27/09/2013
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay
Bài tập học kỳ môn Luật Bình đẳng giới có đáp án.

Đề bài: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay.

BÀI LÀM

A . ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có rát nhiều nỗi lực phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu tiến bộ xã hội, trong đó phải kể đến việc thực hiện bình đẳng giới và phát triển con người. Bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Vì vây, để thực hiện được những mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những biên pháp để thúc đẩy bình đẳng giới. Để hiểu hơn về các biện pháp thức đẩy bình đẳng, em chọn đề tài “ “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đơi với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay” cho bài viết của mình.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI THỰC CHẤT.

1. Biên pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biên pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực  và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc  áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biên pháp thúc đẩy bình đẳng dư thời gợc thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Theo Khoản 1 Điều 19 của Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định về  biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:

“ a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cap trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong tường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
 e) Quy định việc ưu tiên trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
 g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Laautj này.”

Như vây, Biên pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biên pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới  thực chất. Bình đẳng giới có nghĩa là phải có sự ưu tiên có một chính sách ưu đãi riêng biệt đối với phụ nữ. Tuy nhiên, không phải bình đẳng giới luôn đồng nghĩa với việc có chính sách ưu đãi riêng cho phụ nữ; ngược lại có trường hợp phải ưu đãi cho nam giới. Việc có chính sách ưu đãi cho một giới nào đó phải xuất phát từ thực trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực cụ thể có liên quan và với tính chất là một biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như ưu tiên nữ trong trường hợp nam nữ có tiêu chuẩn ngang nhau trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ…). Với những tiến bộ đã đạt được của bình đẳng giới cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội thì xu hướng cần tiến tới là phải giảm dần những quy định pháp luật có nội dung bảo hộ cho phụ nữ với tư cách là nhóm dễ bị dễ bị tổn thương khi những điều kiện và hoàn cảnh thực sự đối với phụ nữ đã thay đổi.

2. Bình đẳng giới thực chất.

Trước hết, cần khẳng định rằng bình đẳng giới và bình đẳng giới thực chất có mối liên hệ rất mật thiết và đương nhiên trong một chừng mực nào đó chúng là một. Luật bình đẳng giới năm 2006 đã định nghĩa về bình đẳng giới “ là việc nam, nữ có vị trí , vai tròn ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Như vậy, xét về bản chất bình đẳng giới cũng chính là bình đẳng giới thực chất, khi mà mọi thứ giữa nam và nữ đều “ ngang nhau” và “ như nhau”.

Có thể hiểu: Bình đẳng giới thực chất là sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giói trên thực tế ( chứ không phải “ trên giấy”). Đây chính là mục đích mà Luật hướng tới và cũng là tham vọng của các nhà làm luật. Bởi nếu xét dưới lăng kính giới, hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn được quốc tế ca ngợi là tiến bộ, tuyên ngôn về bình đẳng chúng ta đã có từ lâu mà không cần đợi tới khi có Luật.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định trong Luật là các biên pháp nhằm tiến tới bình đẳng giới thực chất tức là sự bình đẳng giữa nam và nữ trên thực tế. Tuy nhiên, giữa Luật với việc thực thi chúng còn có một khoảng cách xa hay nói cách khác, chúng ta vẫn chư có bình đẳng thực chất. Bất bình đẳng vẫn tồn tại và nhiều năm liền Việt Nam cũng chỉ được Lien Hợp Quốc  đánh giá là nước có chỉ số bình đẳng giới ở mức trung bình ( năm 2004 được xếp 87/ 144 quốc gia).

Lấy gia đình làm một ví dụ: So với nam giới, phụ nữ thường mất hơn 3 – 4  giờ mỗi ngày cho những công việc nội trợ không tên và không được trả công, vẫn còn có những phân biệt đối xử và bạo lực trong gia đình…Dù đã rất nhiều nỗ lực trong xây dựng chính sách pháp luật để đảm bảo bình đẳng giới, song gia đình vẫn thực sự là một thanh lũy kiên cố của bất bình đẳng nằm ngoài khuôn khổ tác động của luật pháp. Phải thêm hai chữ “ thực chất” ở đây là vì vậy.

Còn lý do khác là khi nói đến bình đẳng nam nữ thường có xu huống chung coi họ như một “khối thống nhất” có những quyền cơ bản ngang nhau và cần được đối xử như nhau. Song, bình đẳng cần được hiểu theo nghĩa rông hơn, có tính đến những điều kiện và hoàn cảnh khác biệt của cả hai giới nam và nữ. Bình đẳng không có nghĩa là đối xử ai cũng như ai, bất chấp những xuất phát điểm rất khác nhau của họ.

Chính vì có tính đến những sự khác biệt ấy mà để đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất hàng loạt các biện lâu dài, tạm thời đã được quy định trong luật. Về tổng thể, các biện pháp này được xây dựng trên nền tảng công bằng ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa… cho tới tận gia đình, chúng ta đều thấy có quy định “ nam, nữ bình đẳng”.

II – BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI THỰC CHẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

1. Thực trạng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay.

Theo  Điều 19 Luật bình đằng giới năm 2006 quy định:
“1. Các biên pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
      a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
      b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cap trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
      c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
      d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
      đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong tường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
      e) Quy định việc ưu tiên trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
     g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
  
 2. Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biên pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.”

Việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của nước ta thời gian qua đã đạt nhiều kết qua nổi bật và được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một điển hình về thực hiện bình đẳng giới, nâng cao quyền con người. Với mục tiêu của bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.  Để thực hiện mục tiêu đó, thời gian qua., Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo bộ máy và đội ngũ cán bố làm công tác bình đẳng giới..

Xuất phát từ thực tế  cho đến nay, phụ nữ vẫn là nhóm xã hội yếu thế so với nam giới họ vẫn là đối tượng chủ yếu để thúc đẩy bình đẳng giói, nên từ nhiều năm trước đây, các mục tieu quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ được coi là một ưu tiên quan trong nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam và được thể hiện trong văn bản pháp luật trên các lĩnh  vực, cũng như trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Thực tiễn cho thấy, bình đẳng giới là một lĩnh vực rộng, mới và khó, do vậy việc thu thập các số liệu về tình hình thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới đòi hỏi phải có nhiêu nỗ lực trong việc bảo đảm tính chính xác của dữ liệu. Tuy nhiên, một số dữ liệu quan trọng về bình đẳng giới trên các lĩnh vực (giáo dục – đào tạo, khoa học  - công nghệ, văn hóa, thể thao, gia đình…) chưa được cập nhật thường xuyên.

Báo cáo của Chính phủ và kết quả giám sát của Uỷ ban các vấn đề xã hội cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia các chức danh quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan của Đảng, cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Trung Ương và địa phương tuy đã có tăng hơn so với trước nhưng vẫn còn thấp. Nguyên nhân của tình hình trên này có nhiều, trong đó một phần là do quy định về tuổi nghỉ hưu chênh lệch giữa nam và nữ đã tác động trực tiếp tới cơ hội cho phụ nữ trong việc bổ nhiệm, đề bạt, ứng cử… so với nam giới. Mặt khác quy định hiện hành về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ( bao gồm cả cán bộ, công chức) thấp hơn nam cùng ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn 5 tuôỉ là một chính sách của Đảng và Nhà nước ta tạo điều kiện để phu nữ chăm lo gia đình, bảo vệ sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của lao động nữ, phù hợp với bối cảnh lịch sử khi chính sách ra đời vào những năm 60 của thế kỷ trước, có thể được coi như là một “ biện háp đặc biệt tàm thời” nhằm đảm bảo bình đẳng nam và nữ. Song đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, tuổi nghỉ hưu của một bộ phận lao động nữ là vấn đề cần phải quan tâm.

Với tỷ lệ chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Trong khối cơ quan trung ương, có nhiều Bộ, ngành tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng đã đạt từ 15% - 20%.

Trong Quốc hội, tỷ lệ nữ trong Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII đạt 25,76%. Số đại biểu nữ trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội tăng lên, tại Hội Đồng nhân dân cấp tỉnh, số đại biểu nữ tăng 0,55% so với nhiệm kỳ trước. Với số lượng cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện tới trung ương chiếm khoảng 31,1% trong dó, nữ lãnh đạo chiếm khoảng 18,4%, phụ nữ ngày càng có cơ hội bình đẳng với nam giới trong việc xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Trong những năm gần đây, cơ hội việc làm và thu nhập đối với phụ nữ ngày càng tăng tỷ lệ phụ nữ trong tổng số lao động có việc làm là 49,4% so với tỷ lệ 50,6% của nam giới. Tỷ lệ nam giới và phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức gần bằng nhau với 83% của phụ nữ, 85% của nam giới.

Về giáo dục, 100% trẻ em gái ừ 11 – 14 tuổi tốt nghiệp chương trình tiểu học và được vào lớp 6, tăng tỷ lệ đi học chung của nữ ở cấp trung học cơ sở lên trên 90%, trung học phổ thông lên trên 50%.

Về chăm sóc y tế, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện nay đã vượt trên 72 tuổi, trong đó tuổi thọ của nữ giói cao hơn nam giới từ 4 -5 tuổi. Trong những năm qua, tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai trên 3 lần đạt tỷ lệ khá cao, tăng từ 84,3% năm 2005, 84,5% năm 2006 lên 86,2%  2007.

Việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực hoạt động cụ thể là những chỉ số quan trọng để xem xét mức độ bình đẳng giới của một quốc gia. Trong thời gian qua, chính phủ có nhiều chủ trườn mà nhiều lao động nữ là đối tượng thụ hưởng như chủ trương xây nhà cho người có thu nhập thấp, lao động di cư… nhưng vẫn cần xem xét, bổ sung thêm các thông tin về vấn đề lao động dị cư, lao động nữ, nam trong các khu vực kinh tế khác nhau, vấn đề bình đẳng tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế, tuyển dungj trong các khu vực nhà nước, tư nhân; tình hình lao động nứ ở khu vực nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số…

Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới vẫn còn gặp rát nhiều khó khăn. Bởi đây là lĩnh vực mới và pháp luật bình đẳng giới mang tính lồng ghép. Vẫn còn khoảng cách giữa những quy định, những điều khoản của pháp luật, những văn bản quy phạm pháp luật và việc thực hiện trên thực tế đã làm hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Cán bộ làm công tác bình đẳng giới, đặc biệt ở địa phương, cơ sở vẫn còn thiếu…

Các mục tiêu về bình đẳng giới cần được xem xét dưới 2 khía cạnh: Các mục tiêu chung của quốc gia về bình đẳng giới nhằm bảo đảm bình đẳng nam nữ và các mục tiêu khác đặc thù về bình đẳng giới là cơ sở để xây dựng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định trong Luật bình đẳng giới. Các biện pháp thúc  đẩy bình đẳng giới chính là sự kế thừa các quy định thể hiện chính sách ưu tiên đối với phụ nữ và bổ sung một số nội dung xuất phát từ tình hình thực tế về khoảng cách giới. Đây cũng là những biên pháp “ đặc biệt tạm thời” để thúc đẩy bình đẳng giới thực chất ở Việt Nam, phù hợp với quy định về “ các biện pháp đặc biệt tạm thời” được quy định tại Điều 4 của Công ước CEDAW mà Việt Nam là thành viên.

2. Giải pháp để thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới đã xác định Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, hầu hết các dự án, văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đều do Chính phủ chủ trì soạn thảo. Song, qua theo dõi việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua cho thấy, một số bộ, ban, ngành - cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép giới cũng như phân tích giới, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật tới nam và nữ nên hiệu quả lồng ghép giới chưa đạt được như mong muốn. Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới để phù hợp với thực tiễn hiện nay; bên cạnh việc tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng hay các đợt tập huấn... cần chú ý hơn nữa đến việc tuyên truyền qua phương tiện truyền thông tại cộng đồng từ cơ sở (loa truyền thanh, tờ rơi...) và tuyên truyền bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số tại vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Làm được như vậy, hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn rất nhiều. Trong thời gian tới để việc bình đẳng giới đạt tiến bộ hơn cần chú trọng một số vấn đề sau:

Một là, tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật, đặc biệt là việc thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban Các vấn đề xã hội là cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực giới. Trước và sau khi có Luật Bình đẳng giới, Ủy ban đã dành sự quan tâm và có nhiều hoạt động giám sát tình hình thực hiện bình đẳng giới và Luật Bình đẳng giới tại nhiều bộ, ngành và địa phương. Việc tăng cường giám sát, kiểm tra là một biện pháp hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Luật. Do vậy, ngoài việc Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tăng cường công tác giám sát, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo cũng như tiến hành kiểm tra, thanh tra mạnh mẽ hơn việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật.

Hai là, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng ngân sách nhà nước hằng năm. Việc lồng ghép giới trong quy trình ngân sách nhà nước là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả, bảo đảm phân bổ nguồn lực tác động bình đẳng đối với cả nam và nữ trong quá trình tham gia cũng như thụ hưởng thành quả của phát triển. Điều này góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới trong thời gian tới. Vì vậy, việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quyết định ngân sách nhà nước hằng năm là phù hợp với quy định của Luật Bình đẳng giới, của Luật Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để Quốc hội có cơ sở thảo luận, xem xét, quyết định vấn đề này, trước hết, trong quá trình chuẩn bị dự toán ngân sách nhà nước, Chính phủ và các cơ quan cần thực hiện việc lồng ghép giới và có báo cáo phân tích giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm gửi Quốc hội.

Ba là, Chính phủ khẩn trương xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nên bên cạnh việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 phải đồng thời quan tâm chỉ đạo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm bảo đảm tính đồng bộ cũng như tính khả thi của chương trình.

Bốn là, việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của toàn xã hội. Nó là thước đo của tiến bộ xã hội, do đó công tác này cần phải được xã hội hóa cao. Cần phát huy cao độ tính tích cực của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội mỗi cá nhân trong xã hội đặc biệt là vai trò tự lập của chị em phụ nữ. Làm được như vậy, sẽ góp phần sớm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”

C. KẾT LUẬN

Trong thời kỳ quá độ tiến tới bình đẳng giới thực chất, việc ban hành các biên pháp thúc đẩy bình đẳng giới và đánh giá mức độ thực hiện là cần thiết. Vì vây, trong mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới cần có sự tách bạch và cần dành sự quan tâm tới các mục tiêu cụ thể, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

No comments:

Post a Comment