21/11/2014
Vấn đề 3: Cộng đồng kinh tế - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
Vấn đề 3: Cộng đồng kinh tế

I. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của CĐ kinh tế Asean

1. Khái niệm:

- Ý tưởng: 11/2002 tại Hội nghị cấp cao Asean 8 ở Phnôm Pênh, thủ tướng Singapore đã đưa ra đề nghị Asean xem xét thành lập CĐ kinh tế Asean.

Tại Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 9, trong Tuyên bố Bali II, các nhà lãnh đạo đã nhất trí quyết định

thực hiện ý tưởng trên và coi đây là một trong 3 trụ cột để xây dựng CĐ Asean.

- Tuyên bố về tầm nhìn Asean 2020: mục tiêu năm 2020 “sẽ tạo ra một khu vực kinh tế Asean ổn

định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển
thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoán hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt”


- Tuyên bố hòa hợp Asean II (Bali II): theo ghi nhận trong tuyên bố Bali II thì định dạng AEC sẽ bao

gồm: một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; một khu vực

phát triển kinh tế đồng đều; một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu”.

- Hiến chương Asean: xây dựng 1 thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, ổn định, thịnh vượng, cạnh

tranh cao và hội nhập kinh tế; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư hiệu quả; có sự tự do lưu

chuyển hàng hóa, các doanh nhân, chuyên gia, nhân tài và lao động được di chuyển thuận lợi; giảm

thiểu đói nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua hỗ trợ và hợp tác với nhau.

- Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC và Lộ trình chiến lược xây dựng AEC thông qua vào năm 2007

đã xác định chi tiết định dạng của AEC, đồng thời đưa ra cơ chế, các biện pháp và lộ trình cụ thể xây dựng AEC đến năm 2015.

 CĐ kinh tế Asean là liên kết kinh tế của Asean, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết

chế pháp lý, nhằm xây dựng Asean trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính

cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.

2. Mục tiêu

-  Mục tiêu tổng thể của AEC là tạo ra “một khu vực kinh tế Asean phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu”.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Là cơ sở cho việc xây dựng 1 CĐ Asean đoàn kết, đã gắn kết các nền kinh tế thành viên trước xu hướng ly tâm và chia rẽ;

+ Nâng cao cấp độ liên kết kinh tế Asean, giúp cho các nước Asean ko bị hòa tan vào các liên kết kinh tế khu vực rộng lớn hơn;

+ Nhất thể hóa thị trường và cơ sở sản xuất của các nền kinh tế thành viên thông qua tự do hóa các yếu tố của sản xuất;

+ Hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế tv;

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Asean trước sức ép cạnh tranh của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và các nền kinh tế mới nổi như TQ, Ấn Độ.

II. Nội dung pháp lý, Phương thức xây dựng và thực hiện CĐ kinh tế Asean

2.1.Nội dung pháp lý (cấu trúc nội dung):

a. Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất

Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất của Asean bao gồm những yếu tố sau:

- Tự do hóa thương mại hàng hóa: tự do hóa thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, thiết lập quy tắc

xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hợp tác hải quan, hài hòa hóa và nhất thể hóa hàng rào tiêu chuẩn

và kỹ thuật trong thương mại.

- Tự do hóa thương mại dịch vụ: xóa bỏ các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, xây dựng các thỏa

thuận công nhận lẫn nhau, tăng cường phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong dịch vụ;

- Tự do hóa đầu tư: mở cửa đầu tư và dành chế độ đãi ngoọ quốc gia cho các nhà đầu tư Asean và các

nhà đầu tư bên ngoài; bảo hộ đầu tư, các chương trình hoạt động, xúc tiến đầu tư;

- Tự do hóa dòng vốn: tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn của khu vực và cho phép di chuyển các khoản vốn lớn, có ý nghĩa kinh tế quan trọng;

- Tự do di chuyển lao động ngành nghề: cho phép nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị

thực, di chuyển các lao động có ta nghề cao tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư;

Tăng cường hợp tác giữa các thành viên mạng lưới đại học Asean tạo thuận lợi cho sinh viên và cán

bộ trường đại học học tập, làm việc trong khu vực; Phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và kỹ năng

của các giảng viên đại học các nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực ưu tiên hội nhập của Asean; Tăng

cường khả năng nghiên cứu của các quốc gia thành viên về nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao

động; Phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động giữa các nước tv.

