16/08/2014
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương IV: Chế độ pháp lý về chi ngân sách nhà nước
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM:

1/ Khái niệm:

Chi ngân sách nhà nước là họat động phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước

2/ Đặc điểm:

- Họat động chi ngân sách nhà nước gắn liền với họat động thu ngân sách nhà nước.
- Trong họat động chi NSNN, Nnước luôn là chủ thể bắt buộc tham gia vào quan hệ này.
- Họat động chi NSNN phải tuân thủ theo các quy định Pluật về thủ tục và trình tự chi.

- Họat động chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhà nước.


3/ Chế độ pháp lý về chi ngân sách nhà nước:

Là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN.

II KẾT CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1/ Khái niệm:

Là tòan bộ các khoản chi mà NSNN phải đảm nhận và tỷ trọng các khoản chi đó trong các nội dung chi ngân sách nhà nước.

2/ Các yếu tố tác động:

- Chế độ xã hội.
- Khả năng tích lũy của nền kinh tế.
- Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước.
- Chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ.

3/ Nội dung cơ cấu chi ngân sách nhà nước:

* Chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi trực tiếp hay gián tiếp của NSNN vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các ngành nghề kinh tế quốc dân, chi các chương trình đầu tư quốc gia, các dự án của nhà nước.

* Chi thường xuyên: bao gồm

- Chi sự nghiệp: chi sự nghiệp kinh tế, cho văn hóa xã hội, cho giáo dục đào tạo, cho khoa học công nghệ, cho sự nghiệp y tế, cho sự nghiệp xã hội, thực hiện các chính sách, trợ cấp cho vùng thiên tai hay các khỏan chi phòng chống tệ nạn xã hội, cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật thể thao.
- Chi cho các cơ quan nhà nước, họat động Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (Điều 16 Nghị định 60, Điều 10 luật NSNN).
- Chi cho an ninh quốc phòng, trật tự an tòan xã hội.
- Chi họat động ngọai giao.
- Chi trợ giá cho chính sách của nhà nước (Ví dụ: in ấn sách báo chính trị …).
- Các khoản chi thường xuyên khác.

* Chi lập dự phòng ngân sách: khoản 1 Điều 9 luật NSNN, Điều 7 Nghị định 60

* Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: khoản 2 Điều 9 luật NSNN, Điều 58 Nghị định 60

* Dự phòng ngân sách nhà nước: khoản 1 Điều 9 luật ngân sách nhà nước.

- Tất cả các cấp.
- Nguồn thành lập: từ ngân sách.
- Mục đích: phòng chống hay khắc phục thiên tai.
- Thẩm quyền quyết định:
+ Trung ương: có 2 chủ thể là Bộ tài chính và Chính phủ
+ Địa phương
- Được sử dụng hết.
- Số dư dự phòng phải trả về ngân sách.

* Qũy dự trữ tài chính: Điều 7 nghị định 60

- Ngân sách trung ương và cấp tỉnh.
- Nguồn thành lập: Điều 58, 69 nghị định 60.
- Mục đích: khoản 3 Điều 58 Nghị định 60.
- Chỉ được sử dụng 30%.
- Thẩm quyền quyết định: ở trung ương do chính phủ quyết định

* Chi trả nợ và chi viện trợ

* Các khỏan chi khác (bổ sung cho ngân sách cấp dưới)

4/ Các nguyên tắc và điều kiện chi:

4.1/ Các nguyên tắc:

- Cân bằng thu chi.
- Việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước phải phù hợp với khả năng thu ngân sách nhà nước; qui mô và góc độ chi ngân sách nhà nước phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và có tích lũy (Điều 8 luật NSNN)
- Chi theo kế họach, chi đúng mục đích.
- Chỉ có những khoản chi nào có trong dự toán NSNN đã được phê chuẩn mới được Kho bạc NN tiến hành cấp phát.
- Tăng cường thu, tiết kiệm chi

Trước hết các khoản thu được đặt ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, mang tính khả thi, tránh tình trạng lạm thu dẫn đến triệt tiêu nguồn thu. Sau đó thu đúng, đủ, tập trung kịp thời các khoản thu vào quỹ NSNN theo đúng tiêu chuẩn pháp luật.

Tiết kiệm chi không phải là sự cắt gọt đơn giản tùy tiện các khoản chi mà là chi theo đúng kế họach, định mức, các khoản chi có nội dung hợp lý và đem lại hiệu quả.

4.2/ Các điều kiện chi:

- Qui định tại điều 5 khoản luật NSNN, điều 51 nghị định 60.
- Các khỏan chi được xem là hợp pháp và đưa vào quyết toán NSNN chỉ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
+ Các khỏan chi phải có trong dự toán NSNN được giao (điều 52, 59 luật NSNN).
+ Chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
+ Khoản chi này phải được thủ trưởng đơn vị quyết định hay người do thủ trưởng đơn vị ủy quyền quyết định.

5/ Phương thức cấp phát tài chính từ ngân sách (Thông tư 79/ 2003):

5.1/ Phương thức theo dự toán: (thường xuyên được áp dụng nhất)

* Đối tượng cấp phát: các khoản chi thường xuyên trong Dtoán của các đơn vị dự toán.

* Qui trình áp dụng

Bước 1: Căn cứ vào phương án điều hành NS quý do cơ quan tài chính thông báo, nhu cầu thanh toán chi trả hằng quí của đơn vị sử dụng NS, Kho bạc NN sẽ chủ động lập kế họach nguồn vốn, kế họach chi trả, thanh toán, kế họach tiền mặt nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu chi của đơn vị sử dụng NS.
Bước 2: Căn cứ vào nhu cầu chi quí đã gởi Kho bạc Nhà nước và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách sẽ lập rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gởi Kho bạc Nhà nước.
Bước 3: Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch sẽ kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và giấy rút dự toán ngân sách. Nếu các điều kiện chi này thỏa mãn 3 điều kiện chi thì Kho bạc Nhà nước sẽ tiến hành chi trả thanh toán.

5.2/ Phương thức theo lệnh chi tiền

* Đối tượng áp dụng: Là các khoản chi không mang tính thường xuyên, khoản chi có mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.

* Quy trình áp dụng:

- Căn cứ vào dự toán được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, cơ quan tài chính xem xét, kiểm tra các nội dung chi, các điều kiện chi. Nếu như các khoản chi đó đảm bảo các điều kiện cấp phát theo qui định của pháp luật thì cơ quan tài chính sẽ ra lệnh chi tiền nhằm yêu cầu Kho bạc Nhà nước phải chi trả, xuất quỹ cho các tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách.

- Căn cứ vào lệnh chi tiền do cơ quan tài chính đưa ra, Kho bạc Nhà nứơc thực hiện việc xuất quỹ và thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo các nội dung ghi trong lệnh chi tiền.

No comments:

Post a Comment