30/01/2015
Bình luận công thức –X và 2+X trong hoạt động hợp tác kinh tế của Asean - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
Bình luận công thức –X và 2+X trong hoạt động hợp tác kinh tế của Asean dưới các góc độ:

- Cở sở pháp lí;
- Thực tiễn triển khai;
- Ý nghĩa của việc áp dụng công thức này trong hoạt động hợp tác kinh tế của Asean.

Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột gắn bó chặt chẽ không tách rời, cùng theo đuổi mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định và sự tịnh vượng chung trong khu vực. Trong đó, Cộng dồng kinh tế ASEAN (AEC) mang sứ mệnh tạo ra thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều giữu các thành viên, có tính cạnh tranh cao và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Để thực hiện được điều này các quốc gia thành viên của ASEAN cần áp các phương thức xây dựng và thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Một trong số những phương thức xuyên suốt trong quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN chính là việc áp dụng công thức –X (hay ASEAN–X  hay 10–X ) và 2+X. Để bình luận về hai công thức trên trong hợp tác kinh tế của ASEAN, sau đây em xin được tìm hiểu dưới các góc độ sau: cơ sở pháp lý, thực tiễn áp dụng và ý nghĩa của việc áp dụng công thức này.

I. Cơ sở pháp lý:

Hai công thức này từng được đề cập đến trong Hôi nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào tháng 2 năm 1992 tại Singapore.

Nguyễn tắc 2+X tức là: khi các nước cùng thỏa thuận kí kết một văn bản pháp lý nào đó, nếu xét thấy tình hình của một số quốc gia không thể thực hiện theo đúng lộ trình, thì các quốc gia này có thể thực hiện sau, thay vào đó các quốc gia phát triển hơn sẽ cùng nhau thực hiện lộ trình, nhưng phải có ít nhất từ hai quốc gia trở lên. Nó đã được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN, Hiệp định CEPT, Nghị định khung ASEAN, và trong hội nghị SEOM.

Hai công thức –X (ASEAN–X  hoặc 10–X) đã được Hiến chương ASEAN thông qua, cụ thể tại điều 21:

“Điều 21: Thực hiện và thủ tục.

1. Mỗi hội đồng Cộng đồng ASEAN sẽ quy định quy chế hoạt động riêng của mình.

2. Trong khi thực hiện các cam kết kinh tế, có thể áp dụng công thức tham gia linh hoạt, trong đó có công thưc ASEAN–X trong trường hợp có sự đồng thuận như vậy”

Công thức 2+X cho phép các quốc gia thành viên có đủ điều kiện có thể thực hiện trước các hoạt động hội nhập kinh tế. Tuy nhiên công thức này chỉ phản ánh được quá trình hội nhập từ một số ít các quốc gia (vốn đã phát triển hơn) muốn vượt trước. Công thức –X (hay ASEAN–X  hoặc 10–X) cho phép các quốc gia chưa đủ điều kiện có thể thực hiện những cam kết kinh tế chậm hơn so với lộ trình chung và không được hưởng các ưu đãi mở cửa từ những quốc gia thực hiện đúng theo lộ trình chung. Công thức này phản ánh quá trình hội nhập đi từ số nhiều mà trong đó những nước chậm trễ có khả năng sẽ bị đặt ra ngoài quá trình hội nhập chung của ASEAN.

II. Thực tiễn triển khai:

Thực tế trong vòng 11 năm qua, khoảng cách trong thu nhập đầu người giữa các nước ASEAN – 6 và các nước ASEAN – 4 (Myanmar, Campuchia, Lào, Việt Nam) vẫn đang tăng (tốc độ tăng xấp xỉ 10%), và không có dấu hiệu giảm. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sự hội nhập kinh tế đồng đều giữa các thành viên ASEAN.