- Các lĩnh vực ưu tiên hội nhập nhằm tăng nguồn lực cho các trung tâm, trọng điểm trong hợp tác

kinh tế Asean: Rút ngắn lộ trình hội nhập của các lĩnh vực ưu tiên; Tiến hành đánh giá định kỳ 2 năm

1 lần để theo dõi và giám sát tình trạng, tiến độ, hiệu quả của các lĩnh vực ưu tiên hội nhập; Xác định các dự án hoặc các sáng kiến khu vực cụ thể thông qua đối thoại thường xuyên.

- Lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp với việc xây dựng một “thị trường và cơ sở sản xuất

chung”: tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại nội bộ và với bên ngoài trong dài hạn đối với

các sản phẩm lương thực và các mặt hàng lâm nghiệp; Đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ và

xây dựng phương pháp tiếp cận chung về lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp cho các nước Asean và với các quốc gia khác.; Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong Asean.

b. Khu vực kinh tế cạnh tranh cao

- Về chính sách cạnh tranh: cam kết ban hành chính sách và luật cạnh tranh quốc gia (CPL) muộn nhất vào năm 2015;

- Về bảo vệ người tiêu dùng: thành lập Ủy ban điều phối Asean về bảo vệ người tiêu dùng, thiết lập

một mạng lưới các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trong Asean, tổ chức các khóa đào tạo cấp khu vực cho cán bộ bảo vệ người tiêu dùng và người tiêu dùng;

- Về quyền sở hữu trí tuệ: thực thi nghiêm chỉnh Kế hoạch hành động về quyền sở hữu trí tuệ, kế

hoạch hành động về quyền tác giả, gia nhập Nghị định thư Madrid, tăng cường hợp tác khu vực về trí

thức truyền thông;

- Về phát triển cơ sở hạ tầng: hợp tác về giao thông vận tải, hạ tầng thông tin, năng lượng, khai

khoáng và huy động tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng;

- Về thuế: hoàn chỉnh hệ thống các hiệp định song phương về tránh đánh thuế 2 lần giữa các quốc gia thành viên vào năm 2010;

- Về thương mại điện tử: thiết lập khung chính sách và pháp luật về thương mại điện tử.

Khu vực phát triển kinh tế đồng đều: tập trung vào 2 nội dung chính sau

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): Ban hành bản Kế hoạch tổng thể về chính sách phát

triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2004 – 2014 với các mục tiêu: đẩy nhanh tốc độ phát triển

của SME; nâng cao khả năng cạnh tranh và sự năng động của các SME; Tăng cường khả năng khôi

phục của các SME để chịu đựng các khó khăn tài chính; Tăng cường sự đóng góp của các SME trong tăng trưởng kinh tế tổng thể của cả khu vực.

- Về thu hẹp khoảng cách phát triển:  Asean xác định phát triển hợp tác kinh tế sâu rộng phải đi kèm

với các hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên với cơ sở pháp lý

chính cho hoạt động này là “Sáng kiến hội nhập Asean (IAI)” . Các lĩnh vực ưu tiên: cơ sở hạ tầng,

phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và truyền thông, xây dựng năng lực cho hội nhập kinh

tế khu vực, năng lượng, môi trường, đầu tư, du lịch, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.

d. Khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu

- Cách thức tiếp cận thống nhất đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại: rà soát và các cam kết

FTA/CEP (về thương mại tự do và cắt giảm thuế quan) của Asean đối với bên ngoài và đối chiếu với

các cam kết nội bộ; Thiết lập một hệ thống phối hợp nâng cao và xây dựng phương pháp tiếp cận và quan điểm chung của các nước Asean trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Asean;

- Tăng cường sự tham gia của Asean vào mạng lưới cung ứng toàn cầu, thông qua: Tiếp tục áp dụng

các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất vào quá trình sản xuất và phân phối; Phát triển gói hỗ trợ kỹ thuật toàn diện đối với các nước Asean kém phát triển.

