11/08/2014
Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 3
21. Thực hiện điều ước quốc tế:

- Điều ước quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi điều ước quốc tế trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí, không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế. 

- Giải thích điều ước quốc tế là việc làm nhằm làm sáng tỏ nội dung thật của những điều, khoản trong điều ước quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực hiện điều ước quốc tế 1 cách chính xác hơn, tránh sự hiểu lầm& gây xung đột giữa các bên tham gia điều ước. Bao gồm:

+ Giải thích chính thức: do các quốc gia uỷ quyền cho 1 quốc gia khác hoặc 1 tổ chức quốc tế được các bên tranh chấp uỷ quyền giải thích điều ước quốc tế. Kết quả cuả việc giải thích này có giá trị pháp lý như chính điều ước quốc tế, bắt buộc các bên phải thi hành. 

+ Giải thích không chính thức: là giải thích bằng những lời tuyên đơn phương của 1 quốc gia hoặc giải thích của những cơ quan nghiên cứu pháp luật hoặc là sự giải thích của những luật gia nổi tiếng. Kết quả của việc giải thích này không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia tham gia điều ước quốc tế. 

• Yêu cầu của việc giải thích điều ước quốc tế:

- Điều ước quốc tế phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong điều ước& trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích của điều ước. 

- Việc giải thích điều ước phải có căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thoả thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp nhận trongky1 kết điều ước, các thoả thuận sau này của các bên về giải thích điều ước, thực tiễn tực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước& các quy định thích hợp của pháp luật quốc tế. 

- Theo đ 102 Hiến chương LHQ: mọi hiệp ước& công ước do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương có hiệu lực phải được đăng ký tại Ban thư ký& do ban này công bố càng sớm càng tốt. Nếu không đăng ký thì không 1 bên nào của điều ước được quyền viện dẫn điều ước hoặc công ước đó trước các co quan của LHQ (Đăng ký không phải là giai đoạn của quá trình ký kết, về nguyên tắc điều ước có đăng ký hay không đăng ký không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước)

- Thực hiện điều ước quốc tế: khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực, các quốc gia tham gia phải tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda (tân tâm, thiện ý, đ 16 công ước Vienna 1969). Gồm thực hiện trực tiếp và thực hiện gián tiếp:

+ Thực hiện trực tiếp: áp dụng trực tiếp vào lãnh thổ quốc gia. Áp dụng trong trường hợp khi toàn bộ hoặc 1 phần điều ước quốc tế đã quy định 1 cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết. 

+ Áp dụng gián tiếp: phải nội luật hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia để thực hiện bằng cách: ban hành văn bản pháp luật mới; sửa đổi, bổ sung những văn bản hiện hành; huỷ bỏ, bãi bỏ VBPL cũ không còn phù hợp. 

(Việc thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên do chính quốc gia đó tự quyết định)

22. Khái niệm- Điều kiện tập quán trở thành nguồn của luật quốc tế

- Khái niệm tập quán quốc tế: là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được các quốc gia & các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi như những Quy phạm pháp luật Quốc tế có tính chất bắt buộc. Các yếu tố tạo thành tập quán:

+ Yếu tố vật chất: là sự lặp đi lặp lại những sự kiện & hành vi pháp lý tạo ra quy tắc xử sự thống nhất; hành vi này có thể phát sinh từ hành vi lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia. 

+ Yếu tố tâm lý: niềm tin các chủ thể Luật Quốc tế khi áp dụng tập quán quốc tế. 

- Điều kiện trở thành nguồn của Luật Quốc tế:

+ Tập quán quốc tế phải được áp dụng qua 1 thời gian dài trong thực tiễn pháp lý quốc tế. 

+ tập quán quốc tế phải được thừa nhận rộng rãi như những QPPL có tính chất bắt buộc

+ Nội dung tập quán quốc tế phải phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. 

23. Hiệu lực của tập quán quốc tế- tập quán quốc tế là nguồn cơ bản, chủ yếu của Luật Quốc tế có giá trị pháp lý ngang bằng điều ước quốc tế. 

