11/08/2014
Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 1
1. CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ

- Chủ thể luật quốc tế (Luật Quốc tế) là thực thể đang tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế (PLuật Quốc tế)1 cách độc lập, có đầy đủ quyền &nghĩa vụ quốc tế & có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi do chính chủ thể đó gây ra. Các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế:

+ Tham gia vào những quan hệ quốc tế (QHquốc tế) do Luật Quốc tế điều chỉnh.

+ Có ý chí độc lập không phụ thuộc vào chủ thể khác.

+ Có đầy đủ quyền & nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc tế.

+ Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành vi của chủ thể đó gây ra.

- Các chủ thể Luật Quốc tế:

+ Quốc gia

+ các tổ chức quốc tế liên chính phủ

+ các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết

+ các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt (đài loan,hongkong. . )

* Quốc gia:

- Là chủ thể cơ bản, chủ yếu của Luật Quốc tế. Theo công ước Montendevio thì quốc gia gồm các yếu tố cơ bản:

+ lãnh thổ xác định
+ dân cư ổn định
+ chính phủ
+ có khả năng thiết lập& thực hiện QHquốc tế

- Là chủ thể đầu tiên xây dựng nên luật quốc tế, là chủ thể cơ bản, chủ yếu trong thực thi pháp luật quốc tế, trong áp dụng các biện pháp cưỡng chế, tuân thủ PLuật Quốc tế.

- Là chủ thể duy nhất được quyền thành lập các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

* Các tổ chức quốc tế liên chính phủ:

- Là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập& hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật Quốc tế,có quyền năng chủ thể riêng biệt& 1 hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức.

- Thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủchủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ngoài ra một số thực thể khác như Hongkong,macau hay các tổ chức quốc tế như EU là thành viên WTO.

- Chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với các thành viên.

- Sự tồn tại, phát triển, chấm dứt là do các quốc gia quyết định.

- Được thành lập bằng 1 điều ước quốc tế để thực hiện 1 chức năng, 1 lĩnh vực hoạt động nhất định.

- Là chủ thể hạn chế của Luật Quốc tế (chủ thể không có chủ quyền)

* Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết (là chủ thể đặc biệt)

- Dân tộc là 1 cộng đồng nhiều người, khối ổn định chung, được hình thành trong 1 quá trình lịch sử lâu dài, được sinh ra trên cơ sở ngôn ngữ chung, 1 lãnh thổ chung& được biểu hiện trong 1 nền văn hóa chung. Được coi là chủ thể Luật Quốc tế khi đáp ứng các yêu cầu:

+ đang bị áp bức, bóc lột bởi 1 quốc gia, dân tộc khác
+ đã thành lập cơ quan lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc nhằm gpdt& thành lập quốc gia độc lập, cơ quan lãnh đạo này được coic là đại diện cho lãnh thổ trong quan hệ quốc tế.
+ được dân chúng ủng hộ.

* Các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt:

- Là 1 bộ phận cấu thành của 1 quốc gia khác, trong lịch sử là 1 bộ phận quốc gia, gắn liền với quá trình xâm lược của 1 quốc gia khác.

- Có chế độ pháp lí đặc biệt mà khi tham gia QHquốc tế thì có tư cách chủ thể PLuật Quốc tế (chủ yếu tham gia những quan hệ kinh tế- thương mại, văn hóa,tôn giáo, khoa học kỹ thuật. . . )

2. Đặc trưng trình tự xây dựng Luật Quốc tế

- Không có cơ quan lập pháp chung.

- Luật quốc tế được xây dựng từ tất cả ý chí của các quốc gia, các chủ thể Luật Quốc tế.

- Được tạo ra bằng 2 cách:

+ các quốc gia cùng thừa nhận các tập quán quốc tế đã tồn tại để điều chỉnh các QHquốc tế.
+ Thỏa thuận xây dựng các điều ước quốc tế để điều chỉnh các QHquốc tế
+ Địa vị pháp lý các chủ thể là bình đẳng.

3. Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế

- Là những QHquốc tế được PLuật Quốc tế điều chỉnh.

- Chịu sự chi phối của nhà nước.

- Phụ thuộc lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau.

- Là những quan hệ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, chịu sự chi phối của nhiều chủ thể Luật Quốc tế. Những quan hệ này được thiết lập nhằm phục vụ lợi ích của các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, các vùng lãnh thỏcó quy chế pháp lý đặc biệt (không tồn tại cá nhân& lợi ích phi nhà nước)

4. Các biện pháp thực thi & tuân thủ luật quốc tế

Trong Luật Quốc tế không tồn tại cơ quan cưỡng chế, Luật Quốc tế do các chủ thể Luật Quốc tế tự nguyện tuân thủ& thực thi. Trong trường hợp có hành vi không tuân thủ, vi phạm Luật Quốc tế thì các quốc gia tiến hành biện pháp cưỡng chế thực thi Luật Quốc tế bằng 2 cách:

+ áp dụng các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ (cá nhân)

+ cưỡng chế tậpthể: nhiều quốc gia áp dụng cưỡng chế đối với 1 quốc giakhi cho rằng quốc gí đó vi phạm Luật Quốc tế (cấm vận). Liên hợp quốc áp dụng 2 biện pháp để trừng phạt 1 quốc gia vi phạm Luật Quốc tế nghiêm trọng:

- Các biện pháp phi vũ trang (đ 41 hiến chương liên hợp quốc): cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, vô tuyến điện & các phương tiện thông tin khác, cắt đứt quan hệ ngoại giao.

- Các biện pháp vũ trang (đ 42 hiến chương LHQ) là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa& những cuộc hành quân khác do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện.

5. Vai trò của Luật Quốc tế

- Là công cụ điều chỉnh cá QHquốc tế.
- Bảo vệ lợi ích của các chủ thể Luật Quốc tế.
- Bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, những giá trị chung của cộng đồng.
- Thúc đẩy phát triển các QHquốc tế về chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa. . .

6. Khái niệm& phân loại quy phạm pháp luật quốc tế

- Quy phạm pháp luật Quốc tế là những quy tắc xử sự do các quốc gia & các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng, Bao gồm quyền và nghĩa vụ qua lại của các chủ thể. Là bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống PLuật Quốc tế. Là công cụ đánh giá tính pháp lý của các hành vi của chủ thể.

• Phân loại Quy phạm pháp luật Quốc tế

- Căn cứ vào nội dung& tầm quan trọng  nguyên tắc & quy phạm.

- Căn cứ vào phạm vi tác động quy phạm phổ cập& quy phạm khu vực.

+ Quy phạm phổ cập (toàn cầu) là quy phạm được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu, có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới& là cơ sở của toàn bộ hệ thống Luật Quốc tế. Vd: quy phạm trong công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao…

+ Quy phạm khu vực (quy phạm riêng, quy phạm không phổ biến) là quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia thành viên điều ước quốc tế cụ thể. Đó là các điều ước quốc tế song phương ở phạm vi khu vực địa lý nhất định.

- Căn cứ vào phương thức hình thành& hình thức tồn tại quy phạm điều ước& quy phạm tập quán.

- Căn cứ vào giá trị pháp lý  quy phạm mệnh lệnh& quy phạm tùy nghi.

+ Quy phạm mệnh lệnh (jus cogens) là 1 loại quy phạm đặc thù có hiệu lực pháp lý tuyệt đối, đó là quy phạm mà các chủ thể không được quyền loại bỏ (ngay cả trong trường hợp có sự thỏa thuận giữa các chủ thể) nếu như trong nội dung nó quy định nghĩa vụ của các chủ thể phải áp dụng. vd đ 89 công ước 1982 về luật biển.

+ Quy phạm tùy nghi là quy phạm mà theo đó các quốc gia liên quan có quyền (hoặc thỏa thuận với các quốc gia khác) tự lựa chọn quy định cách xử sự cho mình trong khuôn khổ cho phép nhưng không được làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác (Quy phạm tùy nghi là quy phạm phổ biến nhất).

7. Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và luật quốc gia

* Cơ sở của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia

- Luật Quốc tế& Luật Quốc gia có quan hệ biện chứng luôn tác động lẫn nhau

- Luật Quốc tế là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng đối ngọai, Luật Quốc gia là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng đối nội.

- Việc thực hiện chức năng đối ngoại luôn xuất phát từ thực tiễn thực hiện chúc năng đối nội, thực hiện chức năng đối ngọai sẽ tác động rất mạnh mẽ đến chức năng đối nội  vì lợi ích quốc gia.

• Sự tác động qua lại giữa Luật Quốc tế& Luật Quốc gia

- Luật Quốc gia tác động đến Luật Quốc tế:

+ Luật Quốc gia có trước, là nền tảng hình thành và phát triển Luật Quốc tế, không có Luật Quốc gia thì sẽ không có Luật Quốc tế.

+ Nội dung Luật Quốc gia chi phối nội dung Luật Quốc tế (vì bản chất quá trình xây dựng các Quy phạm pháp luật Quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của Luật Quốc tế)

+ Luật Quốc gia là điều kiện để thực thi Luật Quốc tế.

+ Luật Quốc gia là phương tiện để chuyểN tải, thực hiện Luật Quốc tế.

- Luật Quốc tế tác động đến Luật Quốc gia

+ Luật Quốc tế tác động hoàn thiện Luật Quốc gia thông qua nghĩa vụ thực hiện Luật Quốc tế& việc chuyển hóa Luật Quốc tế vào Luật Quốc gia khi quốc gia tham gia vào các điều ước quốc tế.

+ Luật Quốc tế thúc đẩy Luật Quốc gia phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ.

8. Khái niệm nguồn của Luật Quốc tế

- Định nghĩa: Nguồn của Luật Quốc tế được hiểu là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm Luật Quốc tế do các chủ thể Luật Quốc tế thoả thuận xây dựng nên hay thừa nhận trên cơ sở tự nguyện & bình đẳng. Có 2 dạng: điều ước quốc tế là nguồn thành văn của Luật Quốc tế và tập quán quốc tế là nguồn bất thành văn của Luật Quốc tế (hệ thống luật Anh- Mỹ)

- Cơ sở pháp lý: k1 đ 38 quy chế toà án quốc tế:

+ Các điều ước quốc tế chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận.

+ Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật.

+ Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận.

+ Các án lệ& các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật Quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các QPPL.

9. Khái niệm& phân loại điều ước quốc tế:

- Điều ước quốc tế do các chủ thể Luật Quốc tế thoả thuận ký kết trên cơ sở tự nguyện&bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau.

- Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản, chủ yếu của Luật Quốc tế vì:

+ Đại bộ phận Quy phạm pháp luật Quốc tế đều chứa đựng trong các điều ước quốc tế.

+ Do các chủ thể cơ bản, chủ yếu của Luật Quốc tế (quốc gia) xây dựng nên.

+ Điều chỉnh tuyệt đại đa số quan hệ quốc tế.

+ Giá trị áp dụng cao trong giải quyết tranh chấp quốc tế

- Điều ước quốc tế gồm: chủ thể (chủ thể Luật Quốc tế), hình thức (văn bản), nội dung (quyền& nghĩa vụ chủ thể), chức năng (điều chỉnh quan hệ quốc tế)

Phân loại điều ước quốc tế:

- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia (dựa vào số lượng tư cách đại diện các bên để xác định)  điều ước quốc tế song phương& điều ước quốc tế đa phương.

+ Điều ước quốc tế song phương là văn bản pháp lý được ký kết giữa 2 quốc gia hoặc có thể ký kết giữa 1 nhóm quốc gia với tư cách là 1 bên trong điều ước còn các quốc gia còn lại với tư cách là bên kia của điều ước.

