21/11/2014
VẤN ĐỀ 5: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC NGOẠI KHỐI, CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN CỦA VIỆT NAM - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
VẤN ĐỀ 5: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC NGOẠI KHỐI, CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN CỦA VIỆT NAM

CÂU 1: Khái niệm, nguyên tắc hợp tác, các thiết chế đối ngoại, quy chế đối tác, khuôn khổ và lĩnh
vực hợp tác của hợp tác ngoại khối.

- Khái niệm: Cơ chế hợp tác ngoại khối của Asean là tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục,

phương tiện và các thiết chế pháp lý điều chỉnh và điều phối các quan hệ hợp tác giữa Asean với các

đối tác khác bên ngoài Asean (không bao gồm hợp tác của các quốc gia thành viên với bên ngoài).


- Nguyên tắc

+Tuân theo các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế và các nguyên tắc chức, hoạt động chung của hiệp hội.

+ Việc hợp tác với Asean như là một tổ chức không được làm phương hại tới những thỏa thuận song phương hiện có

+Việc hợp tác đó sẽ bổ sung cho những khả năng hợp tác của Asean chứ không thay thế chúng

+ Việc hợp tác nên dành cho những dự án mà Asean cho là có lợi cho tất cả các nước thành viên Asean

+  Việc hợp tác đó là không điều kiện, trong trường hợp có điều kiện thì các điều kiện đó phải được áp dụng như nhau cho tất cả các thành viên Asean

+ Dự án hợp tác có thể được tiến hành ngoài khu vực Asean khi cần thiết và nếu được thỏa thuận

- Lĩnh vực hợp tác: Lĩnh vực an ninh- chính trị: Từ vấn đề an ninh truyền thống như giải quyết tranh

chấp lãnh thổ, giải trừ vũ khí hạt nhân…đến những vấn đề an ninh phi truyền thống như hợp tác

chống khủng bố quốc tế và các tội phạm xuyên quốc gia( Rửa tiền, buôn lậu vũ khí…)

Cụ thể như: Hiệp ước khu vực ĐNA không có vũ khí hạt nhận năm 1995, tuyên bố chung Asean- TQ về ứng xử của các bên ở biển đông năm 2002…

+ Lĩnh vực kinh tế- thương mại: chủ yếu là thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện nhằm thúc đẩy

tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Bên cạnh đó còn hợp tác tài chính- tiền tệ

+ Các lĩnh vực hợp tác khác như: Khoa học công nghệ, môi trường, văn hóa…

- Quy chế đối tác

+ Đối thoại chính thức: hiện nay bao gồm 11 đối tác

+ Đối thoại theo lĩnh vực

+Đối thoại phát triển

+ Quan sát viên: Quy chế này được trao cho một số quốc gia không phải thành viên của Asean những
được hưởng một số quyền nhất định như thành viên của Asean như Đôngtimo

+ Khách mời

2. Thiết chế pháp lý: bao gồm các thiết chế có thẩm quyền chung và các thiết chế chuyên trách

- Thiết chế có thẩm quyền chung: là thiết chế có chức năng điều phối một cách toàn diện các hoạt

động hợp tác của Asean, trong đó có hợp tác ngoại khối

Bao gồm: Cấp cao Asean, hội nghị ngoại trưởng Asean, hội đồng điều phối Asean và hội đồng cộng đồng Asean

Nhiệm vụ:+) Cấp cao Asean định hướng chính sách chiến lược cho quan hệ đối ngoại của Asean, theo khuyến nghị của hội nghị bộ trưởng Asean

+) Hội nghị ngoại trưởng Asean đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong việc triển khai quan hệ đối ngoại của Asean

+) Thông qua tham vấn với các hội đồng cộng đồng Asean, hội đồng điều phối Asean quy định về

thủ
tục ký kết các điều ước quốc tế giữa Asean với các quốc gia, tổ chức hoặc thiết chế khu vực và quốc tế khác

- Thiết chế chuyên trách: là thiết chế mà chức năng chính của nó là điều phối các quan hệ hợp tác ngoại khối của Asean. Bao gồm: Điều phối viên đối thoại của Asean và ủy ban Asean ở bên thứ ba

+) Điều phối viên đối thoại: là quốc gia thành viên Asean đc giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm điều

phối và thúc đẩy các lợi ích của Asean trong quan hệ với các bên đối thoại, các tổ chức, thể chế khu vực và quốc tế