- tập quán quốc tế được sử dụng để điều chỉnh quan hệ quốc tế khi không có điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc khi được các chủ thể Luật Quốc tế thoả thuận lựa chọn. 

- Khi có sự xung đột với điều ước quốc tế thì lựa chọn tập quán quốc tế hay điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ đó là do các quốc gia thoả thuận (nhưng thông thường các quốc gia lựa chọn điều ước quốc tế vì điều ước quốc tế có những ưu điểm vượt trội hơn tập quán quốc tế: điều ước quốc tế là văn bản, quyền và nghĩa vụ rõ ràng, chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ áp dụng trên thực tế. Khi có tranh chấp phát sinh, điều ước quốc tế là 1 chứng cứ pháp lý đặc biệt quan trọng để các cơ quan tài phán quốc tế giả quyết các tranh chấp có liên quan giữa các các quốc gia 1 cách chính xác). 

24. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế:

- Tập quán quốc tế & điều ước quốc tế có mối quan hệ biện chứng & tác động qua lại lẫn nhau. 

- Sự tồn tại của 1 điều ước quốc tế không có ý nghiã loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung. 

- tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược lại. 

- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, huỷ bỏ bằng con đường điều ước quốc tế& cũng có thể có trường hợp điều ước bị thay đổi hay huỷ bỏ bằng con đường tập quán pháp lý quốc tế. 

- tập quán quốc tế có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế. 

25. Các phương tiện hỗ trợ nguồn của Luật Quốc tế:

* Các nguyên tắc pháp luật chung: chỉ được xem là bộ phận hỗ trợ nguồn của Luật Quốc tế, là cơ sở để tạo ra điều ước quốc tế& tập quán quốc tế, khi không có loại nguồn chính nào giải quyết người ta có thể căn cứ vào nguyên tắc này để xem xét sự việc. 

* Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ:

- Nghị quyết có tính quy phạm: là nghị quyết quy định mức độ đóng góp của các quốc gia thành viên, thường được ghi nhận trong Hiến chương, điều ước quốc tế về việc thành lập các tổ chức. Nghị quyết này có giá trị pháp lý bắt buộc đối với những nước là thành viên của tổ chúc đó. 

- Nghị quyết khuyến nghị: tự bản thân nghị quyết này chỉ mang tính chất khuyến nghị mà không sinh ra quy phạm pháp lý, không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của tổ chức đó. 

* Phán quyết của Toà án quốc tế:

- Bản án: có giá trị phá lý ràng buộc& mang tính chất chung thẩm đối với các bên tranh chấp trong từng vụ việc nhất định. 

- Bản kết luận tư vấn: không có giá trị ràng buộc đối với cơ quan, tổ chức yêu cầuToà án ra bản kết luận tư vấn đó. 

* Học thuyết về Luật Quốc tế:là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm& kết luận của các học giả, luật gia về những vấn đề lý luận cơ bản của Luật Quốc tế. Học thuyết về Luật Quốc tế chỉ là phương tiện bổ trợ để xác định QPPL. Bản thân học thuyết về Luật Quốc tế không thể trở thành nguồn của Luật Quốc tế vì nó không phải là văn bản pháp lý ràng buộc giữa các quốc gia, không thể hiện ý chí của quốc gia được nâng lên thành luật; học thuyết không hàm chứa các QPPL, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quốc tế. 

26. Khái niệm, đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế

- Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (jus cogens) đối với mọi chủ thể Luật Quốc tế, áp dụng trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế. 

- Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, Luật Quốc tế gồm các nguyên tắc cơ bản sau:

+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. 

+ Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

+ Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. 

+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. 

+ Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. 

+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau. 

+ Nguyên tắc pacta sunt servanda. 

- Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh toàn bộ quá trình hình thành, tồn tại, phát triển cũng như tổng quát hoá toàn bộ tư tưởng chính trị- pháp lý của hệ thống Luật Quốc tế. 

- Đặc điểm các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế:

+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có tính phổ cập, được áp dụng trên phạm vi toàn cầu& được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế. 

+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có tính bao trùm nhất. 

+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có tính bắt buộc chung. Trong mọi trường hợp, nếu các chủ thể Luật Quốc tế vi phạm các nguyên tắc cơ bản đều được coi là hành vi vi phạm PLuật Quốc tế nghiêm trọng nhất. 

