (để tự vệ) ….

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế

- Bản chất của luật quốc tế

    - Luật quốc tế cổ đại (thời kỳ chiếm hữu nô lệ)
   + Đặc điểm
   + Chế định và qui phạm
   – Luật quốc tế trung đại (thời kỳ phong kiến)
   + Đặc điểm
   + Các nguyên tắc, qui phạm và chế định
   – Luật quốc tế cận đại (thời kỳ tư bản chủ nghĩa)
   + Đặc điểm
   + Các nguyên tắc, qui phạm và chế định
   – Luật quốc tế hiện đại
   + Đặc điểm
   + Các nguyên tắc, qui phạm và chế định

1.4 Bản chất pháp lý của luật quốc tế

   – So sánh luật quốc tế và luật quốc gia

+ Luật quốc tế hiện đại là kết quả của sự thỏa thuận ý chí, sự dung hòa về lợi ích của các quốc gia trên cơ sở tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế. 

+ Luật quốc tế hiện đại có nội dung mới, thay đổi cơ bản, theo chiều hướng càng ngày càng dân chủ, tiến bộ phù hợp với xu thế phát triển chung của cộng đồng các quốc gia và thời đại, vì sự văn minh và hòa bình của các dân tộc trên toàn hành tinh.

1.5 Giới thiệu các ngành luật độc lập của hệ thống luật quốc tế
  • Luật điều ước quốc tế (khái niệm, đặc điểm)
  •  Luật hàng không dân dụng quốc tế (khái niệm, đặc điểm)
  •  Luật tổ chức quốc tế (khái niệm, đặc điểm)
  •  Luật biển quốc tế (khái niệm, đặc điểm)
  •  Luật ngoại giao và lãnh sự (khái niệm, đặc điểm)
  •  Luật quốc tế về nhân quyền (khái niệm, đặc điểm)
  •  Luật quốc tế về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế (khái niệm, đặc điểm)
  • Luật quốc tế về môi trường (khái niệm, đặc điểm)
  • Luật kinh tế quốc tế (khái niệm, đặc điểm)
1.6 Vai trò của luật quốc tế

- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.
- Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.
- Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
- Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

2. Quy phạm pháp luật quốc tế

2.1. Khái niệm

- Định nghĩa

 + Là quy tắc xử sự do các chủ thể của luật quốc tế tạo ra bằng sự thỏa thuận và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền và nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế

- Phân loại

 + Theo nội dung và vị trí trong hệ thống LQT các quy phạm pháp luật quốc tế được chia thành: Nguyên tắc và quy phạm
 + Theo phạm vi tác động: Có các quy phạm phổ cập (chung) và quy phạm khu vực
+ Theo hiệu lực pháp lý: Quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tuỳ nghi
+ Theo phương thức hình thành và hình thức tồn tại: Quy phạm điều ước và quy phạm tập quán.

2.2 Phân biệt quy phạm pháp luật quốc tế và các quy phạm pháp luật khác

- Phân biệt với quy phạm chính trị

 + Nghĩa vụ của quốc gia phát sinh từ quy phạm chính trị có tính chất đạo đức – chính trị mà không có hiệu lực pháp lý như quy phạm LQT
 + Việc thực hiện các quy phạm chính trị mang tính năng động, mềm dẻo
 + Quốc gia có thể ràng buộc mình đồng thời với cả quy phạm chính trị và quy phạm luật quốc tế

- Phân biệt với quy phạm đạo đức

- Quy phạm đạo đức được toàn thể nhân loại công nhận về cách thức xử sự công bằng, hợp lý cần phải thực hiện của mỗi quốc gia
- Các quy phạm đạo đức có ý nghĩa là xuất phát điểm để hình thành quy phạm luật quốc tế

2.3 Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia

- Cơ sở của mối quan hệ

 + Luật quốc gia và Luật quốc tế có mối quan hệ bản chất với các phương diện hoạt động thuộc chức năng của nhà nước: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
 + Các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau
 · Việc thực hiện chức năng đối ngoại luôn xuất phát từ tình hình thực hiện chức năng đối nội.
 · Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành chức năng đối nội.

- Sự tác động qua lại giữa luật quốc tế và luật quốc gia

 + Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế thông qua sự tham gia của từng quốc gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Luật quốc gia chi phối và thể hiện nội dung của luật quốc tế
 + Luật quốc gia chính là phương tiện thực hiện luật quốc tế
 + Luật quốc gia cũng đóng vai trò là cơ sở đảm bảo cho các ngành luật truyền thống của luật quốc tế tiếp tục phát triển, đồng thời tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và phát triển của những ngành luật mới (luật hàng không dân dụng quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật kinh tế quốc tế…)
 + Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ thực hiện luật quốc tế và việc chuyển hóa luật quốc tế vào pháp luật quốc gia.
+ Luật quốc tế tạo điều kiện cho luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ (ảnh hưởng của những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế, các vấn đề quyền con người …).

Câu hỏi chương 1:

Luật quốc tế có vai trò như thế nào trong xã hội ngày nay ?
Tại sao bản chất của Luật quốc tế là sự thỏa thuận ?
So sánh luật quốc tế với luật quốc gia?
Phân biệt được quy phạm pháp luật quốc tế với các quy phạm khác ( chính trị, đạo đức…)?
Phân biệt được biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế với biện pháp bảo đảm thi
hành luật quốc gia.?

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.

No comments:

Post a Comment