16/08/2014
Bài giảng Luật Ngân sách Nhà nước - Chương II: Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và chu trình ngân sách nhà nước
I/ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1/ Khái niệm:

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.


Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân giao nguồn thu và chi của ngân sách các cấp. (Nghị định 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003).


2/ Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:

- Việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn (đảm bảo sự phối hợp hiệu quả với các cơ quan trên cùng địa bàn).

- Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương cần phải được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, trong đó ngân sách trung ương phải giữ vai trò chủ đạo và ngân sách địa phương phải có vị trí độc lập tương đối.

- Ngân sách trung ương chịu trách nhiệm cho những khỏan chi lớn, có ích lợi trên diện rộng, không bó hẹp trong phạm vi 1 địa phương nào; sở hữu những khỏan thu lớn à giữ vai trò chủ đạo.

- Ngân sách địa phương có vị trí độc lập tương đối à đảm bảo tính chủ động của địa phương, có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương sẽ do hội động nhân dân quyết định, trong đó cấp xã phải được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính để quản lý tốt các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp (hội đồng nhân dân hiểu rõ tình hình, đảm bảo việc phân cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương).

3/ Nội dung chế độ pháp lý của việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:

3.1/ Trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong vấn đề quản lý ngân sách nhà nước:

Quốc hội (Điều 15 luật Ngân sách nhà nước):

- Làm luật và sửa đổi luật à là cơ quan duy nhất có thẩm quyền.

- Quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia để phát triển kinh tế xã hội bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước 

- Quyết định dự toán ngân sách nhà nước với các chỉ tiêu tổng số thu, tổng số chi ngân sách nhà nước, mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp.

Chú ý: Theo khoản 1 điều 4 nghị định 60: Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách à Nguồn bù đắp bội chi bao gồm vay trong nước, ngòai nước (chậm nhưng không gây lạm phát), không chấp nhận phát hành tiền (nhanh gọn nhưng tiềm ẩn lạm phát) à chỉ vay cho đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai è không thừa nhận việc bội chi tại địa phương và buộc giải quyết bằng ngân sách trung ương.

Bội chi ngân sách nhà nước được xác định vào cuối năm ngân sách khác với tạm thời thiếu hụt ngân sách là việc nhà nước không có khả năng chi tại 1 thời điểm nào đó trong năm à giải quyết bằng tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính

- Quyết định phân bổ ngân sách trung ương, dự toán chi ngân sách trung ương, mức phân bổ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương.

- Quyết định các dự án, công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Giám sát quá trình thực hiện ngân sách nhà nước.

- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết (nếu do tình hình thực tế thay đổi, không phải do lỗi thực hiện).

- Bãi bỏ các văn bản cấp dưới ban hành liên quan đến ngân sách nhà nước. (Điều 15 Luật ngân sách nhà nước)

Ủy ban thường vụ quốc hội (Điều 16 luật Ngân sách nhà nước): Ban hành qui chế lập, thẩm tra, trình quốc hội quyết định dự toán.

Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội (Điều 17 luật Ngân sách nhà nước).

Hội đồng dân tộc và các ủy ban khác của quốc hội (Điều 18 luật Ngân sách nhà nước).

Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 25 luật Ngân sách nhà nước).

Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 26 luật Ngân sách nhà nước).

3.2/ Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi:

* Nguồn thu:

- Khoản thu 100%:

- Khoản thu 100% ngân sách trung ương: là các khoản thu dù phát sinh trên địa bàn địa phương nào cũng phải nộp tòan bộ về cho ngân sách trung ương (khoản 1 Điều 30 luật ngân sách nhà nước, khoản 1 Điều 20 Nghị định 60: xuất nhập khẩu, dầu khí,).

- Khoản thu 100% ngân sách địa phương: là những khoản thu phát sinh ở địa bàn địa phương nào thì ngân sách địa phương đó được hưởng tòan bộ (khoản 1 Điều 32 luật ngân sách nhà nước, khoản 1 Điều 22 nghị định 60: đất đai).

- Khoản thu theo tỷ lệ % (khoản thu điều tiết)

- Khoản thu theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: là các khoản thu phát sinh trên địa bàn địa phương nào thì ngân sách địa phương đó được hưởng 1 tỷ lệ nhất định, phần còn lại phải nộp cho ngân sách trung ương à do quốc hội quyết định (khoản 2 Điều 30 luật Ngân sách nhà nước, khoản 2 Điều 20 Nghị định 60).

- Khoản thu theo tỷ lệ % giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương: do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (trên nguyên tắc thứ 3: tập trung cho cấp xãà Điều 34 luật Ngân sách nhà nước, Điều 23 Nghị định 60).

Ngoài, ra địa phương còn có thể hưởng nguồn thu bổ sung từ ngân sách trung ương, từ họat động huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.

* Nhiệm vụ chi: (Điều 31 luật Ngân sách nhà nước qui định cho trung ương, Điều 33 luật Ngân sách nhà nước qui định cho địa phương, điều 21 và 24 nghị định 60)

- Chi đầu tư phát triển
- Trung ương: qui mô cả nước.
- Địa phương: trong địa bàn.
- Chi thường xuyên lương, trợ cấp
- Trung ương:
- Địa phương:
- Chi trả nợ
- Vay bội chi, vay bổ sung cho ngân sách địa phương.
- Vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

II/CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1/ Khái niệm:

- Lập kế họach thu chi:Bộ tài chính dự thảo cho Chính phủ.

