15/08/2014
Tội cướp giật tài sản - Bài tập lớn Luật Hình sự 1
1. Tội phạm mà K đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS.

Trả lời: Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 136 BLHS thuộc loại tội rất nghiêm trọng.

Giải thích:


Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”


Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, có thể thấy rõ các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi hai yếu tố là dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí (mức cao nhất của khung hình phạt). Đây là hai yếu tố có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau.Tương ứng với bốn mức nguy hiểm cho xã hội (gây nguy hại không lớn – gây nguy hại lớn – gây nguy hại rất lớn – gây nguy hại đặc biệt lớn) là bốn mức cao nhất của khung hình phạt (đến 3 năm tù – đến 7 năm tù – đến 15 năm tù – tử hình).

Trong tình huống, hành vi phạm tội của K được quy định tại khoản 2 Điều 136 BLHS: “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm”.

Xét về tính nguy hiểm của tội cướp giật tại khoản 2 điều 136 thì K không chỉ cướp giật tài sản của người khác mà còn chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn là 50 triệu đồng và hành vi của K là có tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội.Xét về khung hình phạt áp dụng cho tội cướp giật tài sản tại khoản 2 điều 136 thì mức cao nhất của khung hình phạt của tôi này là 10 năm tù. Từ 2 yếu tố đó, đối chiếu với khoản 3 điều 8 BLHS, có thể kết luận: tội phạm mà K đã thực hiện thuộc loại tội rất nghiêm trọng.

2. Hành vi phạm tội của K thuộc CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ của tội cướp giật tài sản? Tại sao?

Trả lời: Hành vi phạm tội của K thuộc CTTP tăng nặng.

Giải thích:

CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.

Căn cứ theo đặc điểm cấu trúc của CTTP có thể chia CTTP thành CTTP vật chất (là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả) và CTTP hình thức ( là CTTP chỉ có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội). Ngoài ra còn có loại CTTP thứ ba – CTTP cắt xén.

Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh có thể chia ra CTTP cơ bản (là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác. Ví dụ: CTTP quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS); CTTP tăng nặng (là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm  có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể  so với trường hợp bình thường. Ví dụ: CTTP được quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS); CTTP giảm nhẹ ( là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể so với trường hợp bình thường. Ví dụ: CTTP được quy định tại khoản 2 Điều 78 BLHS)

Như vậy, khoản 2 Điều 136 là CTTP tăng nặng vì ngoài dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm cướp giật được quy định tại khoản 1 là cướp giật tài sản của người khác thì có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (ở đây là cướp giật tài sản của người khác có giá trị lớn:50 triệu đồng) so với trường hợp cướp giật tài sản thông thường.

3. Nếu K mới 15 tuổi 6 tháng thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

Trả lời: Nếu K mới 15 tuổi 6 tháng thì K vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình.

Giải thích:

Theo quy định tại Điều 12 về tuổi chịu TNHS:

“1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Nghị quyết 02/1986 hướng dẫn thi hành BLHS 1985 đã quy định: “Cách tính tuổi do luật quy định là “ đủ 14 tuổi”, hoặc “ đủ 16 tuổi”, tức là tính theo tuổi tròn.Thí dụ: sinh ngày 1-1-1975 thì 1-1-1989 mới đủ 14 tuổi” .Như vậy, trường hợp K mới chỉ 15 tuổi 6 tháng thì K thuộc người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người có năng lực TNHS chưa đầy đủ. Mặc dù người từ đủ 14 tuổi trở lên bắt đầu có năng lực TNHS nhưng nhận thức và hiểu biết của những người trong độ tuổi này vẫn con hạn chế. Do đó, họ cũng chỉ phải chịu TNHS về một số tội phạm theo quy định của PL mà không phải chịu TNHS về tất cả tội phạm.Theo quy định tại khaonr 2 Điều 12 BLHS 1999 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa ddue 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý (Khoản 2 Điều 12 BLHS 1999).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 1999 thì người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS khi đủ 2 điều kiện:

