19/11/2014
III. Diễn đàn khu vực Asean (ARF) - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
III. Diễn đàn khu vực Asean (ARF)

1. Khái quát
Sự hình thành:

- Bối cảnh: + vào cuối những năm 80, 90 thế kỉ XX nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhưng hoặc bế tắc không thể triển khai hoặc bị những nước khác trong khu vực phản đối nên đòi hỏi Asean khẳng định vai trò của mình sau chiến tranh lạnh;

+ đối mặt với các cách thức an ninh phi truyền thống như các vấn đề môi trường, cướp biển, buôn lậu ma túy, rửa tiền…

+ 1991: trung tâm nghiên cứu chiến lược QT đưa ra ý tưởng thành lập cơ chế đối thoại an ninh đa phương;

+1993: hội nghị bộ trưởng ngoại giao 18 nước trong khu vực thỏa thuận thiết lập hội nghị diễn đàn an ninh khu vực;

+ 25/07/1994: ARF chính thức được tuyên bố thành lập với sự tham gia của 18 quốc gia.

Điều kiện gia nhập:

+ Là quốc gia có chủ quyền;

+ Tán thành và hành động hợp tác để đạt được các mục tiêu cơ bản của ARF;

+ Tuân thủ và tôn trọng các quyết định và tuyên bố xủa ARF;

+ QG muốn gia nhập phải chứng minh được tầm ảnh hưởng của mình đối với hòa bình và an ninh khu vực trong những hoạt động của ARF.

1.2. Mục tiêu của ARF:

- Tăng cường các cuộc trao đổi và đối thoại mang tính xây dựng về AN-CT;

- Nỗ lực xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa tại khu vực CA-TBD;

“Ngoại giao phòng ngừa” là những hoạt động chính trị, ngoại giao do các quốc gia có chủ quyền tiến hành.

1.3. Nguyên tắc của ARF:

- Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên ARF:

+ Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc;

+ Quyền của mọi quốc gia được tồn tại ko có sự can thiệp, áp bức từ bên ngoài;

+ Ko can thiệp vào cv nội bộ của nhau;

+ Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

+ Từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

+ Hợp tác với nhau 1 cách có hiệu quả.

- Nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động của ARF

+ Nguyên tắc phát triển tiệm tiến với tốc độ được tất cả các thành viên chấp nhận;

+ Nguyên tắc đồng thuận: Mọi quyết định của ARF phát triển trên cơ sở tham vấn và phải được sự đồng thuận của tất cả các thành viên tham gia.

2. Cơ chế hợp tác
Cơ cấu tổ chức:

- Hội nghị diễn đàn khu vực ARF gồm Nộ trưởng ngoại giao của tất cả các nước thành viên ARF và được tổ chức hàng năm trong khuôn khổ các cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao Asean.

- Chủ tịch ARF là cơ quan phối hợp hoạt động giữa các cuộc họp của ARF. Gồm Bộ trưởng ngoại giao hoặc người giữ chức vụ tưởng đương của nước đảm nhận vai trò chủ tịch ARF.

- Ban ARF (ARF unit) là cơ quan hỗ trợ cho chủ tịch ARF gồm các nhân viên của Ban thư kí Asean và công dân của các nước Asean và năm trong cơ cấu Ban thứ ký Asean, do Ban thư ký Asean quản lý.

- Hội nghị quan chứa cap cấp (ARF SOM) là cơ quan giúp việc của ARF theo quy định của Hiến chương.

- Giữa 2 kì họp của ARF là cuộc họp của nhóm hỗ trợ giữa các kì họp (ISG) về các biện pháp xây dựng lòng tin và Nhóm họp giữa kì (ISMs) về các hoạt động hợp tác.

- Ngoài ra, còn bao gồm các cố vấn của ARF là các chuyên gia và những cá nhân có năng lực (EEPs) do các thành viên bổ nhiệm từ công dân nước mình.

Các hoạt động của ARF được triển khai theo 2 kênh:

- Kênh 1: kênh chính thức do Chính phủ các nước tv tiến hành

- Kênh 2: kênh ko chính thức do các Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và các tv ARF, các tổ chức phi chính phủ thực hiện.

2.2 Nội dung hợp tác của ARF

a. Xây dựng lòng tin (CBMs)

- Những biện pháp được tiến hành ngay: đối thoại về các quan điểm về an ninh; Công khai các nội dung trong chính sách quốc phòng; Tham gia công ước của LHQ về đăng ký vũ khí; Tăng cường mối liên hệ giữa các thành viên; Tiến hành trao đổi giữa các học viện, các trường đào tạo và giáo dục về quân sự; Giám sát các hoạt động quân sự trên cơ sở tự nguyện…;

- Những đề xuất sẽ được thực hiện trong tương lai và dài hạn hoặc thực hiện ngay thông qua Kênh II: nghiên cứu về hoạt động đăng ký vũ khí trong khu vực; Xây dựng trung tâm nghiên cứu an ninh khu vực và phối hợp trong các hoạt động nghiên cứu an ninh hiện có; Xây dựng dữ liệu thông tin về hàng hải…
        Chỉ 8 năm sau khi ARF đưuọc thành lập đã có hơn 80 biện pháp xây dựng lòng tin được thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, chủ yếu tập trung vào các vấn đề an ninh tại ĐNA và Đông Bắc Á. ARF cũng đã đi vào những vấn đề cụ thể như tranh chấp ở Biển đông, tình hình trên bán đảo Triều tiên; quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan; chống khủng bố quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia…

b. Ngoại giao phòng ngừa (PD)

Tại ARF – 13 năm 2006, các thành viên tiếp tục nhấn mạnh xây dựng lòng tin sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt, đồng thời hướng tới phát triển các biện pháp cụ thể trong PD với mức độ phù hợp với mọi thành viên

- Khái niệm PD: là những hành động chính trị và ngoại giao do các quốc gia có chủ quyền tiến hành với sự đồng ý của tất cả các bên trực tiếp có liên quan nhằm mục đích phòng ngừa các cuộc tranh chấp và đụng dộ xảy ra giữa các quốc gia có thể đe dọa đến hòa bình khu vực.

- Các nguyên tắc tiến hành ngoại giao phòng ngừa: 

+ Sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao như điều tra, đàm phán, trung gian, hòa giải;

+ Ko mang tính trấn áp, ko được tiến hành hoạt động quân sự hoặc sử dụng vũ trang;

+ Nguyên tắc kịp thời;

+ Nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau;

+ Ngoại giao phòng ngừa phải được thực hiện trên cơ sở tham vấn và đồng thuận của các tv;

+ Nguyên tắc tự nguyện;

+ Áp dụng ngoại giao phòng ngừa để giải quyết xung đột giữa các quốc gia;

+ Phải phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế.

- Các biện pháp tiến hành ngoại giao phòng ngừa:

+ Các biện pháp xây dựng lòng tin;

+ Xây dựng chuẩn mực;

+ Tăng cường các kênh trao đổi thông tin trên cơ sở nguyên tắc thông tin mở, dễ dàng và trực tiếp giữa các tv;

+ Tăng cường vai trò của Chủ tịch ARF.

c. Giải quyết xung đột

Hiện nay hoạt động này vẫn chưa được thực hiện.

No comments:

Post a Comment