2.2. Phương thức xây dựng và thực hiện

- Kế thừa, đẩy nhanh và hoàn thành các chương trình, sáng kiến kinh tế hiện có với các “thời hạn rõ

ràng”: tiến hành hoàn tất và nâng cấp 3 trụ cột hiện tại là Khu vực thương mại tự do AFTA; Hiệp

định khung về thương mại dịch vụ Asean – AFAS và Khu vực đầu tư Asean – AIA. Đồng thời tiến

hành triển khai sáng kiến hội nhập IAI.

- Xây dựng các sáng kiến, chương trình và tiếp tục hoàn thiện cơ chế liên kết kinh tế: nhóm đặc trách

cao cấp có trách nhiệm đưa ra các sáng kiến và tư vấn các vấn đề ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng à

thực hiện AEC; Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng thực thi các chương trình thuộc lĩnh vực có
liên quan và giám sát thực hiện các cam kết; Ban thư ký theo dõi và giám sát hoạt động của các quốc

gia thành viên; Hoàn thiện hệ thống thể chế và đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp.

- Áp dụng công thức – X trong hợp tác kinh tế để đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế: Công thức –X

cho phép các quốc gia chưa đủ điều kiện có thể thực hiện các cam kết kinh tế chậm hơn so với lộ

trình chung nhưng ko được hưởng các ưu đãi mở cửa từ các quốc gia thực hiện theo lộ trình chung.

- Phát triển nguồn lực và truyền thông: xây dựng Quỹ phát triển Asean để thu hút các nguồn lực từ

các nước thành viên và từ bên ngoài Asean; Thúc đẩy sự tham gia của ADB, WB, IFC, các đối tác

đối thoại, thương mại và khu vực tư nhân trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng khu vực; Xây

dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, đào tạo về hỗ trợ xây dựng năng lực thực hiện AEC;

Tăng cường khả năng nghiên cứu,phát triển nguồn nhân lực của các nước thành viên; Về truyền

thông: thực hiện kế hoạch truyền thông toàn diện để tuyên truyền, phổ biến cho các quan chức chính

phủ, các bên liên quan và công chúng mục tiêu, lợi ích và thách thức của AEC.

- Tăng cường hợp tác với bên ngoài: tham gia tích cực vào hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO; Tham gia tích cực vào hợp tác kinh tế Đông Á và Châu Á – Thái Bình Dương (trong khuôn khổ APEC); Tham gia tích cực vào hợp tác với bên đối thoại thông qua các FTA.

III. Tự do hóa thương mại hàng hóa

1. Khái quát về Khu vực thương mại tư do Asean (AFTA)

Khái niệm:

- Khu vực thương mại tự do Asean là khu vực thương mại hình thành giữa các nước Asean, mà tại đó

các rào cản thương mại được dỡ bỏ, đồng thời các hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến đối với hàng hóa qua lại giữa các quốc gia thành viên.

- Cơ sở pháp lý:

+ Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế Asean ký ngày 28/1/1992 tại Hội nghị cấp cao Asean lần thứ IV tại Singapore;

+ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA (CEPT) ký ngày

28/1/1992, đưa ra chương trình cắt giảm thuế quan chung xuống mức 0%-5% và loại  bỏ các rào cản phi thuế quan.


+ Các nghị định thư sửa đổi và bổ sung hai hiệp định trên;

+ Hiệp định khung về hội nhập các ngành ưu tiên (APIS) ký ngày 29/11/2004 tại Viên – Chăn, Lào.