Tại Hội nghị cấp cao năm 2000, các nhà lãnh đạo ASEAN đã khởi sướng sáng kiến hội nhập kinh tế ASEAN (IAI), một sáng kiến hợp tác khu vực tập trung tăng cường phát triển kinh tế xã hội thông qua các chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển cân bằng, giảm nghèo và khắc phục sự chênh lệch trong phát triển. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng IAI sẽ là một cơ chế để các nước ASEAN – 6 hỗ trợ các nước ASEAN – 4 nhằm đạt được kết quả mà Lộ trình tổng thể AEC đã đặt ra. Các nước ASEAN – 6 sẽ cung cấp các nguồn lực để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ của IAI, đồng thời hỗ trợ song phương trực tiếp cho các nước ASEAN – 4. Như vậy hiểu một cách gián tiếp, các nước có nền kinh tế phát triển hơn có quyền tham gia các cam kết kinh tế riêng còn các nước kém phát triển hơn chưa đủ khả năng sẽ chậm lại trong quá trình hội nhập tới các cam kết đó, bên cạnh đó các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên.

Ví dụ: Kể từ năm 2010, các nước ASEAN – 5 áp dụng thuế suất bằng 0% đối với hầu hết các mặt hàng, bốn nước còn lại sẽ thực hiện vào năm 2015.

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AK-TIG) được ký kết vào năm 2006 đưa ra các thỏa thuận thương mại hàng hóa ưu tiên trong 10 nước ASEAN và Hàn Quốc mà chủ yếu là đề cập tới việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan áp dụng cho tất cả các dòng thuế trong giai đoạn chuyển đổi. Kể từ tháng 1 năm 2010, Hàn Quốc và ASEAN 5 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore) đã và đang xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với 90% sản phẩm trong danh mục thông thường. 90% các dòng thuế trong hàng rào thuế quan sẽ được cắt giảm xuống mức còn 0% – 5% trước năm 2016 đối với Việt Nam và trước 2018 đối với các nước Campuchia, Lào và Myanmar (CLM). Trước năm 2017 và 2020, các loại hàng hóa trong danh mục hàng hóa thông thường của CLM lần lượt sẽ tiếp cận đầy đủ với thị trường với mức thuế suất bằng 0%. Thái Lan đã đồng ý tham gia vào AK-TIG trong năm 2007 thì thực hiện theo một lộ trình khác. Hàng rào thuế quan áp dụng với hàng hóa trong danh mục thông thường sẽ được cắt giảm trong giai đoạn thực hiện hiệp định và sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2016 hoặc 2017( )

III. Ý nghĩa của việc áp dụng công thức này trong hoạt động của hợp tác kinh tế của ASEAN.

Nguyên tắc đồng thuận đang gây trở ngại cho AEC bởi nguyên tắc này làm chậm quá trình hợp tác, hội nhập kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN. Do sự đa dạng về thể chế chính trị, trinh độ kinh tế và khác biệt về văn hóa – xã hội giữa các nước thành viên nên quá trình thương lượng để có được sự đồng thuận để của tất cả các quốc gia thành viên là rất mất thời gian. Trong khi đó hội nhập kinh tế, hợp tác kinh tế,… đòi hỏi sự quyết định nhanh chóng, thức thời. Chính vì vậy mà nguyên tắc đồng thuận thể hiện rõ hơn những hạn chế của nó trong lĩnh vực kinh tế.

Để khắc phục những điểm yếu này, tăng tính linh hoạt, năng động và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thì AEC áp dụng công thức –X (trước kia là 2+X). Công thức –X cho phép thực hiện cơ chế linh hoạt trên tinh thần không bắt buộc các thành viên ASEAN phải thực hiện cam kết chung khi chưa sẵn sàng. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển có thể tham gia các cam kết kinh tế riêng mà không bị kéo lại bởi các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển, ngược lại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển không bị bắt buộc phải gồng mình thực hiện các cam kết khi tình hình trong nước chưa đủ khả năng thực hiện.

C. KẾT LUẬN:

Mặc dù các quyết định của AEC vẫn được đưa ra theo nguyên tắc đồng thuận. Tuy nhiên nguyên tắc này vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế cần sự nhanh chóng, thức thời thì nguyên tắc đồng thuận lại càng thể hiện rõ một số hạn chế của nó. Vì vậy AEC áp dụng công thức –X (hay ASEAN – X  hay 10 – X) để tăng tính linh hoạt, năng động và đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế của công đồng ASEAN, không bắt buộc các quốc phải tham giam gia những cam kết kinh tế chung khi mà tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia chưa sẵn sàng hoặc chưa đủ khả năng thực hiện theo cam kết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012..
2. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - nội dung và lộ trình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
3. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Võ Xuân Vinh. “Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại“ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 12-23

No comments:

Post a Comment