16/08/2014
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương V: Pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước
I. PHÁP LUẬT VỀ HỌAT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Quỹ Ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 7 luật NSNN): Có các đặc điểm sau:

- Qũy ngân sách nhà nước là quĩ tiền tệ lớn nhất của nhà nước.
- Qũy ngân sách nhà nước có nguồn thu đa dạng và phong phú.
- Mục đích sử dụng của quỹ tiền tệ nhà nước được quyết định bởi các chức năng nhiệm vụ của nhà nước và được thể hiện thông qua chính các khoản chi chính mà quĩ ngân sách nhà nước đảm nhận.

2. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước (khỏan 7 điều 2, khỏan 7 điều 21 luật NSNN):

2.1/ Khái niệm:


Là họat động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tổ chức thu NSNN, tổ chức và kiểm soát chi NSNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán chi trả và sử dụng tiết kiệm hiệu quả quỹ NSNN.


2.2/ Đặc điểm:
- Họat động quản lý NSNN là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
- Họat động quản lý NSNN được thực hiện trong quá trình tổ chức thu NSNN, cấp phát, thanh toán các khoản chi và kiểm soát NSNN.
- Trong họat động quản lý NSNN thì Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo được việc thanh toán kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu chi.

3. Pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước:

Là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và điều hành quỹ NSNN.

4. Các nguyên tắc quản lý quỹ ngân sách nhà nước:

4.1/ Các nguyên tắc chung:

- Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN à thống nhất về chính sách, chế độ, phương thức quản lý, thống nhất về trình tự thủ tục thu chi ngân sách (ví dụ: thống nhất về vấn đề điều ngân vốn).
- Nguyên tắc phân cấp trong quản lý quĩ NSNN à Kho bạc Nhà nước cần phải xác định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong việc quản lý quĩ ngân sách nhà nước.
- Nguyên tắc hiệu quả trong việc quản lý NSNN à

4.2/ Các nguyên tắc cụ thể trong lĩnh vực qlý thu NSNN, cấp phát và kiểm sóat chi NSNN:

* Các nguyên tắc áp dụng trong quá trình quản lý thu NSNN:

- Các khoản thu NSNN phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước à nếu khác đi sẽ không
- Các khoản thu NSNN phải được nộp đầy đủ đúng hạn vào quỹ ngân sách nhà nước.
- Các khoản thu NSNN phải được hạch toán kế toán và quyết toán đầy đủ kịp thời đúng chế độ.

* Các nguyên tắc áp dụng trong việc thanh toán và kiểm sóat chi NSNN:

- Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện cấp phát ngân sách cho những khoản chi trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Tất cả các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra kiểm sóat chặt chẽ.
- Chi kịp thời trực tiếp cho đối tượng sử dụng ngân sách (Ví dụ: chi phòng chống bão lụt, xây dựng …).
- Nguyên tắc hạch toán mọi khoản chi bằng đồng Việt Nam.

II. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HỌAT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm Kho bạc Nhà nước: (Quyết định 325 năm 2003 của thủ tướng Chính phủ)

Kho bạc Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật (Ví dụ: quỹ dự trữ tài chính, theo khoản 2 điều 58 nghị định 60 quy định phải để tại KBNN à KBNN họat động tương tự như là một ngân hàng nhưng về bản chất, không là chủ thể trung gian đứng ra vay và cho vay lại).

2. Chức năng của Kho bạc Nhà nước:

- Kho bạc Nhà nước sẽ mở tài khoản và quản lý tài khoản của các đơn vị dự toán NSNN, đảm nhận họat động cung ứng các họat động thanh toán qua KBNN.
- Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý quỹ NSNN, thực thi các họat động thu chi NSNN, điều hòa vốn trong hệ thống NSNN.
- Hỗ trợ họat động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, thông qua họat động kiểm sóat chi NSNN.

3. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước:

18 nhiệm vụ tại Điều 2 quyết định 235/ 2003 Thủ tướng chính phủ, đặc biệt là khoản 5

(Ví dụ: nếu địa phương chưa có Kho bạc thì phải sử dụng ngân hàng thương mại trung gian à không đảm bảo việc cung cấp dịch vụ, điều hòa vốn kịp thời).

4. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước:

- Điều 3,4 quyết định 235/ 2003 Thủ tướng chính phủ
- Không có cấp xã, Có con dấu

No comments:

Post a Comment