Quy định khung pháp lý cho tiến trình hội nhập các ngành ưu tiên trong Asean, bao gồm cả tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.

+ Hiệp định về thương mại hàng hóa Asean ký ngày 26/2/2009 tại Cha – am, Thái lan. Hiệp định này

được xây dựng nhằm điều chỉnh toàn diện và nâng cấp tất cả các lĩnh vực hợp tác về thương mại hàng hóa trong Asean cho phù hợp với yêu cầu xây dựng AEC.

1.2 . Mục tiêu

- Tự do hóa thương mại hàng hóa nội khối bằng cách dỡ bỏ các rào cản thương mại và tiến hành các hoạt động hóa thương mại;

- Tăng cường liên kết giữa các quốc gia thành viên Asean, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế khác;

- Tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của khối kinh tế Asean;

- Thúc đẩy tiến trình xây dựng thành công AEC.

 1.3. Nội dung pháp lý

- Các vấn đề pháp lý về tự do hóa thương mại hàng hóa (dỡ bỏ các rào cản thương mại) gồm: tự do hóa thuế quan; các biện pháp phi thuế quan; quy tắc xuất xứ.

- Các vấn đề pháp lý về thuận lợi hóa thương mại hàng hóa (xây dựng và thực hiện các hoạt động,

biện pháp, chính sách và chương trình tạo ra môi trường thuận lợi, nhất quán, minh bạch) bao gồm:

thủ tục hải quan; Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp; Các biện pháp vệ sinh dịch tễ.

2.Tự do hóa thuế quan

Thuế quan là bất kỳ thuế nhập khẩu hoặc thuế hải quan nào và bất kỳ loại phí nào áp dụng đối với

việc nhập khẩu của một loại hàng hóa. Nhưng ko gồm: Phí tương đương với một khoản thuế nội địa

liên quan tới hàng hóa trong nước tương tự hoặc hàng hóa mà từ đó, hàng hóa nhập khẩu đã được sản
xuất hoặc chế tạo toàn bộ hoặc một bộ phận; Thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá giá; Lệ phí

hoặc bất kỳ phí nào phù hợp với chi phí của dịch vụ cung cấp.

Gồm 2 Hiệp định: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA 1992 (CEPT) và Hiệp định về thương mại hàng hóa Asean 2009 (ATIGA).

2.1 Cắt giảm thuế và xóa bỏ thuế quan theo CEPT

Danh mục cắt giảm thuế quan, gồm: Danh mục cắt giảm ngay (IL) là những hàng hóa được quốc gia

tv xếp vào IL; Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) là hàng hóa thời gian đầu tạm thời chưa đưa vào

giảm thuế quan; Danh mục nhạy cảm cao (SL) gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến; Danh mục
loại trừ hoàn toàn (GEL) gồm các hàng hóa loại trừ, ko bị cắt giảm thuế quan theo CEPT.

 Lộ trình cắt giảm thuế quan: gồm 2 kênh:

- Danh mục cắt giảm ngay:

+ Kênh giảm thuế thông thường (IL): đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại bằng hoặc dưới

20% thì giảm thuế quan xuống 0-5% trước 1/1/2000; Những mặt hàng có thuế suất hiện tại trên 20% được giảm xuống 20% trc 1/1/1998 và tiếp tục xuống 0-5% trc 1/1/2003.

+ Kênh giảm thuế nhanh: đv những mặt hàng có thuế suất hiện tại bằng hoặc dưới 20% thì giảm

xuống 0-5% trc 1/1/1998; Những mặt hàng thuế suất hiện tại trên 20% thì giảm xuống 0-5% trc 1/1/2000.

- Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): các mặt hàng trong TEL sẽ bắt đầu cắt giảm chậm hơn so với IL 3 năm.