+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có mối quan hệ qua lại trong 1 chỉnh thể thống nhất theo nghĩa ràng buộc qua lại giữa các nguyên tắc về nội dung& yêu cầu thực hiện nội dung đó. 

27. Vai trò các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế

- Hệ thống các nguye6en tắc cơ bản của Luật Quốc tế là nền tảng pháp lý cho tất cả các quốc gia, các dân tộc, các thực thể khác của Luật Quốc tế tuân thủ& thực hiện PLuật Quốc tế 1 cách hiệu quả. 

- Ổn định quan hệ quốc tế& ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển. 

28. Nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia: là cơ sở để trật tự thế giới phát triển ổn định, hội nhập, tiến bộ. 

- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự thế giới chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn bảo đảm. 

- Nguyên tắc này được hình thành trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ là bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia văn minh. Sau CMT10 Nga, quannie65m về chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia mới có sự thay đổi: NN Xô viết đã thừa nhận tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt lớn bé, giàu nghèo, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội đều là chủ thể của Luật Quốc tế, đều bình đẳng về chủ quyền. Đây cũng là nguyên tắc đầu tiên, làm nền tảng cho hoạt động của LHQ. 

- Nguyên tắc này được quy định tại k1 đ 2 Hiến chương LHQ & Tuyên bố 24/10/1970 của LHQ. 

- Chủ quyền là thuộc tính chính trị- pháp lý không thể tách rời của quốc gia, gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình& quyền độc lập cảu quốc gia trong quan hệ quốc tế. 

- Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bê ngoài, thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá,XH nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của n hân dân. 

- Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của 1 quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đống quốc tế. 

- Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế được hiểu theo nghĩa tương đối. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về tư cách chủ thể. 

- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Mọi quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý. 

+ Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn. 

+ Mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác. 

+ Mọi quốc gia đều có quyền toàn vẹn lãnh thổ& quyền độc lập về chính trị cuả quốc gia là bất khả xâm phạm. 

+ Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn& phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xh của mình. 

+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ 1 cách đầu đủ& thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình& chung sống hoà bình với quốc gia khác. 

29. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:

- Đây là nguyên tắc trung tâm của các nguyên tắc cơ bản Luật Quốc tế. Trong quan hệ quốc tế nếu 1 chủ thể của Luật Quốc tế có hành vi đe doạ hoặc sử dụng vũ lực trái PLuật Quốc tế sẽ bị coi là xâm phạm tất cả các nguyên tắc còn lại của hệ thống các nguyên tắc cơ bản. 

- Trước CMT10 Nga, nếu các quốc gia đã sử dụng các biện pháp hoà bình mà không giải quyết được các tranh chấp quốc tế thì các quốc gia có quyền sử dụng chiến tranh như là biện pháp cuối cùng. 

- Ngày 27/8/1928 Bộ trưởng bộ ngoại giao CH Pháp (Briand) & Bộ trưởng bộ ngoại giao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Kellog) đã ký “hiệp ước về khước từ chiến tranh với tính cách là công cụ của chính sách nhà nước” khẳng định “ các bên tham gia hiệp ước có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình”. 

- Nguyên tắc này được quy định tại k4 đ 2 Hiến chương LHQ& Tuyên bố 24/10/1970. 

- Thuật ngữ “ force- vũ lực sức mạnh” được quy định trong nguyên tắc này gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

+ Theo nghĩa hẹp: các quốc gia sử dụng sức mạnh vũ trang để chống 1 quốc gia độc lập có chủ quyền, quốc gia này sử dụng lực lượng vũ trang để gây sức ép, đe doạ quốc gia khác nhằm đạt được mục đích chính trị của mình. 

- Theo nghĩa rộng: “ vũ lực “ được hiểu là tất cả những biện pháp kinh tế, chính trị, quân sự mà quốc gia này sử dụng để chống lại quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. 

- Hành vi sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất luật pháp quốc tế. 

- Nguyên tắc này gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác kể cả giới tuyến ngừng bắn. 

+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại nền độc lập chính trị của quốc gia khác. 

