07/11/2014
Phân biệt các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: khách thể của tội này cũng như các tội có tính chất chiếm đoạt khác nhưng tội này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Thủ đoạn gian dối là đánh lừa chủ sở hữu bao giờ cũng phải có trước khi việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Đặc điểm nổi bật là người bị chiếm đoạt tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội và họ cho rằng giao tài sản cho họ là hoàn toàn hợp pháp. Hành vi phạm tội của tội phạm này bao gồm hai hành vi kế tiếp nhau, là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Lừa dối là hành vi đưa thông tin không phù hợp với thực tế khách quan nhằm làm người tiếp nhận thông tin cho nó là thật. Hành vi lừa dối có thể thực hiện qua lời nói, qua xuất trình giấy tờ giả mạo. Chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.


Trộm cắp tài sản: hành vi lén lút ở đây là không cho chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra.

Công nhiên chiếm đoạt tài sản: là người chủ tài sản biết mình bị xâm phạm quyền sở hữu nhưng k có điều kiện và k thể ngăn chặn.

Cưỡng đoạt tài sản: bị đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc các thủ đoạn khác làm cho tài sản phải giao tài sản.

Cướp giật tài sản: Hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh phản kháng của chủ tài sản, Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính công khai về hành vi khách quan cũng như về ý thức chủ quan của chủ thể. Trong đó, cướp tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (co thể có sẵn hoặc do người phạm tội tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.

Cướp tài sản là dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc các hành vi khác làm cho chủ tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

No comments:

Post a Comment