06/04/2015
Cơ sở pháp lí của hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN
Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN - Bình luận hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN dưới các góc độ: Cơ sở pháp lí; Thực tiễn triển khai; Vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN. - 8,5 điểm.

Hợp tác khu vực về các vấn đề Hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng AFTA và thúc đẩy các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn của ASEAN. Khuôn khổ hợp tác Hải quan trong ASEAN dựa trên cơ sở pháp lý sau:

Năm 1983 Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN đầu tiên đã được các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN ký kết. Sau đó, Bộ quy tắc này được điều chỉnh vào năm 1995 để phản ảnh  những diễn biến mới của ASEAN, đặc biệt là vấn đề AFTA. 

Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tại Singapo. Đây là hiệp định đầu tiên và là hiệp định thành lập AFTA. Những thoả thuận về ưu đãi thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN sẽ có tác dụng kích thích việc củng cố khả năng tự cường kinh tế của từng quốc gia cũng như của ASEAN và sự phát triển nền kinh tế của các Quốc gia thành viên thông qua việc mở rộng các cơ hội đầu tư và sản xuất, thương mại và tăng các khoản thu ngoại tệ;

Cam kết tiếp tục được mở rộng với việc ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ nhất vào ngày 01/3/1997 tại Phuket, Thái Lan. Hiệp định quán triệt các nguyên tắc về sự nhất quán, đơn giản, hiệu quả, minh bạch, dễ giải quyết khiếu nại và hỗ trợ lẫn nhau mà Bộ quy tắc ứng xử Hải quan

Hiệp định ATIGA ngày 26/2/2009, được ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 1012/TTg-QHQT ngày 22/6/2009.

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.

Theo quy đinh tại Điều 64 hiệp định ATIGA về hợp tác hải quan quy định như sau: Trong khuôn khổ cho phép của nội luật, các Quốc gia Thành viên, nếu phù hợp, sẽ hỗ trợ nhau về các vấn đề hải quan.

Một trong những vấn đề về hợp tác hải quan mà các quốc gia trong khu vực ASEAN hướng tơi đó là cần đơn giản hóa thủ tục hải quan ( Điều 54- Hđ ATIGA) tạo thuận lợi cho thương mại thông qua việc nhanh chóng thông quan hàng hóa.

Hiệp định ATIGA năm 2009 có vai trò rất lớn trong vấn đề về hợp tác hải quan như : Bảo đảm tính có thể dự đoán, tính nhất quán và minh bạch trong việc áp dụng luật hải quan của các Quốc gia Thành viên; Tăng cường quản lý hiệu quả, tiết kiệm các thủ tục hải quan, và thông quan hàng hóa nhanh chóng; Đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục và thông lệ ở mức độ có thể; Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan hải quan.

Nghị định thư thành lập và thực hiện cơ chế hải quan một cửa của ASEAN năm 2005 quy định Các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xây dựng và triển khai Cơ chế một cửa trong nước và Cơ chế một cửa ASEAN phù hợp các điều khoản của Hiệp định xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN

Nội dung đó là : Theo lộ trình cam kết giữa các nước ASEAN, cơ chế một cửa ASEAN (cho phép các nhà nhập khẩu đưa hàng vào bất cứ quốc gia ASEAN nào sau khi đã thực hiện xong thủ tục hải quan ở một cảng trong khu vực), nhằm thúc đẩy việc thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu (XNK), với mục đích giảm thời gian thông quan trung bình cho các lô hàng trong các nước ASEAN xuống còn 30 phút sẽ phải được kết nối với nhau để tạo nên môi trường một cửa ASEAN vào năm 2012.

Như vậy việc thông quan hàng hóa giữa các quốc gia thành viên được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN năm 2009 nhằm điều chỉnh toàn diện và nâng cao tất cả các lĩnh vực hợp tác về thương mại hàng hóa trong ASEAN cho phù hợp với yêu cầu xây dựng AEC. 

Trong khi Hiệp định tạo ra khuôn khổ pháp lý cho diễn đàn Hải quan ASEAN thì  ngày 23/5/1997 các nước thành viên đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN đến năm 2020 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực, ngày 18/6/2008 các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 tại Viêng chăn, Lào.Tầm nhìn là sự ghi nhận những thách thức đặt ra từ một môi trường kinh tế năng động và nhu cầu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn nữa.  

Để thực hiện được Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015, các nước trong khu vực hiện đang thực hiện 15 chương trình hành động của Kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan ASEAN (SPCD).                    


Ngoài các hiệp định trên, còn có các cam kết của các quốc gia trong khu vực ASEAN.

No comments:

Post a Comment