Nhiệm vụ: Đại diện cho Asean và thúc đẩy quan hệ với bên đối thoại. Đồng chủ trì các cuộc họp giữa
Asean và các bên đối thoại

Trên thực tế hiện nay, ban thư ký Asean cũng có vai trò là điều phối viên đối thoại trong mối quan hệ giữa Asean với Pakistan và Liên hợp quốc

+) Ủy ban Asean ở quốc gia thứ ba và Ủy ban Asean bên cạnh các tổ chức quốc tế. Ủy ban này bao

gồm những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các thành viên Asean tại quốc gia thứ ba hoặc tổ chức quốc tế.

Nhiệm vụ: thúc đẩy lợi ích và bản sắc Asean tại nước chủ nhà và các tổ chức quốc tế

Ví dụ: ỦY ban Asean bên cạnh chương trình phát triển Liên hợp quốc, Ủy ban Asean tại Nhật bản, Hoa kỳ…

CÂU 2. Cơ chế hợp tác và các thành tựu nổi bật trong hợp tác Asean +1, Asean +3 và cấp cao Đông á

1.Hợp tác Asean +1

Asean +1 là khuôn khổ hợp tác song phương của Asean với từng đối tác bên ngoài. Hiện nay gồm 12 quốc gia và tổ chức quốc tế

Ngoài ra, Asean còn là quan sát viên của Liên hợp quốc, có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế khác như: khối thị trường chung Nam mỹ, Hội đồng hợp tác vùng vịnh, tổ chức hợp tác Nam á, tổ chức hợp tác Thượng Hải,…

*) Thành tựu

 - Hợp tác Asean- Nhật bản: Năm 1977 NB chính thức trở thành bên đối thoại của Asean với việc

thành lập diễn đàn Asean- NB. Hiện nay, NB là đối tác chiến lược của Asean và hưởng quy chế đối tác đối thoại chính thức

Các văn kiện quan trọng như: Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác Asean- NB năng động và lâu dài

bước vào thiên niên kỷ mới năm 2003, Tuyên bố chung Asean- NB về hợp tác chống khủng bố quốc

tế 2004, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Asean- NB 2008

Hai bên đã xây dựng đc hai thiết chế pháp lý hợp tác là Hội nghị cấp cao Asean- NB và diễn đàn

Asean- NB nhằm trao đổi về quan hệ đối thoại cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế mà các bên cùng quan tâm

- Hợp tác Asean- Hoa kỳ: HK là đối tác chiến lược của Asean, hiện nay đang được hưởng quy chế đối thoại chính thức, quan hệ đối thoại Asean- HK đc thiết lập năm 1977

Về kinh tế- thương mại: HK là thị trường quan trọng hàng đầu của Asean và là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của kinh tế ĐNA.

Văn kiện đã ký kết: Hiệp định thương mại tự do song phương toàn diện với một số quốc gia trong khu vực như Singgapore, Thái lan…; thỏa thuận khung về hợp tác thương mại và đầu tư Asean- HK 2006

Về chính trị- an ninh: HK đã tham gia vào cơ chế hợp tác chính trị- an ninh ngoại khối quan trọng

của Asean như Diễn đàn khu vưc, hội nghị bộ trưởng quốc phòng. Asean và HK đã ký kết Tuyên bố

chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế 2002, Tuyên bố chung về quan hệ đối tác Asean- HK 2005.

HK đã tham gia hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA 2009, Tuyên bố chung Asean- HK về tăng

cường quan hệ đối tác vì sự phát triển hòa bình, bền vững và thịnh vượng

- Hợp tác Asean- EU: EU là đối tác quan trọng của Asean, hiện nay đang hưởng quy chế đối thoại chính thức

+ EU là bên đối thoại đầu tiên, lâu đời nhất của Asean( từ năm 1972)

+Hợp tác Asean- EU phát triển thể hiện ở việc ra đời cơ chế Hội nghị bộ trưởng Asean- EU ra đời

1978 và hiệp định hợp tác Asean- EU 1980 đc ký kết. 7/1997 hai bên ký kết thỏa thuận chung về việc
ký các nghị định thư hợp tác theo từng lĩnh vực.