+ Điều ước quốc tế đa phương là văn bản pháp lý được ký kết hoặc tham gia bởi từ 3 quốc gia trở lên bao gồm điều ước quốc tế đa phương khu vực& điều ước quốc tế đa phương toàn cầu:

Điều ước quốc tế đa phương khu vực thường được ký kết trong phạm vi các quốc gia có cùng chung khu vực địa lý, chế độ chính trị, kinh tế- xã hội gần gũi nhau (Nato, Asean)

Điều ước quốc tế đa phương toàn cầu là văn bản pháp lý quốc tế có sự ký kết hoặc tham gia của tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới, vd: Hiến chương liên hợp quốc, Công ước 1982 về luật biển…

- Căn cứ vào mục đích ký kết  điều ước quốc tế về chính trị (thiết lập quan hệ ngoại giao), về hoà bình, kinh tế, văn hoá- khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, điều ước quốc tế về thành lập các tổ chức quốc tế, pháp điển hoá Luật Quốc tế.

- Căn cứ vào mức độ tham gia vào điều ước quốc tế của các chủ thể bên sáng lập& bên gia nhập

 Bên sáng lập: tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo.

Bên gia nhập: không tham gia vào quá trình ký kếtđiều ước quốc tế mà chỉ ràng buộc quyền và nghĩa vụ.

- Căn cứ vào chủ thể ký kết điều ước quốc tế  điều ước quốc tế giữa các quốc gia, giữa quốc gia& tổ chức quốc tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau.

(Pháp luật VN thừa nhận điều ước quốc tế nhân danh nhà nước& điều ước quốc tế nhân danh chính phủ).

10. Hình thức của điều ước quốc tế:

- Tên gọi: là danh từ chung, tên gọi chung chỉ các VBPLuật Quốc tế, bao gồm: công ước (convention), thoả ước (arrangenent convenant, pacte), nghị định thư (protocole), hiến chương (charte), hiến ước, quy chế, thoả hiệp (accord), hiệp định (traité).

- Ngôn ngữ điều ước quốc tế: do các bên thoả thuận, thông thường thì:

+ Đối với điều ước quốc tế song phương: ngôn ngữ của 2 nước, các bên cũng có thể thoả thuận chọn 1 ngôn ngữ duy nhất hoặc soạn thảo thêm 1 ngôn ngữ thứ 3 ngoài 2 ngôn ngữ của 2 bên, ngôn ngữ thứ 3 cũng có giá trị chính thức& thường dùng để tham khảo, đối chiếu trong trường hợp có xung đột giữa các bên về việc áp dụn& giải thích điều ước.

+ Đối với điều ước quốc tế đa phương bình thường: sử dụng ngôn ngữ do các bên thoả thuận (thông dụng là Tiếng Anh, Tiếng Pháp).

+ Đối với điều ước quốc tế đa phương đặc biệt (do LHQ soạn thảo) sử dụng ngôn ngữ làm việc chính thức của LHQ (Anh, PHáp, Nga, Trung Quốc, Tây ban nha, ả rập)

- Cơ cấu điều ước quốc tế: 1 điều ước quốc tế được xây dựng gồm 3 phần:

+ Lời nói đầu: chỉ đề cập đến điều kiện, hoàn cảnh, động cơ, mục đích, các bên tham gia ký kết điều ước quốc tế. Về mặt kỹ thuật xây dựng: khho6ng thiết kế thành từng chương, điều, khoản, điểm.

+ Phần nội dung ghi nhận những quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết. Được xây dựng thành chương, điều, khoản, điểm, đoạn như luật quốc gia.

+ Phần cuối quy định vấn đề hiệu lực, gia nhập, bảo lưu, phê chuẩn, phê duyệt, bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ điều ước. Được xây dựng thành chương, điều, khoản, điểm như luật quốc gia.

- Luật Quốc tế không bắt buộc 1 văn bản thoả thuận phải có từng điều khoản cụ thể mới được coi là điều ước. 

No comments:

Post a Comment