21/11/2014
VẤN ĐỀ 4: LUẬT CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA-XÃ HỘI ASEAN - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
VẤN ĐỀ 4: LUẬT CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA-XÃ HỘI ASEAN
CÂU 1: Trình bày khái niệm, cơ sở hình thành, mục tiêu và nguyên tắc của Cộng đồng văn hóa- xã hội Asean

1. Khái niệm

Cộng đồng văn hóa- xã hội Asean là liên kết văn hóa- xã hội của Asean trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng Asean trở thành một xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong một bản sắc chung, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.

   
 ASCC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng Asean, là cộng đồng lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc Asean, có sự liên kết chặt chẽ với hai cộng đồng còn lại trong định hướng phát triển bền vững của Asean, tạo nên một Asean thịnh vượng.

*) Đặc điểm:

- ASCC không chỉ là tập hợp của các thành viên trong khu vực trên phương diện văn hóa mà mức độ cao hơn là hài hòa nền văn hóa mỗi dân tộc thành nền văn hóa của cả cộng đồng, tạo thành bản sắc văn hóa của cả khu vực

- So với ASC và AEC, các lĩnh vực thuộc sự điều phối của ASCC rất rộng, liên quan đến nhiều thiết chế, đặc biệt có những lĩnh vực nhạy cảm cần có sự nghiên cứu cẩn trọng và phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn chẳng hạn như vấn đề nhân quyền, an ninh con người…

- Trên thế giới, xét ở góc độ khu vực, sự khác biệt trong lịch sử và văn hóa đã tạo ra sự đa dạng của văn hóa

2. Cơ sở hình thành

a) Cơ sở văn hóa
      

Thứ nhất, về không gian văn hóa: Đông Nam Á là khu vực nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, gồm 11 quốc gia, một nửa trong số đó nằm ở Đông Nam Á lục địa( bao gồm các nước nằm trên bán đảo Trung- Ấn: VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma), nửa còn lại nằm ở hải đảo(bao gồm các nước nằm trên quần đảo Mã Lai, Philippin: Malaysia, Indonesia, Đông timor, Philippin, singgapore, Brunei).

- Vì nằm giữa hai đại dương, nơi có đường xích đạo chạy qua nên khí hậu biển và môi trường biển là đặc thù của hầu hết các quốc gia trong khu vưc(trừ Lào) có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thuận lợi cho phát triển cây trồng, là một trong năm trung tâm trồng trọt sớm nhất thế giới.

- Biển ĐNA có vị trí rất quan trọng trên đường giao lưu quốc tế, là cửa ngõ trên tuyến hàng hải quốc tế nối ĐNA với Tây Âu và Châu Phi, tạo sự chủ động trong giao lưu với các luồng văn hóa bên ngoài. Ngoài ra, biển ĐNA có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn, là cơ sở để các nước khai thác và phát triển kinh tế.

-Có tài nguyên rừng phong phú đem lại nhiều nguồn lợi cho con người như khai thác các loại gỗ quý, động vật…

-  Có nhiều đồng bằng màu mỡ như Đồng bằng Châu thổ sông Hồng của VN, đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Mê Nam của Thái Lan…tạo thuận lợi cho nền văn minh lúa nước phát triển.

Mặt khác, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một nhân tố thúc đẩy phát triển nông nghiệp và là con đường giao thông thuận lợi.
 
   Sự tương đồng của các yếu tố tự nhiên đã tạo thành một nét tương đồng trong không gian văn hóa ĐNA, tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của con người trong việc tạo lập nền văn hóa bản địa chung thống nhất của cả khu vực.
   

Thứ hai, về văn hóa tộc người

Thành tựu của các ngành khoa học khác nhau như khảo cổ học, nhân chủng học…đã cho thấy ĐNA là một trong những cái nôi đầu tiên trong lịch sử tiến hóa từ vượn người đến người tinh khôn, là trung tâm thực hiện bước nhảy vọt khi bắt đầu biết chế tác công cụ đá thô sơ và lao động đến phát minh nông nghiệp.
 
