16/08/2014
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương VI: Pháp luật về thanh tra tài chính, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỌAT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm:

Thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN là họat động bao gồm giám sát, phân tích đối chiếu một cách có hệ thống các thông tin, dữ liệu thông qua các tài liệu, sổ sách, chứng từ nhằm đánh giá một cách có cơ sở kết quả các họat động thu chi NSNN của cơ quan NN có thẩm quyền và các họat động sử dụng kinh phí NSNN khác của các chủ thể thụ hưởng kinh phí từ NSNN.

2. Đặc điểm:

- Họat động thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN gắn liền với họat động quản lý thu chi NSNN.
- Mang tính quyền lực nhà nước dựa vào quyền lực nhà nước để thực hiện.
- Cần phải tuân thủ qui định pháp luật.

- Chủ thể tiến hành thanh tra là cơ quan thanh tra tài chính, chủ thể bị thanh tra là những chủ thể sử dụng kinh phí của nhà nước.

- Đối tượng thanh tra là họat động sử dụng kinh phí NSNN.
- Mục đích của họat động thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN là nhằm đảm bảo tính minh bạch hiệu quả của họat động sử dụng kinh phí NSNN.
Chú ý: Kiểm toán nhà nước không được xem là căn cứ pháp lý để tiến hành xử lý như thanh tra tài chính. Nếu cơ quan có thẩm quyền xử lý quyết định sử dụng kết quả kiểm toán thì phải tự chịu trách nhiệm khi có sai sót.
- Pháp luật thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm tra kiểm tra giám sát các họat động thu chi NSNN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và họat động sử dụng kinh phí nhà nước.

3. Vai trò:

Trang 18 tài liệu hướng dẫn học tập môn pháp luật ngân sách nhà nước (4 vai trò)

4. Các nguyên tắc của thanh tra tài chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước:
- Họat động thanh tra tài chính công phải tuân thủ pháp luật (điều 5 luật thanh tra 2004).
- Họat động thanh tra tài chính công phải đảm bảo tính chính xác khách quan dựa trên những cơ sở dữ liệu khách quan à tránh ảnh hưởng của cảm xúc chủ quan.
- Quá trình thanh tra tài chính công phải dân chủ và công khai à có nhiều kênh thông tin cung cấp dữ liệu để thanh tra.
- Họat động thanh tra tài chính công phải không cản trở họat động bình thường của các chủ thể bị thanh tra.

5. Các hình thức thanh tra: (Xem thêm tài liệu hướng dẫn học tập môn pháp luật NSNN).

- Theo chương trình kế họach
- Đột xuất à dễ phát hiện sai sót hơn

CHÚ Ý: Nghị định 81 năm 2005 của Chính phủ qui định về tổ chức và họat động của thanh tra tài chính à có thẩm quyền thu hồi phần tài sản sai trái không ?

II. PHÁP LUẬT VỀ HỌAT ĐỘNG KIỂM toán NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm: (Trang 20 tài liệu hướng dẫn học tập môn pháp luật NSNN)

Chú ý: Kiểm toán nhà nước hiện nay trực thuộc Quốc hội, không phải Chính phủ, nhằm đảm bảo tính khách quan của họat động quyết toán.

2. Đặc điểm:

- Tài liệu hướng dẫn học tập môn pháp luật ngân sách nhà nước
- Điều 9 luật thanh tra nhà nước

Chú ý: Chức năng tư vấn của kiểm toán nhà nước?

No comments:

Post a Comment