+ EU là đối tác cung cấp ODA lớn thứ hai cho khu vực

+ Về thiết chế chung, hai bên đã xây dựng được nhiều thiết chế khá tốt với mạng lưới các mối quan hệ đã qua thử thách như:

+ Hội nghị ngoại trưởng Asean- EU do Asean và EU thay nhau tổ chức 18 tháng một lần, với sự tham gia của các ngoại trưởng hai bên, cộng thêm phó chủ tịch UB Châu Âu phụ trách quan hệ Bắc- Nam

+ Giữa các cuộc họp ngoại trưởng Asean và EU là các cuộc họp cấp cao

Hội nghị ngoại trưởng Asean với bên đối thoại EU họp một năm một lần ngay sau Hội nghị ngoại trưởng Asean

+ Ủy ban hợp tác chung, họp hàng năm theo quy định của hiệp định hợp tác Asean- EU năm 1980 với nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện các điều khoản của hiệp định

+ Ngoài ra, còn có các diễn đàn adhoc như các cuộc họp bộ trưởng kinh tế các năm 1985 và 1991, ủy ban Bruxen của Asean

- Hợp tác Asean- Australia và New Zealand. Đây là hai đối tác quan trọng của Asean, hiện hai quốc gia này đang hưởng quy chế đối thoại chính thức

Thành tựu nổi bật là xây dựng đc Liên kết giữa khu vực thương mại tự do Asean và Khu vực kinh tế

gần gũi Australia và New Zealand, nhằm mục đích mở rộng thị trường cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các bên.

2/2009 các bên đã ký kết Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do Asean- Australia-New Zealand

 Trong khuôn khổ Asean +1, ngoài việc duy trì quan hệ với các bên đối thoại, Asean còn triển khai

hợp tác với các đối tác khác như Liên hợp quốc, Khối thị trường chung Nam Mỹ- MERCOSUR, Hội đồng hợp tác vùng vịnh- GCC…

2.Hợp tác Asean +3

Asean +3 là khuôn khổ hợp tác của Asean với ba nước Đông bắc á là TQ, Hàn quốc và NB

*) Mục tiêu

- thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa Asean và ba nước, trước hết là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ

- Đẩy mạnh và mở rộng liên kết giữa từng thành viên Asean với ba nước, tiến tới xây dựng một khu vực thương mại tự do Đông á

- Tạo ra cơ chế hợp tác đa phương trên con đường đi đến liên kết kinh tế khu vực Đông á

*) Thiết chế hợp tác

Khuôn khổ hợp tác Asean +3  có 64 thiết chế điều phối quan hệ hợp tác gồm 1 hội nghị cấp cao, 16

hội nghị cấp bộ trưởng, 23 hội nghị cấp quan chức cao cấp, 1 hội nghị cấp tổng vụ trưởng, 17 cuộc họp cấp kỹ thuật và 6 cuộc họp khác.

- Hội nghị cấp cao Asean +3: gồm nguyên thủ quốc gia các nước thành viên Asean và TQ, HQ, NB. Đây là thiết chế cáo nhất, hoạch định các chính sách, đường lối

- Hội nghị ngoại trưởng Asean +3: là hội nghị hàng năm của bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên Asean +3, tổ chức một năm một lần

- Hội nghị bộ trưởng chuyên ngành

- Hội nghị quan chức cao câos

- Hội nghị cấp tổng vụ trưởng: Họp 2 lần một năm, là cơ chế đảm bảo sự hiệu quả của tiến trình Asean +3

Ngoài các thiết chế điều phối chính thức trên, Asean +3 còn có các thiết chế khác như: nhóm tầm nhìn Đông á, diễn đàn Đông á…

*) Thành tựu

- Hợp tác tài chính- tiền tệ: các bên đã đạt đc các thỏa thuận như

+) Sáng kiến Chiềng Mai năm 2000 gồm hai nội dung chính là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ và thỏa

thuận hoán đổi tiền tệ song phương và thỏa thuận mua lại. Mục đích của thỏa thuận là cung cấp vốn
ngắn hạn cho các nước tham gia


+) Thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai năm 2009

+) Sáng kiến thị trường trái phiếu Châu Á năm 2003 với mục đích thúc đẩy khả năng tiếp cận thị

trường của các nhà phát hành trái phiếu và tạo môi trường thuận lợi để phát triển các thị trường trái phiếu khu vực

Bên cạnh đó thì diễn đàn phát triển thi trường trái phiếu Asean +3 cũng đã được thành lập

- Hợp tác kinh tế- thương mại: tập trung vào ba lĩnh vực

+) Đẩy mạnh buôn bán, đầu tư và chuyển giao công nghệ

+) Khuyến khích hợp tác kỹ thuật trên các phương diện kỹ thuật tin học và thương mại điện tử

+)Tăng cường doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp đồng bộ

Hiện nay, các nước Asean +3 đang hướng tới thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện và hình thành khu vực thương mại tự do Đông á nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa.

