25/11/2014
Bình luận nguyên tắc Giữ vững vai trò trung tâm của Asean trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bê ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử
Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN có đáp án.

I.Bình luận nguyên tắc 

1. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài.

ASEAN là một tổ chức khu vực bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á.Do vị trí đặc biệt của mình, trong hợp tác ngoại khối ASEAN luôn giữ vai trò quan trọng, vừa là chủ thể vừa là đề xướng , vừa là động lực chính, vừa là trọng tâm của quan hệ hợp tác.


Các ý tưởng về thiết lập hợp tác  giữa ASEAN với đối tác bên ngoài đều do các quốc gia thành viên trong khối đưa ra xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của ASEAN và các đối tác. 


Không chỉ là chủ thể đề xướng, ASEAN còn giữ vai trò là động lực chính và là trọng tâm của quan hệ hợp tác.Vai trò của ASEAN thể hiện thông qua việc các hội nghị của ASEAN với đối tác bên ngoài thường được tổ chức song song về địa điểm, thời gian với các hội nghị của ASEAN. Ngoài ra, nội dung các lĩnh vực cụ thể của hợp tác ngoại khối đều dựa trên nội dung các lĩnh vực  đã và đang được triển khai trong khuôn khổ hợp tác nội khối của ASEAN với mục đích dựa trên các cam kết đã đạt được trong hợp tác nội khối để thu hút các đối tác bên ngoài tham gia.

Cách thức hợp tác này đảm bảo cho ASEAN không bị hòa tan trong hợp tác ngoại khối, mặt khác, ASEAN vẫn duy trì được vị thế, tiếng nói của mình và giữ được ảnh hưởng nhất định trong tiến trình hợp tác ngoại khối.

2.Duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử.

ASEAN lấy chủ nghĩa khu vực mở làm cơ sở để duy trì và phát triển. Các tổ chức quốc tế dù thúc đầy hợp tác nội khối nhưng vẫn luôn chú trọng duy trì hợp tác với bên ngoài. ASEAN cũng là một tổ chưc như vậy,xu hướng gia tăng số lượng các bên tham gia vào hợp tác ngoại khối của khuôn khổ ASEAN như khuôn  khổ ASEAN +1, ARF, hợp tác Đông Á.

Không phân biệt đối xử là không phân biệt về hệ tư tưởng chính trị, trình độ phát triển kinh tế  giữa các quốc gia trong duy trì và phát triển ngoại khối ASEAN.  Đối tác của ASEAN trong hợp tác ngoại khối có cả những nước theo xã hội chủ nghĩa như : Trung Quốc nhưng cũng có những quốc gia theo tư bản chủ nghĩa như Hoa Kì , Canada ; có cả những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng cũng có những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn như Pakistan,…

Việc thực hiện và duy trì nguyên tắc này phản ánh tính chất mở của Hiệp hội và nhằm tranh thủ hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu hòa bình, an ninh và phát triển bền vững của ASEAN.

II.Thực tiễn thực hiện nguyên tắc

1.Thành tựu

ASEAN đã khá thành công trong việc duy trì trọng tâm trong quan hệ hợp tác với bên ngoài. Có thể kể đến diễn đàn khu vực ARF, Với sáng kiến của Singapore, được sự đồng thuận của các thành viên ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN (viết tắt là ARF) được thành lập năm 1994, ban đầu có 18 thành viên, đến nay là 27, gồm các nước ASEAN, các nước lớn, các nước Đông Á và Nam Thái Bình Dương. Ngoại trưởng các nước ASEAN ra Thông báo chung chỉ rõ: “ARF có thể trở thành diễn đàn tham khảo ý kiến có hiệu quả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để thúc đẩy đối thoại mở về hợp tác an ninh và chính trị trong khu vực”. Sự tham gia của đông đảo các nước cho thấy vai trò chủ đạo của ASEAN được thừa nhận trong hoạt động của Diễn đàn mà các thành viên đều tìm thấy lợi ích của mình.Cho tới nay diễn đàn này vẫn đang hoạt động hiệu quả.

Khuôn khổ ASEAN+3 (với ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) được hình thành từ năm 1997 do nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực Đông Á nhằm đối phó tác động của khủng hoảng tài chính hồi đó. Sau hơn 10 năm hợp tác, ASEAN+3 phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Các lĩnh vực hợp tác được mở rộng bao gồm an ninh - chính trị, kinh tế, tài chính - tiền tệ, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải, năng lượng, chống tội phạm xuyên quốc gia…Quỹ Hợp tác ASEAN+3 (APTCF) được lập với số vốn ban đầu là 3 triệu USD nhằm tập trung nguồn lực hỗ trợ triển khai các biện pháp trong Kế hoạch công tác ASEAN+3 (2007 - 2017) và tài trợ cho các dự án hợp tác khác trong khuôn khổ ASEAN+3. 