+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. 

+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để xâm lược quốc gia khác. 

+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mình. 

+ Cấm khuyến khích, tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào các cuộc nội chiến hay các hành vi khủng bố tại các quốc gia khác. 

+ Cấm tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại lãnh thổ quốc gia khác. 

+ Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược. 

* Hành vi sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:

- Xâm lược là 1 hành động quân sự đe doạ trực tiếp đến quyền tự do, tự chủ của 1 quốc gia hay 1 vùng lãnh thổ. Hành vi phát động chiến tranh xâm lược quốc gia khác là 1 trong những hành vi vi phạm PLuật Quốc tế nghiêm trọng nhất, cá nhân phát động chiến tranh xâm lược được coi là phạm tội ác quốc tế& phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân. Bao gồm các hình thức xâm lược:

+ Xâm lược trực tiếp: là hành vi sử dụng lực lượng vũ trang tấn công xâm lược quốc gia khác. 

+ Xâm lược gián tiếp: thông qua các tổ chức khác để xâm lược quốc gia thứ 3 bằng các hành vi như xúi giục, giúp đỡ các quốc gia đi xâm lược để thực hiện mưu đồ chính trị của mình, khuyến khích các hoạt động phá hoại khủng bố các quốc gia khác; cho phép các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại quốc gia thứ 3; kích động, gây nội chiến ở quốc gia khác, kích động lật đổ chính quyền ở quốc gia khác. 

+ Xâm lược kinh tế: là hành vi gây sức ép đối với các quốc gia có tiềm lực kinh tế yếu hơn để nước này phụ thuộc vào mình về chính trị, kinh tế. 

+ Xâm lược tư tưởng: 1 quốc gia thực hiện những hành động gây hoang mang, lo sợ, thù hằn, kỳ thị dân tộc trong quần chu1nh nhân dân nhu tuyên truyền chiến tranh, ca ngợi vũ khí giết n gười hàng loạt, kích động tư tưởng thù hằn dân tộc…

* Hành vi đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:

- Đe doạ sử dụng vũ lực được hiếu là hành vi mà chủ thể Luật Quốc tế sử dụng hàm chứa nguy cơ, mầm mống dẫn đến việc sử dụng vũ lực. Bao gồm các hành vi:

+ Tập trận ở biên giới giáp quốc gia khác. 

+ Tập trung, thành lập căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia khác. 

+ Gửi tối hậu thư đe doạ quốc gia khác. 

* Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế (quyền tự vệ chính đáng):

- Trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc phá hoại hoà bình& an ninh quốc tế đã được HĐBALHQ áp dụng các biện pháp phi vũ trang nhưng HĐBA nhận thấy những biện pháp này là “ không thích hợp hoặc tỏ ra là không thích hợp thì HĐBA có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình& an ninh quốc tế. Nhu74nh hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả& những cuộc hành quân khác do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện” (đ 42 Hiến chương LHQ). 

- Khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá nhân hay tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hoà bình& an ninh quốc tế nhưng phải “báo ngay cho HĐBA & không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn& trách nhiệm của HĐBA, chiểu theon hiến chương này, đối với việc HĐBA áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và anh ninh quốc tế” (đ 51 Hiến chương LHQ)

30. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình:

- Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, là hệ quả tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

- Nguyên tắc này ra đời sau CMT10 nhưng nó chỉ được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đầu tiên trong Hiến chương LHQ (k3 đ 2)& được khẳng định lại 1 lần nữa trong tuyên bố 24/10/1970 của LHQ

- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:

+ Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. 

+ Các quốc gia giải quyết các tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền& lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác. 

+ Các quốc gia có quyền lựa chọn bất kỳ biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau, chủ yếu là các biện pháp được quy định tại điều 33 hiến chương LHQ: đàm phán, điều tra, hoà giải, trọng tài, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực; hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ teo sự lựa chọn của các bên. 

(Trong thực tiễn, đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng. Đàm pah1n trực tiếp là biện pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng tranh chấp quốc tế, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên, dễ đi đến thoả thuận nhượng bộ lẫn nhau). 

No comments:

Post a Comment