- Các lĩnh vực hợp tác khác

+) Hợp tác an ninh- chính trị

+) Các mục đích khác cho cộng đồng như chăm sóc ng già, trẻ em, người khuyết tật, cùng nhau đối phó thiên tai…

 Chương trình hợp tác của Asean +3 đã góp phần hỗ trợ cho các nước thành viên Asean phát triển.

Có thể thấy, Asean +3 là một trong những cơ chế năng động và hiệu quả trong việc thúc đẩy hợp tác Đông á

3. Cấp cao Đông Á

*) Mục tiêu

EAS là diễn đàn của các nhà lãnh đạo Asean với các nhà lãnh đạo của 8 nước: NB, TQ, Hàn quốc, Australia, New Zealand, Ấn độ, Nga và HK đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông á, trong đó Asean giữ vai trò chủ đạo

*) Hoạt động và thành tựu

Hội nghị cấp cao Đông á lần thứ nhất 12/2005: các nước đã thẳng thắn trao đổi ý kiến và khẳng định

quyết tâm tăng cường đối thoại và hợp tác trên các lĩnh vực nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực

Các nhà lãnh đạo đã ký kết tuyên bố về ngăn ngừa, kiểm soát và đối phó dịch cúm gia cầm

Tuyên bố Kuala Lumpur về hội nghị cấp cao Đông á ra đời với nội dung: Hội nghị này sẽ là mọt diễn đàn đối thoại rộng rãi về các vấn đề chiến lược hướng tới mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông á

Hội nghị cấp cao Đông á lần thứ hai 1/2007: hội nghị đã thông qua Tuyên bố Cebu về an ninh năng lượng Đông á, tuyên bố đặt ra mục tiêu cải thiện tính hiệu quả và giảm thiểu tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu truyền thống thay vào đó là sử dụng các nhiên liệu mới như thủy điện, năng lượng tái sinh…

 Hội nghị cấp cao Đông á lần thứ ba 11/2007: thông qua tuyên bố Singgapore về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường

Hội nghị đánh giá cao sáng kiến hợp tác môi trường của NB “hướng tới một khu vực Đông á bền vững”

Hội nghị cấp cao Đông á lần thứ tư 10/2009: thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo triều tiên, các vấn đề về kinh tế, biến đổi khí hậu…

Hội nghị cấp cao Đông á lần thứ năm 10/2010: hội nghị đã tổng kết những thành tựu đã đạt đc của EAS và thảo luận về những định hướng của EAS trong tương lai

Hội nghị cấp cao Đông á lần thứ sáu 11/2011:  hội nghị có sự tham gia của 2 thành viên mới là Nga và HK…

CÂU 3: Cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh- chính trị

1. Cơ sở pháp lý

- Hiệp ước thân thiện và hợp tác ĐNA 1976 (hiệp ước Bali)

- Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước thân thiện và hợp tác ĐNA 1987

- Quy chế của hội đồng cấp cao 2011

2. Phạm vi tranh chấp

Xác định tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của hiệp ước Bali phải là tranh chấp hoặc tình hình mà

sự tồn tại của chúng có khả năng phá hoại hòa bình và an ninh khu vực. Các bên tranh chấp đã có sự thỏa thuận sử dụng điều khoản của hiệp ước.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp

- Giai đoạn đầu tiên:Các bên sử dụng các biện pháp thương lượng hữu nghị

- Giai đoạn hai: Sau khi tiến hành giai đoạn thứ nhất mà không thành công thì các bên kí kết sẽ thành

lập một hội đồng cấp cao để công nhận sự tồn tại của cuộc tranh chấp và trên cơ sở tình hình thực tế

sẽ đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp nhằm ngăn chặn không cho tình hình trở nên xấu hơn

- Hội đông cấp cao có thể đứng ra làm trung gian giải quyết, các bên cũng có thể sử dụng các phương
thức giải quyết hòa bình quy định tại Điều 33 hiến chương Liên hợp quốc