 Quá trình chuyển biến từ vượn thành người cũng được diễn ra ở khu vực ĐNA bằng chứng là người ta đã tìm thấy dấu vết hóa thạch vượn khổng lồ Giava ở Indonesia có niên đại 5 triệu năm…Chủng người Indonesia chính là cội nguồn, gốc rễ của các tộc người, các dân tộc khác nhau ở ĐNA.
 
   Sự thống nhất từ nguồn gốc tộc người đã tạo nên một bản sắc của con người văn hóa ĐNA từ xưa, những nét đặc trưng trong tâm lý, tính cách của người ĐNA.
 
   Thứ ba, về cơ tầng văn hóa bản địa

 ĐNA là một trong những khu vực biết thuần dưỡng các loài thú sớm nhất trên thế giới, nhất là thuần phục con trâu để phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần làm nên thành tự của nền văn minh lúa nước

Về mặt quan hệ gia đình, dòng họ: Đặc trưng là chế độ mẫu hệ, hiện nay tàn dư vẫn còn khá đậm nét ở các dân tộc Chăm, Ê đê…

- Về tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội cơ bản là làng

- Về tín ngưỡng văn hóa: Tín ngưỡng nguyên thủy ra đời và phổ biến ở ĐNA là tín ngưỡng đa thần giáo. Chẳng hạn như tín ngưỡng thờ thần nước thong qua tục cúng lễ thần nước( ở Thái Lan, Lào, Campuchia), thờ thần núi,…thờ cúng tổ tiên.
   
 Có thể thấy từ nguồn gốc sâu xa, ĐNA đã có những điểm tương đồng về văn hóa, là cơ sở để văn hóa các nước xích lại gần nhau.

b) Cơ sở xã hội

Đặc điểm của văn hóa ĐNA là đa dạng trong sự thống nhất, tuy nhiên để có được những nét tương đồng mà sau này tạo thành một cộng đồng văn hóa thì nền văn hóa các dân tộc ĐNA đã phải trải qua nhiều giai đoạn mà người ta gọi là các giai đoạn đột biến văn hóa ĐNA.

*) Giai đoạn ảnh hưởng bởi các quốc gia phương Đông( thời kì đột biến văn hóa thứ nhất ở ĐNA).

Giai đoạn này các quốc gia trong khu vực đã có sự giao lưu, tiếp nhận luồng văn hóa từ Ấn Độ, TQ, Ả Rập kết hợp với văn hóa bản địa để xây dựng nên những nền văn hóa mang tính quốc gia dân tộc trung đại. Quá trình giao lưu này có thể bằng con đường di dân, truyền bá tôn giáo…hoặc bằng chiến tranh xâm lược, đồng hóa( ví dụ như VN chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa sau 1000 năm Bắc Thuộc)…Nội dung giao lưu văn hóa thời kì này chủ yếu thiên về tôn giáo và trên cơ sở tôn giáo.

*) Giai đoạn ảnh hưởng bởi các quốc gia phương Tây( thời kì đột biến văn hóa thứ hai ở ĐNA)
Thời kì này các nước phương Tây xâm chiếm các quốc gia ĐNA không chỉ bằng quân đội, bộ máy cai trị, phương tiện máy móc mà còn du nhập cả văn hóa, kể cả quốc gia không bị xâm chiếm như Thái lan.

Giao lưu văn hóa thời kì này chủ yếu diễn ra đơn lẻ giữa từng quốc gia ĐNA với các nước phương tây, quan hệ giao lưu văn hóa thời kì này đã mở rộng hơn trước cả về không gian lẫn nội dung. Về không gian đã mở rộng sang cả Châu âu và châu Mỹ, còn về nội dung thì không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà cả khoa học kĩ thuật.
     