- Danh mục các mặt hàng nhạy cảm (SL): SL được bắt đầu cắt giảm thuế quan từ ngày 1/1/2000 (trong 1 số trường hợp có thể muộn hơn nhưng ko muộn hơn 1/1/2003), với mức thuế suất cuối cùng là 0-5% trc ngày 1/1/2010;

- Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): ko cắt giảm thuế quan với GEL.

Nhóm các nước CLMV: thực hiện CEPT theo công thức –X.

2.2. Cắt giảm,xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch thuế quan theo ATIGA

Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan: theo quy định của ATIGA, các quốc gia tv sẽ xóa bỏ thuế quan đối

với
tất cả các sản phẩm ( trừ sp thuộc diện loại trừ trong danh mục H) trong quan hệ thương mại nội khối

vào năm 2010 đối với Asean 6 và vào năm 2015, với linh hoạt tới 2018 đối với CLMV. Ngoài ra, mỗi quốc gia tv cũng tự xây dựng lộ trình cắt giảm chi tiết của mình phù hợp với lộ trình chung.

Xóa bỏ hạn ngạch thuế quan: hạn ngạch thuế quan (TRQs) là mức hạn ngạch mà ở đó thuế quan có

sự thay đổi. Điều 20 ATIGA quy định: “ Thái Lan sẽ xóa bỏ trong 3 giai đoạn vào ngày 1/1/2008, 2009 và 2010. Việt Nam sẽ xóa bỏ trong 3 giai đoạn vào ngày 1/1/2013, 2014 và 2015.

3. Các biện pháp phi thuế quan (NTMs)

- Dỡ bỏ chung các hạn chế về số lượng: hạn chế về số lượng là các lệnh cấm hoặc hạn chế thương

mại với các quốc gia thành viên khác, có thể thông qua hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự, bao gồm các biện pháp và yêu cầu hành chính làm hạn chế thương mại.

- Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan khác: bao gồm rà soát các biện pháp phi thuế quan và xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đã được xác định (trừ những trường hợp ngoại lệ chung).

Quy tắc xuất xứ

Là tập hợp những quy định pháp luật và quyết định hành chính để xác định nước xuất xứ của hàng

hóa. Hàng hóa có xuất xứ Asean bao gồm 2 loại: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất

toàn bộ và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc ko được sx toàn bộ.


 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ: bao gồm, nhóm hàng hóa là động thực

vật sinh trưởng và được thu hoạch ở quốc gia thành viên; Nhóm hành hóa phi sinh vật được khai thác

ở quốc gia thành viên; Nhóm các sản phẩm được khai thác, chế biến hoặc đánh bắt từ các vùng biển

bằng tàu được đăng ký và treo cờ của quốc gia tv; Nhóm các sản phẩm chế tạo. Trong đó, 3 nhóm đầu là hàng hóa có tính chất xuất xứ thuần túy còn nhóm 4 là có tính chất sản xuất toàn bộ.

 Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc ko được sx toàn bộ: là sản phẩm được sản xuất toàn bộ

hoặc từ một phần vật liệu, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu hoặc ko rõ xuất xứ. Theo các quy định của

pháp luật Asean thì hàng hóa thuộc này được coi là có xuất xứ Asean khi đáp ứng được một trong 3

tiêu chuẩn sau:

 + Tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực (RVC): hàng hóa sản xuất tại quốc gia tv có RVC không dưới 40% thì được coi là có xuất xứ Asean.

 + Tiêu chuẩn chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC): hàng hóa được coi là có xuất xứ Asean nếu “tất cả

các nguyên vật liệu ko có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số của Hệ thống hài hòa”.

 Hệ thống hài hòa mô tả và mã số hàng hóa thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống

HS, là hệ thống tên gọi và mã số hàng hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế, dùng để phân loại hàng hóa.

Trong hệ thống mã số và mô tả hàng hóa thông thường, cấp độ 4 số là mã hiệu của nhóm hàng, 6 số

là mã hiệu của phân nhóm hàng 6 số, 8 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 8 số…

 Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp độ 4 số hay còn gọi là chuyển đổi nhóm đc thể hiện ở việc

1 thành phẩm được sx ra phải có mã số HS ở cấp 4 số khác với mã số HS (cũng ở cấp 4 số) của

nguyên liệu đầu vào dùng để sx ra sp đó.