CÂU 4. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại

1. Cơ sở pháp lý

- Điều 24 khoản 3 Hiến chương Asean

- Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ngày 29/1/2004

2. phạm vi áp dụng

Chỉ đc áp dụng để giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại giữa các quốc gia thành viên Asean, các

doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp phải thông qua chính phủ của mình

3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp: gồm 4 giai đoạn là tham vấn, hội thẩm, phúc thẩm và thi hành phán quyết

- Khi các nước thành viên cho rằng lợi ích của họ bị xâm hại thì có thể khiếu nại tới nước thành viên

có hành vi xâm hại. Nước thành viên nhận đc khiếu nại phải trả lời trong vòng 10 ngày và bước vào

tham vấn trong vòng 30 ngày sau khi nhận đc yêu cầu. Nếu việc tham vấn không giải quyết đc yêu cầu thì bên khiếu nại có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp

- Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận thông qua bên thứ ba, trung gian, hòa giải. Sau khi biện pháp này kết thúc, nước khiếu nại có thể yêu cầu Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp thành lập ban Hội thẩm

- Ban hội thẩm sẽ làm việc, xác minh sự việc và đưa kết quả lên Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp

- Trường hợp không đồng ý với báo cáo trên, các bên tranh chấp có thể kháng cáo lên Cơ quan phúc

thẩm. Cơ quan phúc thẩm sẽ xem xét báo cáo của ban Hội thẩm và đệ trình lên Hội nghị quan chức

kinh tế cao cấp, báo cáo này sẽ đc thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nghịch

- Bên thua kiện có nghĩa vụ thực hiện các phán quyết của Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp trong

vòng 60 ngày kể từ khi báo cáo đc thông qua. Việc thực hiện phán quyết sẽ đc Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp giám sát

- Hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên thua kiện không thực hiện thì bên thắng kiện đc yêu cầu bồi thường

- Trong vòng 20 ngày kể từ ngày hết hạn thi hành phán quyết mà các bên không thỏa thuận đc về việc

bồi thường thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp cho phép thực

hiện các biện pháp trả đũa bằng cách đình chỉ thi hành các ưu đãi hay nghĩa vụ khác theo các hiệp định của Asean

 Tổng thời gian giải quyết một vụ tranh chấp không vượt quá 445 ngày, trừ khi các bên thỏa thuận

một thời gian thực hiện phán quyết dài hơn. Có thể nói, cơ chế giải quyết tranh chấp của Asean về kinh tế- thương mại vừa mang tính hòa giải, vừa mang tính tài phán

CÂU 5. Ý nghĩa của việc Việt Nam trở thành thành viên của Asean đối với VN

- Đem lại cho VN một môi trường ổn định, hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực nhằm phát triển đất nc

- VN có điều kiện để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, là bước đi then chốt trong việc hội nhập thế giới sau này của VN

- Việc giải quyết các tranh chấp ở ĐNA của Asean bằng con đường hòa bình là nhân tố thuận lợi cho VN giữ vững độc lập, chủ quyền đất nc, tập trung vào phát triển kinh tế

- Thu hẹp sự khác biệt giữa VN và các quốc gia thành viên, tăng cường hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau

- VN có thể tham gia xây dựng chủ trương, chính sách chung của hiệp hội, nhờ đó có thể bảo vệ đc lợi ích của VN trong lợi ích chung của khu vực

CÂU 6: VN thực hiện các nghĩa vụ thành viên

1. Về kinh tế- thương mại

- VN đã thực hiện các  quy định của hiệp định “ ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung- CEPT” để thiết lập khu vực thương mại tự do Asean

- VN tích cực tham gia và thúc đẩy các chương trình kinh tế khác của Asean, năm 1997 VN tổ chức

thành công hội nghị cấp cao Asean lần 6 với “ chương trình hành động Hà nội”, chương trình mang


tính định hướng và đưa ra giải pháp cho việc hiện thực hóa “tầm nhìn 2020”

2. Về an ninh- chính trị

- Tham gia xây dựng hiệp ước ĐNA không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố Hà nội 1998, Chương trình

hành động Hà nội, chủ trì hoặc tham gia nhiều hội nghị, hội thảo nội khối và với các bên đối thoại về

cá vấn đề an ninh- chính trị. VN đã có đóng góp lớn vào việc đưa diễn đàn ARF đi đúng hướng