 Giai đoạn này sự giao lưu văn hóa đã mở rộng cả về phạm vi và nội dung. Tính khu vực bắt đầu được nhìn nhận với những điểm tương đồng về chính trị trên nền tảng tương đồng về văn hóa trước đó.

*) Giai đoạn đề cao ý thức dân tộc và tính khu vực( thời kì đột biến văn hóa thứ ba)

Trong giai đoạn này, tất cả các quốc gia đã giành được độc lập, trong bối cảnh chính trị mới, ý thức dân tộc mạnh mẽ là nét nổi bật thời kì này. Các quốc gia đã cố gắng tìm lại sức mạnh của mình trong truyền thống, lịch sử và văn hóa dân tộc. Mặt khác, đã có sự nhận thức tiềm năng tạo nên sức mạnh khu vực, cần có sự liên kết với nhau.

 Việc hội nhập khu vực trong thời kì này là cơ sở để xây dựng ASCC

c) Sự phản ứng chính sách của các nước thành viên
Sự chênh lệch về kinh tế đã tạo ra những phản ứng khác nhau của các nước trong khu vực về sự hình thành ASCC:

Các nước trong nhóm Asean- 6 là Thái lan, Indonesia, Malaysia, Singgapore, Philippin và Brunei đều rất ủng hộ xây dựng ASCC tuy còn ở mức độ ít hơn so với AEC và APSC, các nước này quan tâm đến các biện pháp hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, giải quyết các vấn đề xã hội mà Asean đang phải đối mặt như chênh lệch về khoảng cách phát triển…

Các nước Asean 4 là VN, Campuchia, Lào và Myanma đều nhất trí xây dựng ASCC và dành sự quan tâm nhiều hơn so với AEC và APSC bởi họ mong muốn vấn đề nhân quyền, an ninh con người được quan tâm, bảo vệ.
   
Sự hình thành ASCC đều nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên Asean, tuy nhiên mức độ quan tâm của mỗi nước đến các nội dung của ASCC khác nhau và cản trở khi xây dựng ASCC chính là việc chưa có quốc gia khu vực nào đặt lợi ích của quốc gia dưới lợi ích khu vực dù tất cả các nước đều nhận thấy sự cần thiết của liên kết khu vực.

d) Cơ sở pháp lý

- Ý tưởng xây dựng ASCC: lần đầu tiên được ghi nhận trong một văn kiện là “Tầm nhìn Asean 2020” sau 30 năm tồn tại và phát triển của Asean.
Tầm nhìn Asean 2020 đã nêu ý tưởng về một cộng đồng khu vực có những nhân tố sau:

+) Nhận thức rõ về các mối quan hệ lịch sử, di sản văn hóa, gắn bó với nhau bởi bản sắc khu vực

+) Gắn kết và đùm bọc nhau về mặt xã hội, trong đó nghèo đói, suy dinh dưỡng không còn là vấn đề lớn

+) Trẻ em, phụ nữ và người già được quan tâm, chăm sóc

+) Quyền năng xã hội dân sự được tăng cường

+) Những người khuyết tật được quan tâm đặc biệt; công bằng xã hội được đề cao, không có ma túy; có khả năng cạnh tranh cao

+) Một Asean xanh và sạch tập trung vào vấn đề phúc lợi và nhân phẩm con người…

“Chương trình hành động Hà Nội” (HPA, 1998) là chương trình đầu tiên đưa ra các mục tiêu, chương trình thực hiện tầm nhìn.

- Tuyên bố thành lập ASCC: Tại Hội nghị cấp cao Asean- 9(10/2003) tổ chức ở Bali (Indonesia) đã thông qua “ Tuyên bố về sự hòa hợp Asean II” (Tuyên bố Bali II) Quyết định lập ASCC. 

- Tới hội nghị cấp cao Asean- 10 tại Viên Chăn (11/2004) một kế hoạch hành động đã được thông qua để xây dựng ASCC với 4 chủ đề là: tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc; giải quyết những tác động của hội nhập kinh tế; phát triển môi trường bền vững; nâng cao nhận thức và bản sắc Asean.
     