+ Tội phạm đã thực hiện là tội rất nghiêm trọng. Đối chiếu với khoàn 3 Điều 8 BLHS  thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý tức là phải chịu TNHS về tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội và có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tộ ấy là đến mười lăm năm tù. Với quan điểm nhân đạo và tiến bộ, Nhà nước chỉ truy cứu TNHS người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. So với quy định tuổi chịu TNHS trong BLHS 1985, BLHS 1999 thu hẹp phạm vi xử lí hình sự đối với những người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi.Điều 58 BLHS 1985 quy định chỉ truy cứu TNHS với những người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi về tội nghiêm trọng do cố ý

+ Tội phạm rất nghiêm trọng đó phải do lỗi cố ý. Trong LHS VN, nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản, người phải chịu TNHS theo LHS VN không chỉ đơn thuần vì người này đã có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Lỗi cố ý được quy định cụ thể tại Điều 9 BLHS 1999:

“ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây

1.Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2.Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.

Như vậy, chỉ khi phạm tội do người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi thực hiện là tội rất nghiêm trọng và thực hiện bởi lỗi cố ý thì người phạm tội mới bị tuy cứu TNHS. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đù 16 tuổi không phải chịu TNHS.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chịu TNHS về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản2 Điều 12 BLHS 1999)

Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng nhưng phải do cố ý thì những người này phải chịu TNHS về tội đặc biệt nghiêm trọng dù cố ý hay vô ý. Do hậu quả của tội phạm nghiêm đặc biệt nghiêm trọng gây nguy hại cho xã hội là đặc biệt lớn, tính chất và mức độ nguy hiểm của tộ phạm đặc biệt nghiêm trọng lớn hơn tội phạm rất nghiêm trọng nên thái độ của Nhà nước khi xử lí người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi nghiêm khắc hơn.

Như đã khẳng định ở phía trên, tội phạm mà K đã thực hiện là tội rất nghiêm trọng do cố ý (cướp giật tài sản của người khác có giá trị 50 triệu đồng) mà K mới chỉ 15 tuổi 6 tháng (tức là K là người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi) thì K vẫn phải chịu TNHS theo khoản 2 Điều 12 BLHS.

4. Nếu K bị mắc bệnh tâm thần thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

Trả lời: Nếu K mắc bệnh tâm thần thì K có thể phải chịu TNHS.

Giải thích:

Điều 13 BLHS quy định về tình trạng không có năng lực TNHS như sau:

“ 1.Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2.Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu TNHS”.

Như vậy, việc K có phải chịu TNHS hay không cần phải phân biệt rõ ràng trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: khi thực hiện hành vi phạm tội ( là cướp giật tài sản), k ở trong tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, thì K không phải chịu TNHS, đối với k, sẽ phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trường hợp 2; Khi thực hiện hành vi phạm tội, k vẫn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng đã lâm vào tình trạng đã quy định tại khoản 1 Điều 13 BLHS trước khi bị kết án thì K cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, K có thể phải chịu TNHS.

5. Có thể cho K hưởng án treo không? Tại sao?

Trả lời: K có thể được hưởng án treo

Giải thích:

“Án treo là biện pháp pháp lí hình sự thể hiện ở việc miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện đối với người phạm tội khi có đủ điều kiện và phải chịu thử thách theo điều kiện và thời hạn mà pháp luật quy định”

Bản chất pháp lí cúa án treo là “một biện pháp chấp hành hình phạt tù có điều kiện và án treo không phải là hình phạt” (Điều 60 BLHS 1999).

Căn cứ để cho hưởng án treo theo quy định của BLHS VN: Các căn cứ để cho hưởng án treo là tiền đề đầu tiên bắt buộc, do PLHS VN quy định cần phải có mà nếu thiếu những căn cứ này thì việc miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiến sẽ không được đặt ra đối với người bị kết án. Theo khoản 1 Điều 60 BLHS 1999: “ Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tiểu mục 6.1 của Nghị quyết số 01/2007/NQ – HĐTP hướng dẫn chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau: “ Bị xử phạt tù không quá ba năm , không phân biệt về tội gì...”. Với những quy định này, thì để xem xét người bị kết án có được hưởng án treo hay không Tòa án phải căn cứ vào các yếu tố sau; Về mức hình phạt tù, về nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ. Ngoài ra, Tòa án còn căn cứ vào điều kiện thuộc trường hợp không cần bắt buộc chấp hành hình phạt tù. Đây là những căn cứ bắt buộc phải có để Tòa án dựa vào đó để cho bị  báo được hưởng án treo hay không