 + Tiêu chuẩn cộng gộp: trong trường hợp nguyên vật liệu và các công đoạn sản xuất hàng hóa liên

quan đến nhiều quốc gia Asean thì xuất xứ Asean của hàng hóa có thể được xác định theo tiêu chuẩn cộng gộp như sau:


Hàng hóa có xuất xứ từ một quốc gia thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một

quốc gia thành viên khác để sx ra 1 sp được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của quốc gia tv sx ra sp đó.

 Nếu RVC của nguyên liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng giá trị Asean này sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng giá trị Asean này bằng hoặc lớn hơn 20%.

CÂU 6: Khu vực đầu tư Asean

1. Khái niệm

 Là khu vực đầu tư giữa các nước Asean, mà tại đó các quốc gia thành viên tiến hành các hoạt động

tự do hóa, bảo hộ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài khối, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển năng động của Asean

2. Lịch sử hình thành, nguyên tắc và cơ sở pháp lý

- 15/12/1987 những người phụ trách các vấn đề kinh tế của các nước Asean 6 đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

- Quá trình toàn cầu hóa phát triển, nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở thành mong muốn

chung của hầu hết các quốc gia. Tại hội nghị cấp cao Asean lần thứ năm cũng đã đưa ra chương trình

hành động Asean về hợp tác và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời đưa ra sáng kiến thành lập khu vực đầu tư Asean

- Ngày 7/10/1998 Hiệp định khung về khu vực đầu tư Asean đã đc ký kết, xác lập khung pháp lý cho sự ra đời của khu vực đầu tư Asean

Sự tăng trưởng của dòng đầu tư cùng với mục đích thành lập cộng đồng Asean năm 2003 đã cho thấy
sự không phù hợp của hai văn bản hiện hành và do đó cần có một văn bản mới thay thế. Hội nghị bộ

trưởng kinh tế lần thứ 39 đã thống nhất xây dựng một văn kiện mới trên cơ sở nguyên tắc:

+) Kế thừa và cải thiện các quy định của hai hiệp định hiện hành

+)Áp dụng nguyên tắc không hồi tố cho các cam kết trừ khi có bồi thường

+) Cân bằng các nội dung chính của khu vực đầu tư Asean: tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và bảo hộ đầu tư

+) Không ngừng tự do hóa đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư tự do

+) Đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư Asean và nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại Asean

+) Xem xét việc dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước thành viên mới gồm VN, Lào, Campuchia, Myanmar

+) Dành sự linh hoạt cho các nước thành viên trong các vấn đề nhạy cảm

+) Có sự đối xử nhượng bộ lẫn nhau giữa các nước thành viên

+) Tiếp tục duy trì quy tắc đối xử tối huệ quốc và dành sự đối xử đặc biệt cho các nước trong khối

+) Cho phép hiệp định đc mở rộng để có thể tự do hóa các lĩnh vực khác trong tương lai

 Năm 2009 Hiệp định đầu tư toàn diện Asean đã ra đời

CÂU 7: Tự do hóa đầu tư

- Tự do hóa tư là tiến hành mở cửa các lĩnh vực đàu tư, loại bỏ từng bước các biện pháp hạn chế đầu tư và áp dụng các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc đối với nhà đầu tư và khoản đầu tư nước ngoài

*) Mở của đầu tư trong khuôn khổ AIA

Theo khoản 3 điều 3 ACIA 2009 các quốc gia sẽ mở cửa và tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp; Nông nghiệp; Ngư nghiệp; Lâm nghiệp; Khai khoáng và khai thác đá; Các dịch vụ liên quan đi kèm của các lĩnh vực trên