Năm 2007 Hiến chương Asean ra đời đã khẳng định: quyết tâm bảo đảm sự phát triển bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai, và đặt hạnh phúc, đời sống và phúc lợi của nhân dân ở vị trí trung tâm của tiến trình xây dựng cộng đồng Asean.

- Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC: Hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 14( 1/3/2009) tại Thái lan đã thông qua kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC

 Việc hình thành ASCC không những là sự thích ứng trước tình hình quốc tế mà còn bắt nguồn từ chính nhu cầu nội tại của các nước thành viên Asean  bởi ngoài những yếu tố văn hóa truyền thống thì các nước cần có sự giao lưu văn hóa với các quốc gia khác ngoài khu vực.

3. Mục tiêu của ASCC

  Mục tiêu tổng thể của ASCC là: xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong một bản sắc chung, nơi mà cuốc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.
  Mục tiêu cụ thể được ghi nhận lần lượt trong các văn kiện như:

- Chương trình hành động Hà Nội (HPA, 1998) đưa ra 4 mục tiêu bao gồm: phát triển khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển xã hội và giải quyết tác động xã hội; tăng cường phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường.

- Tuyên bố Bali II đưa ra 6 mục tiêu gồm: 

+) Xây dựng ĐNA gắn kết trong mối quan hệ đối tác như một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau;

+) Nâng cao mức sống của các nhóm người chịu thiệt thòi và cư dân nông thôn, huy động sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân địa phương;

+) Dành nhiều nguồn nhân lực hơn nữa cho giáo dục phổ thông và sau đại học, đào tạo phát triển khoa học công nghệ, tạo việc làm và bảo trợ xã hội, công bằng xã hội

+) Hợp tác trong lĩnh vực y tế công cộng, chống và kiểm soát các bệnh lây truyền, thuốc chữa trị với giá cả phù hợp;

+) Hỗ trợ bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa đa dạng, giữ gìn bản sắc và nâng cao nhận thức về Asean

+) Tăng cường tinh thần Asean tương trợ lẫn nhau.

- Chương trình hành động Viên Chăn đưa ra 4 mục tiêu: tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc; giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; phát triển môi trường bền vững; nâng cao nhận thức và bản sắc Asean.

- Kế hoạch xây dựng tổng thể ASCC ( Blueprints 2009): đây là văn kiện đưa ra các mục tiêu cụ thể và rõ ràng nhất. Theo đó, ASCC sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng Asean lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc Asean bằng cách tiến tới một bản sắc chung và xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao. Kế hoạch này cũng tập trung vào khía cạnh xã hội của thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên.

4. Nguyên tắc của ASCC

CÂU 2: Các thiết chế pháp lý và phương thức xây dựng và thực hiện ASCC

1. Các thiết chế pháp lý

Bên cạnh các thiết chế chính điều phối toàn bộ hoạt động của Asean và Cộng đồng Asean như Hội nghị thượng đỉnh Asean( Điều 7 Hiến chương), Hội đồng điều phối Asean( Điều 8) và ban thư ký Asean ( Điều 11) Asean đã thiết lập một hệ thống thiết chế chịu trách nhiệm riêng về lĩnh vực văn hóa xã hội bao gồm:

a) Hội đồng ASCC

Hội đồng ASCC được thành lập năm 2009, là cơ quan phụ trách xây dựng trụ cột cộng đồng văn hóa- xã hội Asean

- Cơ cấu tổ chức: thành phần của hội đồng này là các quan chức chính phủ cấp bộ trưởng do từng nước thành viên đề cử, thông thường là các bộ trưởng các ngành, bộ chủ chốt trong xây dựng cộng đồng. Giúp việc cho hội đồng là các quan chức cao cấp. Theo quy định của Hiến chương, hội đồng văn hóa- xã hội họp ít nhất một năm hai lần

- Nhiệm vụ, quyền hạn: 

+) Chịu trách nhiệm thúc đẩy thi hành các thỏa thuận và quyết định của hội nghị cấp cao Asean về cộng đồng văn hóa- xã hội.

+) Chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động liên quan đến các ngành, lĩnh vực khác nhau thuộc cộng đồng

+) Có nhiệm vụ báo cáo lên hội nghị cấp cao Asean tình hình hoạt động của hội đồng và kiến nghị giải pháp lên hội nghị cấp cao thông qua hội đồng điều phối.

b) Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng

Bao gồm 17 cơ quan là các thiết chế thường trực của hội đồng

- Cơ cấu tổ chức: thành phần của hội nghị bộ trưởng bao gồm bộ trưởng của các quốc gia thành viên phụ trách từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+) Thực hiện các thỏa thuận và quyết định của hội nghị cấp cao Asean trong phạm vi phụ trách.

+) Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách của mình để hỗ trợ liên kết và xây dựng cộng đồng Asean

+) Đệ trình các báo cáo và khuyến khích lên các hội đồng cộng đồng liên quan
Ngoài ra, mỗi cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng Asean có thể giao cho các quan chức cáo cấp phụ trách từng lĩnh vực cụ thể và các cơ quan trực thuộc thực hiện, quản lý trong chức năng, quyền hạn của mình

Cụ thể:
       
Hội nghị bộ trưởng Asean phụ trách thông tin được thành lập theo tuyên bố của các bộ trưởng Asean phụ trách thông tin năm 1989, 18 tháng họp một lần với chức năng chính là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin Asean
       
Hội nghị bộ trưởng Asean về môi trường được thành lập năm 1981 theo tuyên bố Manila về môi trường Asean, ba năm họp một lần và hàng năm đều có những cuộc họp không chính thức để đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề về môi trường…
     
Ngoài các cơ quan chuyên ngành liên quan đến từng lĩnh vực còn có các cơ quan chuyên ngành khác nằm trong trụ cột chính trị- an ninh và trụ cột kinh tế cũng tham gia vào hoạt động của ASCC như hội nghị quan chức cao cấp Asean về ma túy, hội nghị quan chức cao cấp về công nghệ thông tin…

c) Một số cơ quan khác

- Hội thảo các bên tiến tới Hiệp định Asean về chống ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới, được thành lập năm 2003 mỗi năm họp ít nhất một lần. Hội nghị hướng tới 3 mục tiêu là phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới thông qua phòng ngừa cháy đất/rừng bằng các chính sách quản lý và thực thi, thiết lập các cơ chế kiểm soát và nâng cao khả năng cứu hỏa của các quốc gia thành viên khi xảy ra sự cố.

- Hội nghị Asean về các vấn đề công vụ thành lập năm 1980, hai năm họp một lần và thực hiện chức năng là đánh giá mức độ hợp tác giữa các hệ thống hành chính trong khu vực và tính chất của những cải cách đã đc ban hành.

- Trung tâm Asean về đa dạng sinh học, được thành lập năm 2005 với nhiệm vụ là bảo vệ, bảo tồn và quản lý, sử dụng bền vững các nguồn đa dạng sinh học trong khu vực nhằm chia sẻ công bằng lợi ích giữa các nước thành viên, đồng thời nâng cao vị thế của trung tâm trên thế giới.

- Trung tâm điều phối Asean hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai, thành lập năm 2004 nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực thông qua sự hợp tác và phối hợp giữa các bên trong hiệp định, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên quan bằng cách trợ giúp các bên ứng phó với thiên tai.

- Trung tâm thông tin động đất Asean, thành lập 10/2000 với chức năng phổ biến những trận động đất lớn có thể diễn ra trong lãnh thổ quốc gia thành viên, đồng thời đào tạo thêm nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật về địa chấn.

- Trung tâm khí tượng Asean, thành lập năm 1993 với chức năng là cung cấp các đánh giá thông tin về tình hình thời tiết và khí hậu trong khu vực.