- VN đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên trong quan hệ đối thoại giữa Asean với các cường quốc

như NB, Nga, Mỹ và Australia, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác Asean +3, thúc đẩy quan hệ

hợp tác giữa các nước với Asean

- VN đã có nhiều nỗ lực trong việc thuyết phục EU chấp thuận kết nạp Myanmar vào ASEM

3. Về văn hóa- xã hội

VN đã tham gia vào hoạt động quảng bá hình ảnh văn hóa Asean với bạn bề quốc tế, đồng thời đưa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của VN đến các nước giới thiệu

CÂU 6: VN tham gia xây dựng cộng đồng Asean

1. Cộng đồng chính trị- an ninh

- VN ủng hộ và đóng góp vào chủ trương xây dựng Hiến chương Asean

- VN đã nỗ lực hoạt động góp phần biến TAC thành một bộ luật hành vi ứng xử, không chỉ phục vụ cho các thành viên hiệp hội mà còn cả với các thành viên ngoài hiệp hội

- Là một trong những thành viên sáng lập ra ARF, VN đã tham gia tích cực vào các hoạt động của diễn đàn

- VN tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chương trình hành động về APSC và đăng cai tổ chức hội nghị các quan chức cấp cao của hội đồng

- VN đã tham gia ký kết và phê chuẩn Hiệp ước ĐNA không có vũ khí hạt nhân ngay sau khi Hiệp

ước ra đời, VN đã chủ động nêu sáng kiến và tổ chwusc thành công cuộc họp tham khảo ý kiến giữa các nước Asean với 5 nước có sở hữu vũ khí hạt nhân

- Là chủ tịch Asean 2010, VN đã cùng với các nước trong cộng đồng đưa ra các sáng kiến nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện Kế hoạch tổng thể của ASCC

- VN còn nỗ lực giải quyết các vấn đề có tính lịch sử trong quan hệ với các thành viên khác

2. Cộng đồng kinh tế (AEC)

- VN đã đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác, trong đó có sáng kiến mở rộng đối thoại nhiều chiều với các doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách khu vực

- VN đã đề xuất cuộc tham vấn giữa các bộ trưởng kinh tế Asean và bọ trưởng kinh tế Nga

- Vn đã nghiêm túc thực hiện các cam kết đối với CEPT/AFTA. VN đc giao là quốc gia điều phối

lĩnh vực dịch vụ hậu cần trong danh sách các lĩnh vực kinh tế ưu tiên và đưa ra sáng kiến đệ trình kế hoạch tổng thể hội nhập ngành dịch vụ hậu cần

- Đối với việc thu hẹp khoảng cách phát triển, VN đã đưa ra sáng kiến quan trọng về phát triển kinh

tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông Tây, đóng góp tích cực vào các chương trình của Asean như sáng kiến hội nhập Asean và chương trình hợp tác Mê công

3. Cộng đồng văn hóa- xã hội (ASCC)

Việc thành lập ASCC là sáng kiến của VN, VN đang có những đóng góp tích cực như:

- Chương trình hợp tác Asean về phúc lợi xã hội, gia đình và dân số giai đoạn 2007- 2010, Vn đã có

những đóng góp là các nghiên cứu chính sách trong Asean như đánh giá tác động xã hội bao gồm tác

động của sự phát triển đối với chức năng của gai đình, chính sách về sự thay đổi trong cấu trúc gia đình và vai trò của gia đình trong việc phát triển xã hội…

- Đối với chương trình phòng chống HIV/AIDS, VN đã có những chia sẻ với các thành viên về biện pháp phòng ngừa và kiểm soát

- Chương trình chăm sóc sức khỏa cho người cao tuổi đã được thực hiện thông qua nhiều chương trình, Vn cũng đã cử nhiều chuyên gia sang phổ biến kinh nghiệm và thực hiện tại Lào

- Bên cạnh đó, VN cũng quan tâm đến các chương trình hành động vì trẻ em và là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em và có nhiều nỗ lực thực thi công ước

- Trong lĩnh vực lao động việc làm, Vn đã cùng với các nước tổ chức diễn đàn lao động mang tính quốc tế…

- Về hợp tác văn hóa VN cũng đã có nhiều chương trình giao lưu văn hóa với các quốc gia trong khu vực…

No comments:

Post a Comment