Ngoài ra, còn có thể tự do hóa với bất kì lĩnh vực nào mà các nước thành viên nhất trì

ACIA cũng quy định các hoạt động đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định bao gồm:

- Các biện pháp về thuế

- Trợ cấp của chính phủ

- Mua sắm của chính phủ

- Cung cấp dịch vụ của cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan, tổ chức được nhà nước ủy quyền nhằm thực hiện các công việc của chính phủ

- Các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ đc điều chỉnh bởi AFAS

*) Xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư

Các biện pháp đầu tư bị cấm bao gồm:

- các biện pháp về yêu cầu trong đầu tư

- biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp

*) Áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc

- Nguyên tắc đối xử quốc gia yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn đối với nhà đầu tư của nước mình

- Nguyên tắc tối huệ quốc, nhà đầu tư của một nước thành viên khi đầu tư vào nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ phải được hưởng chế độ đãi ngộ về tiếp nhận, thanahf lập, nắm giữ…như nhà đầu tư của một nước bất kỳ đc hưởng

CÂU 8 Bảo hộ đầu tư

Bảo hộ đầu tư trong AIA đc quy định từ điều 11 đến điều 16 gồm các nội dung sau:

- Bồi thường trong trường hợp mất ổn định: thường là do chính trị hoặc vũ trang không ổn định

- Chuyển tiền. Các khoản tiền bao gồm:

+) Đóng góp tài chính, bao gồm cả đống góp lúc đầu

+) Lợi nhuận và các thu nhập khác phát sinh từ khoản đầu tư

+) Thu nhập từ việc bán hoặc thanh lý toàn bộ hoặc một phần của khoản đầu tư

+) Các khoản tiền nhà đầu tư đc trả theo hợp đồng, bao gồm theo cả thỏa thuận vay

+) Tiền đc bồi thường trong trường hợp có xung đột

+) Tiền đc tra phát sinh từ giải quyết tranh chấp

+) Tiền công và các thù lao khác của nhân viên đc tuyển dụng và làm việc về đầu tư trong lãnh thổ đó

- Tịch biên và bồi thường

- Thế quyền

- Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia thành viên

CÂU 9: Xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư

- xúc tiến đầu tư: bao gồm các hoạt động phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty xuyên

quốc gia; bổ sung công nghiệp và mạng lưới sản xuất; tổ chức đoàn khảo sát đầu tư; tập trung phát

triển tổ hợp khu vực và mạng lưới sản xuất; tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư, quy

định, chính sách đầu tư và trao đổi những vấn đề có liên quan khác

- thuận lợi hóa đầu tư: nhằm tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các hình thức đầu tư

CÂU 11: Các phương thức và chương trình thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng kinh tế Asean

Sáng kiến hội nhập Asean 11/2000 là cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác trong thu hẹp khoảng

cách phát triển bao gồm: ưu tiên nhưng lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ

thông tin và truyền thông, xây dựng năng lực cho hội nhập kinh tế khu vực, năng lượng, môi trường

đầu tư, du lịch, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống

Hợp tác về thu hẹp khoảng cách phát triển đc tiến hành thông qua các biện pháp cụ thể như:

- Tăng cường thực thi các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho cả khu vực kinh tế

nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân ở các quốc gia thành viên, đặc biệt là đối với các nước kém phát
triển và các nước tiểu khu vực khác nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các quốc gia trong quá trình tham gia sản xuất và mạng lưới phân phối của toàn khu vực

- Các nước Asean 6 tiếp tục có trách nhiệm hỗ trợ các chương trình hội nhập

- Sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế để thực hiện có hiệu quả chương trình IAI

- Xây dựng và tăng cường năng lực của các quan chức chính phủ để phát triển kinh tế và các chính

sách xã hội nhằm giảm thiểu những tác động của hội nhập kinh tế

- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu kinh tế- xã hội định kỳ để giám sát và đánh giá tác động của

hội nhập kinh tế

No comments:

Post a Comment