Về mức hình phạt tù. Đây là căn cứ đầu tiên để Tòa án xem xét cho người bị kết án tù có được hưởng án treo hay không. Những người bị kết án có thể được Tòa án cho hưởng án treo nếu người đó bị tòa án tuyên phạt tù không quá 3 năm tù, không phân biệt loại tội phạm mà họ đã thực hiện là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

Về nhân thân người phạm tội. Đây không những là căn cứ để quyết định hình phạt mà còn là cơ sở, điều kiện quan trọng để Tòa án xem xét cho hưởng án treo cùng với điều kiện về mức hình phạt tù. Phải xem xét điều kiện về nhân thân người phạm tội bởi lẽ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không những được thể hiện ở hành vi phạm tội đã được thực hiện mà còn thể hiện ở chỗ trong những điều kiện nhất định người đó có thể tự mình chấp hành, tự cải tạo giáo dục hốt hay không. Do đó, xem xét nhân thân người phạm tội khi cho hưởng án treo là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết của bất kì một vụ án hình sự nào.
BLHS 1999 không đưa ra bất kì khái niệm nào về nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, nhân thân người phạm tội là một khái niệm được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới góc độ tội phạm học, nhân thân người phạm tội là: “ Tổng hợp những đặc điểm, những dấu hiệu, những đặc tính quan trọng thể hiện bản chất xã hội của con người vị phạm pháp luật hình sự, các đặc điểm ấy kết hợp với các điều kiện và các yếu tố khác đã ảnh hưởng đến cách xử sự chống đối xã hội của người đó”.

Theo tiểu mục 6.1 Nghị quyết 01/2007/NQ – HĐTP thì người được hưởng án treo: “ Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường cư trú cụ thể, rõ ràng”. Khi xem xét về nhân thân người phạm tội, Tòa án cần xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố thuộc về nhân thân của họ như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, trình độ hiểu biết, tiền án, tiền sự, lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, sau khi phạm tội đã ăn năn hối cải, khắc phụ hậu quả, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân...

Người bị kết án có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Các tình tiết giảm nhẹ đối với người bị kết án là một căn cứ quan trọng để Tòa án cân nhắc có cho người bị kết án được hưởng án treo hay không. Nếu người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ nào hoặc các tình tiết giảm nhẹ không có ý nghĩa đáng kể thì không thể cho người bị kết án được hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét cho hưởng án treo lag những tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS cũng như các tình tiết giảm nhẹ được Tòa án xác định trong từng vụ cụ thể (Phù hợp với quy định của khoản 2 Điều 46 BLHS)

Có nhiều tình tiết giảm nhẹ phải có từ 2 tình tiết trở lên và trong đó có ít nhất 1 tình tiết được ghi nhận tại khoản 1 Điều 46 BLHS 1999. Tiểu mục 6.1 Nghị quyết 01/2007/NQ – HĐTP quy định: “Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, tỏng đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ  quy định lại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên”.

Cho người bị kết án hưởng án treo phải thuộc trường hợp không cần bắt buộc chấp hành hình phạt tù. Người phạm tội thuộc trường hợp được hưởng án treo phải là người thực sự có khả năng tự hoàn lương trong môi trường xã hội cụ thể, có khả năng cải tạo, rèn luyện bản thân trong môi trường xã hội bình thường, đặc biệt không có nguy cơ tái phạm, bởi việc tái phạm lại phụ thuộc rất nhiều  vào tính chất loại tội phạm mà họ đã từng thực hiện cũng như bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại cảnh của đối tượng xung quanh. Tiều mục 6.1 Nghị quyết 01/2007/NQ – HĐTP quy định: “ Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu tỏng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm”. Như vậy nếu không cần bất chấp hình phạt tù mà người phạm tội không gây nguy hiểm cho xã hội thì đây cũng được coi là một điều kiện được xem xét khi cho người bị kết án có được hưởng án treo hay không. Tuy nhiên, trong trwongf hợp người bị kết án tù có đủ 3 điều kiện để được hưởng án treo nhưng việc họ được hưởng ánh treo gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội thì người bị kết án cũng không được hưởng án treo theo luật định.

No comments:

Post a Comment