Trong khuôn khổ ASEAN+1, Hiệp hội hiện có quan hệ đối thoại và hợp tác với 10 nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia, New Zealand, Nga, Hoa Kỳ và Canada), với 1 tổ chức khu vực là EU và 1 tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc. Đến nay, ASEAN cùng với hầu hết các đối tác đã nhất trí hình thành các khuôn khổ đối tác chiến lược hoặc toàn diện mang tính lâu dài, kèm theo chương trình và kế hoạch hành động cụ thể, kể cả thoả thuận lập các Khu vực thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, EU... 

Tháng 1/2007, nguyên thủ các nước liên quan đã ra Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á, kèm theo Kế hoạch hành động, đề ra phương hướng và biện pháp hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á và ASEAN+3 được coi là khuôn khổ chính để tiến tới mục tiêu này. ASEAN+3 tích cực hợp tác khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và đang xem xét khả năng lập Khu vực Mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA).

Trong khuôn khổ các nước Đông Á (EAS), cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại Malaysia năm 2005 gồm 16 nước (ASEAN, 3 nước Đông Bắc Á và Ấn Độ, New Zealand, Australia). EAS là diễn đàn của các nhà lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông Á, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo; bổ sung và hỗ trợ cho các diễn đàn khu vực khác hiện có, họp hàng năm do ASEAN chủ trì. Lãnh đạo các nước đã nhất trí xác định 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên, gồm: năng lượng, tài chính, giáo dục, thiên tai và bệnh dịch. Hoạt động của EAS tận dụng các cơ chế hiện có của ASEAN (ASEAN+1, ASEAN+3…). 

Việc áp dụng nguyên tắc này không những nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, đa dạng văn hóa các nước trong khối nói riêng cũng như trong khu vực nói chung. ASEAN đang dần hoàn thiện để trở thành một trong những liên minh khu vực phát triển bền vững.

2.Hạn chế

ASEAN + 3 cũng như ASEAN + 1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) được thiết lập năm 1999, từ năm 2001 các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) trong thời hạn 10 năm, cũng như tiếp tục với các đối tác khác là Nhật Bản, Hàn quốc và Ấn Độ… Những cố gắng theo hướng này là nhằm khắc phục tình trạng "Đông Á là khu vực sôi động nhất trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nhưng về mặt tự do hoá thương mại lại rất lạc hậu, đến nay vẫn chưa thiết lập được khu vực mậu dịch tự do sánh ngang tầm Âu - Mỹ" 

Trong bối cảnh ở khu vực Đông Nam Á chưa có được một cơ chế pháp lý về an ninh, ARF là một sáng kiến đặc sắc, tạo nên được một diễn đàn quốc tế để các nước tham gia bày tỏ chính kiến, trao đổi sự quan tâm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau có ý nghĩa như tạo nên sự cân bằng kiềm chế những nguy cơ đe doạ hoà bình ổn định khu vực. Nhưng trải qua hơn 10 năm, ARF cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Trước hết, ARF chỉ là một diễn đàn, không phải là một thiết chế tổ chức với những quy định có tính bắt buộc. Mọi vấn đề chỉ dừng lại ở những trao đổi bày tỏ hoặc những thoả thuận không bắt buộc. ARF chưa xây dựng được một cơ chế hợp tác để đối phó kịp thời với những bất ổn. Đã xảy ra nhiều trường hợp, ARF tỏ ra lúng túng thậm chí bất lực do những ràng buộc của các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp hoặc không đối đầu với những vấn đề nhạy cảm. Hoặc hơn 10 năm đã qua, ARF vẫn ở giai đoạn 1 của lộ trình 3 giai đoạn.

Trong 40 năm qua, ASEAN đã có những cố gắng to lớn và những thành công vang dội trong xu thế chung của thế giới và thời đại là hoà bình an ninh và hợp tác phát triển với những đặc điểm và phong cách Đông Nam Á. Nhưng cũng rất rõ ràng, ASEAN còn không ít khó khăn và thách thức từ những nhân tố chủ quan và khách quan đang và sẽ đối diện với tất cả các nước thành viên trên con đường tiến tới của Hiệp hội trong thế kỷ XXI.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Pháp luật cộng đồng Asean, Trường DH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2012.
2. Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập năm 1971 - ZOPFAN (Tuyên bố Kuala Lumpur).
3. Hiến chương ASEAN năm 2007
4. Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, trường đại học Luật Hà Nội – 2011.

5. http://www.vjol.info/index.php/JSTD/article/viewFile/680/1747

No comments:

Post a Comment