- Mạng lưới các trường đại học Asean, thành lập năm 1995 bao gồm 22 trường đại học thành viên, có nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa các trường đại học trong Asean, nhằm nâng cáo và phát triển nguồn nhân lực trong tương lai cho khu vực.

CÂU 3. Mục tiêu, các chương trình phát triển con người và xã hội của ASCC

*) chương trình phát triển con người

1. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Asean thông qua việc tạo cách tiếp cận đồng đều đối với các cơ hội phát triển con người, thúc đẩy và đầu tư vào giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy sử dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ trong quá trình phát triển.

2. Biện pháp thực hiện: 7 nội dung:

- Thúc đẩy và ưu tiên phát triển giáo dục

- Phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường việc làm tốt cho người lao động

- Thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông

- Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận khoa học và công nghệ ứng dụng

- Xây dựng năng lực tham gia kinh doanh cho phụ nữ, thanh niên, người già và người tàn tật

- Xây dựng năng lực công vụ

*) Các quyền và công bằng xã hội

1. Mục tiêu:Thúc đẩy công bằng xã hội và đưa vấn đề nhân quyền vào các chính sách cụ thể, kể cả quyền và phúc lợi của nhóm người thiệt thòi, dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật và lao dộng di cư.

2. Biện pháp

- Thúc đẩy và bảo vệ các quyền và phúc lợi của phụ nữ, trẻ em, người già và người tàn tật.

- Bảo vệ và tăng cường quyền lợi của lao động di cư

- Tăng cường trách nhiệm xã hội của cá nhân

*) Đảm bảo môi trường bền vững

1. Mục tiêu:  Đạt được sự phát triển bền vững cũng như tăng cường môi trường xanh, sạch thông qua bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Asean sẽ chủ động tham gia giải quyết những thách thức môi trường mang tính quốc tế như biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô zôn cũng như xây dựng và tăng cường công nghệ thân thiện với môi trường.

2.Biện pháp

- Giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu

- Quản lý và phòng chống ô nhiễm môi trường xuyên biên giới

- Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua giáo dục môi trương và tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Tăng cường công nghệ than thiện với môi trường

- Tăng cường tiêu chuẩn chất lượng cuộc sống ở các thành phố và đô thị ở Asean

- Hài hòa hóa các chính sách và cơ sở dữ liệu về môi trường

- Thúc đẩy sử dụng bền vững môi trường biển và ven bờ

- Tăng cường quản lsy bền vững của tài nguyên nước sạch

- Ứng phó với biến đổi khí hậu cùng những tác động của nó

- Tăng cường quản lý rừng bền vững
*) Tạo dựng bản sắc Asean

1. Mục tiêu: Asean sẽ lồng ghép và tăng cường nhận thwucs sâu sắc hơn và các giá trị chung của sự thống nhất trong đa dạng với mọi tầng lớp trong xã hội.

2. Biện pháp

- Tăng cường hiểu biết và nhận thức về cộng đồng Asean

- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Asean

- Thúc đẩy sự sáng tạo và ngành công nghiệp văn hóa

- Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng

*) Thu hẹp khoảng cách phát triển

1. Mục tiêu: Tăng cường thu hẹp khảng cách phát triển, đặc biệt ở khía cạnh phát triển xã hội giữa 2 nhóm nước Asean 6 và Asean 4 cũng như giữa các nước thành viên Asean.

2. Biện pháp

- Lồng ghép những vấn đề phát triển xã hội vào việc xây dựng và thực hiện các dự án cho “Sáng kiến hội nhập Asean”

- Thực hiện chương trình hành động “ Sáng kiến hội nhập Asean” lần thứ hai giai đoạn 2009- 2015

- Thông qua và thực hiện chương trình ủng hộ trong khu vực đối với các lĩnh vực nông nghiệp, hàng hải và ngư nghiệp, công nghiệp dựa trên nông nghiệp và tích hợp phát triển nông thôn

No comments:

Post a Comment