- Kế họach thu chi của ngân sách nhà nước:Quốc hội thông qua.

- Chấp hành kế họach: Chính phủ.

- Quyết toán:Quốc hội phê chuẩn.

Chu trình ngân sách nhà nước là trình tự thời hạn tiến hành các bước trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

Chế độ pháp lý về chu trình ngân sách nhà nước là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

2/ Nội dung:

2.1/ Giai đọan lập và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước:

* Khái niệm:

Lập dự toán ngân sách nhà nước là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng thu và nhu cầu chi để từ đó xác định các chỉ tiêu thu chi dự trữ ngân sách sao cho phù hợp trên cơ sở đó xác lập các biện pháp lớn về mặt kinh tế xã hội và các biện pháp hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu thu chi đề ra được thực hiện trong thực tế. (dựa trên kết quả thực hiện của những năm trước cũng như các dự báo).

* Nguyên tắc:

Áp dụng đối với dự toán ngân sách nhà nước: trong quá trình dự toán phải đảm bảo tổng số thu từ thuế phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và phải góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển. Trường hợp còn bội chi thì bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển (# chỉ được vay cho các khoản chi đầu tư phát triển).

Trong quá trình lập dự toán ngân sách địa phương thì phải đảm bảo cân đối trên nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu.

* Qui trình lập dự toán: (Chương 4 luật ngân sách nhà nước, chương 3 nghị định 60)

- Ngân sách cấp xã:
- Đơn vị dự toán lập dự toán gởi về ban tài chính của xã.
- Ban tài chính xã lập báo cáo dự toán cấp xã trình cho UBND cấp xã và hội đồng nhân dân cấp xã.
- Chuyển về Phòng tài chính huyện và UBND cấp huyện.
- Ngân sách cấp huyện:
- Phòng tài chính huyện dựa trên các báo cáo của xã cũng như các đơn vị dự toán cấp huyện, lập báo cáo dự toán cấp huyện trình cho UBND cấp huyện và HDND cấp huyện.
- Gởi cho sở tài chính và UBND tỉnh.
- Ngân sách cấp tỉnh
- Sở tài chính phối hợp với Sở kế họach đầu tư dựa trên dự toán cấp huyện và các đơn vị dự toán cấp huyện (các sở khác) lập ra dự toán nguồn thu và dự toán ngân sách trình cho UBND cấp tỉnh và HDND cấp tỉnh.
- Chuyển về Bộ tài chính trước ngày 25 tháng 7 hàng năm
- Bộ tài chính lập ra dự toán phân bổ ngân sách trung ương, dự toán ngân sách nhà nước trình cho chính phủ để chuyển cho quốc hội phê duyệt.
- Ngân sách cấp trung ương:

Thời gian:

- Quốc hội phải phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước trước ngày 15 tháng 11 hàng năm
- Sau khi được phê chuẩn, chính phủ giao về cho địa phương.
- HDND các tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách cấp tỉnh.
- Trước ngày 10 tháng 12, HDND cấp tỉnh phải phê duyệt ngân sách cấp tỉnh.
- Trước ngày 20 tháng 12, HDND cấp địa phương phải phê duyệt xong ngân sách.

Chú ý:

- Nếu có mâu thuẫn giữa đơn vị dự toán và Sở tài chính thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?

- Nếu Quốc hội không kịp phê chuẩn trước ngày 15 tháng 11 thì sao ?

2.2/ Giai đọan chấp hành ngân sách nhà nước:

Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng tổng hòa các biện pháp kinh tế tài chính và các biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong kế họach ngân sách trở thành hiện thực.

* Chấp hành thu ngân sách nhà nước:

- Các cơ quan thu ngân sách nhà nước (không bao gồm kho bạc nhà nước): Cơ quan thuế, Hải quan, Xuất nhập khẩu, Các cơ quan tài chính và các tổ chức được nhà nước cho phép (hiến tặng, học phí).

- Mọi khoản thu phải nộp vào quĩ ngân sách nhà nước và được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.

* Chấp hành chi ngân sách nhà nước:

- Mọi khoản chi phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn qui định.

- Việc thực hiện mọi khoản chi của cơ quan chi phải được tiến hành thông qua tài khỏan của các đơn vị này mở tại Kho bạc Nhà nước.

2.3/ Quyết toán ngân sách nhà nước:

* Nguyên tắc áp dụng trong quá trình quyết toán:

- Tất cả khoản thu thuộc ngân sách của năm trước nộp trong năm sau thì phải hạch toán vào ngân sách năm sau.

- Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 mà chưa thực hiện được hay chưa chi hết thì không được chuyển sang chi tiếp vào năm sau.

Chú ý:

- Thẩm quyền cho phép chuyển chi sang năm sau theo pháp luật ?

- Nếu được phép chuyển chi thì quyết toán như thế nào ?

* Qui trình quyết toán ngân sách nhà nước:

- Chương luật Ngân sách nhà nước.

- Thời hạn chậm nhất để Quốc hội phê chuẩn quyết toán là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách đó.

- Thời hạn chậm nhất để phê chuẩn quyết toán địa phương là 12 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách đó.

No comments:

Post a Comment