18/06/2014
Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm - Bài tập cá nhân Luật Hình sự 1
a. Cấu thành tội phạm (CTTP) của tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) là cấu thành tội phạm hình thức ?

Khẳng định: Cấu thành tội phạm (CTTP) của tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) là một cấu thành tội phạm hình thức.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong CTTP hình thức không có dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. 

Từ đây, ta có thể thấy rằng tội hiếp dâm thuộc loại cấu thành tội phạm hình thức, vì theo định nghĩa  thì tội hiếp dâm trong BLHS tại Điều 111 đã được miêu tả có 2 hành vi khách quan:

- Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác.

- Hành vi giao cấu trái với nạn nhân trái với ý muốn của họ

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có 1 trong 2 hoặc cả 2 hành vi nêu trên nhằm mục đích giao cấu ngoài ý muốn của nạn nhân. Không cần thiết phải có hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân, không cần biết là đã kết thúc hay chưa nhưng chỉ cần có hành vi chứng tỏ mục đích đó là đã cấu thành tội phạm vì những hành vi và tội phạm này thực sự gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, thân thể, danh dự của khách thể.

b. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội hiếp dâm mà A đã thực hiện và bị xét xử thuộc loạt tội phạm gì? Giải thích rõ tại sao? 

Một cách khái quát nhất, ta có thể định nghĩa về tội phạm như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Do vậy, ngay tại khoản 2 Điều 8 BLHS, tội phạm đã được phân thành bốn nhóm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ để phân loại tội phạm được thể hiện trong Khoản 3, Điều 8 BLHS năm 1999, là căn cứ phân loại tội phạm dựa vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Tội hiếp dâm đã được ấn định tại Điều 111 của BLHS, và trong thực tiễn đã thừa nhận tất cả các hành vi hiếp dâm khi xảy ra đều có chung đặc điểm đó là hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. Dù thừa nhận như vậy nhưng để thực hiện được hành vi phạm tội trong thực tế xã hội lại vô cùng đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi trường hợp phạm tội khác nhau thì tính chất của hành vi, phương pháp, thủ đoạn, và hậu quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do vậy công tác xét xử và điều tra cần phải phân loại tội phạm đối với hành vi hiếp dâm để có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá thể hóa được chính xác sao cho xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình sự phải phù hợp với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Và để giải quyết vấn đề đó, Điều 111 BLHS đã tiến hành phân loại đối với những hành vi hiếp dâm có tính chất và mức độ khác nhau thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi phạm tội có cùng tính chất.

Khoản 3, điều 8-BLHS (sửa đổi bổ sung 19/6/2009)

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Khoản 3, điều 111-BLHS (sửa đổi bổ sung 19/6/2009)

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì, bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”

Đối chiếu với tình tiết vụ án, hậu quả chị H tự sát và phán xét của Toà án nhân dân tỉnh H. nằm trong mục c, khoản 3, điều 111-BLHS (sửa đổi bổ sung 19/6/2009) quy định, đồng thời đối chiếu với điều 8-BLHS, Vì vậy có thể kết luận, tội của A thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng theo như điều luật đã trích dẫn ở trên. 

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

No comments:

Post a Comment