16/08/2014
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương III: Chế độ pháp lý về thu ngân sách nhà nước
1/ Khái niệm:

Thu ngân sách nhà nước là họat động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở các khoản thu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

* Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước:

- Thu NSNN là họat động gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
- Trong họat động thu NSNN, nhà nước luôn tham gia với tư cách là chủ thể bắt buộc và chủ thể được phép sử dụng quyền lực chính trị.
- Đối tượng của thu NSNN là của cải xã hội biểu hiệu dươi hình thức giá trị.

- Các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ nền kinh tế quốc dân và gắn liền với kết quả của các họat động sản xuất kinh doanh.


* Chế độ pháp lý về thu ngân sách nhà nước:

Là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập quỹ NSNN.

2/ Phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước: Dựa trên tính chất thường xuyên hay không thường xuyên.

2.1/ Các khoản thu chủ yếu thường xuyên (khoản thu bắt buộc):

* Thuế:

Là 1 khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào quỹ ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Các khoản thu này không mang tính đấu giá và không hòan trả trực tiếp cho người nộp thuế.

Thuế có 1 số đặc điểm sau:
- Thuế là khoản thu nhà nước qui định và mang tính cưỡng chế rất cao.
- Đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế rất rộng.
- Thuế không mang tính đấu giá và không hòan trả trực tiếp cho người nộp thuế.

* Phí:

- Là khoản tiền mà tổ chức cá nhân phải trả khi thụ hưởng dịch vụ của tổ chức cá nhân khác cung cấp.
- Là những khoản thu của nhà nước nhằm để bù đắp những chi phí thường xuyên hay bất thường về tổ chức quản lý hành chính, về xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình phục vụ nguồn nộp phí.

Đặc điểm của phí:
- Hình thức văn bản cao nhất qui định về phí là pháp lệnh phí và lệ phí.
- Thẩm quyền qui định về phí: Có 3 cơ quan thu phí: Chính phủ, HĐND cấp tỉnh, Bộ tài chính. HĐND cấp tỉnh qui định phí gắn liền với đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quản lý hành chính các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ qui định các khoản thu có giá trị lớn, Bộ tài chính có trách nhiệm với các khoản còn lại.
- Người nộp phí được quyền lựa chọn nộp phí để sử dụng dịch vụ và ngược lại.
- Phí mang tính đấu giá hòan tòan.

* Lệ phí: 

Là những khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hay tổ chức được nhà nước ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được qui định trong danh mục ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.

2.2/ Các khoản thu khác:

- Khoản thu từ lợi tức của nhà nước tại các doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước.
- Tiền bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Hợp tác với nước ngòai.
- Các khoản vay nợ trong và ngòai ngước của Chính phủ.
- Các khoản thu từ tiền phạt vi phạm.
- Tiền bán tài sản vô chủ, tài sản bất hợp pháp, tiền trúng số quá thời hạn lãnh thưởng.
- Thu vãng lai (di sản, viện trợ).

3/ Pháp luật về qui trình thu ngân sách nhà nước:

3.1/ Chủ thể tham gia họat động thu ngân sách nhà nước:

* Các chủ thể có trách nhiệm thu ngân sách:

- Hải quan: Là cơ quan có trách nhiệm thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế VAT đối với hàng nhập khẩu, thế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu và các khoản thu khác thuộc phạm vi qui định của pháp luật. 
- Cơ quan thuế: Có trách nhiệm thu thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật trừ các khoản thuế mà hải quan đã thu.
- Cơ quan tài chính và các cơ quan khác: sẽ tiến hành thu các khoản thu còn lại cho ngân sách nhà nước theo sự cho phép của Chính phủ hay được Bộ tài chính ủy quyền (Tòa án thu án phí, Bệnh viện thu viện phí, Phòng chông chứng thu phí công chứng).

* Các chủ thể đóng góp vào ngân sách nhà nước: Các chủ thể có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước

3.2/ Các phương thức thu ngân sách nhà nước: (Thông tư 80/2003 Bộ tài chính)

* Thu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước:

- Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh cố định, những đối tượng mà có thể quản lý đươc trên giấy tờ.
- Qui trình thu:
- Cơ quan thu sẽ gởi thông báo thu đến đối tượng nộp. Thông báo nêu rõ ai nộp, lý do, số tiền, thời gian nộp.
- Dựa trên thông báo của cơ quan thu, đối tượng nộp đến nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu. Kho bạc Nhà nước sau khi thu đủ tiền phải giao 2 biên lai thu tiền cho đối tượng nộp.
- Đối tượng nộp lại 1 biên lai cho cơ quan thu và tự quản lý biên lai còn lại để chứng minh việc hòan thành nghĩa vụ của mình.

* Thu thông qua cơ quan thu:

- Đối tương áp dụng: Đối tượng không có địa điểm kinh doanh cố định, hộ tiểu thương có mức thu nhập nhỏ, đển thu thuế sử dụng đất nông nghiệp thuế nhà đất, các khoản thu khác ở các địa bàn cửa khẩu, nơi không tổ chức được điểm thu của Kho bạc Nhà nước.
- Qui trình thu:
- Thông báo như trên
- Đối tượng nộp theo thông báo thu sẽ đến nộp tiền trực tiếp tại cơ quan thu. Cơ quan thu có nghĩa vụ bố trí cán bộ thu. Sau khi thu tiền cán bộ thu có nghĩa vụ xuất biên lại cho đối tượng nộp.
- Cơ quan thu có nghĩa vụ nộp tòan bộ số tiền thu được cho Kho bạc Nhà nước.

No comments:

Post a Comment