Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN - Bình luận hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN dưới các góc độ: Cơ sở pháp lí; Thực tiễn triển khai; Vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN. - 8,5 điểm.
Cùng với xu thế chung về hội nhập và phát triển hiện nay trên thế giới, ASEAN luôn có những giải pháp kịp thời khuyến khích các nước thành viên tạo thuận lợi tối đa cho thương mại hợp pháp thông quan tăng cường hợp tác hải quan. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu bao gồm hài hoà danh mục biểu thuế, thủ tục hải quan và đẩy nhanh quy trình thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, thực hiện mô hình xác định trị giá phù hợp với Hiệp định trị giá GATT/WTO, thực hiện kiểm tra sau thông quan, tự động hoá hải quan hướng tới mô hình hải quan điện tử, cải cách và hiện đại hoá hải quan.Hội nghị tổng cục trưởng Hải quan Asean lần thứ 23 tại Đà Lạt diễn ra từ ngày 02-06/06/2014,tại Hội nghị các quốc gia thành viên Asean đã tổng kết thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong Asean,theo đó hoạt động đã đạt được một số thành tựu và hạn chế sau:
1. Những thành tựu
Thứ nhất,trong giai đoạn 2010-2014, Hải quan Asean đã đạt được những bước tiến quan trọng với những kết quả cụ thể trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan Asean, hầu hết các kế hoạch phát triển Hải quan Asean đã được thực hiện và theo đánh gia streen 90% các hạng mục thuộc lĩnh vực Hải quan đã được hoàn thành, cùng với quá trình phát triển hội nhập năng động của khu vực, Hải quan Asean đã cho thấy những nỗ lực nhất quán và không ngừng trong công cuộc hiện đại hóa, tạo thuận lợi phát triển giao lưu thương mại đồng thời đảm bảo an ninh và bảo vệ cộng đồng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh toàn khối Asean.
Thứ hai, Hải quan Asean đã đạt được những thành tựu quan trọng hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng Kinh tế Asean như ký kết hiệp định hải quan Asean, bước đầu tạo dựng các khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện hệ thống quá cảnh Asean, thiết lập được cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại tất cả các nước Asean, xây dựng các khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cho việc hình thành cơ chế một cửa Asean…
Ngoài ra, Hải quan các nước Asean đang phấn đấu xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy với Doanh nghiệp để đôi bên cùng có lợi. Từ năm 1997, các Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Asean thường kéo dài việc tổ chức các cuộc đối thoai Hải quan - Doanh nghiệp thông qua đầu mối là các phòng Thương mại và công nghiệp các nước Asean.
Thứ ba, hiện nay, các nước thành viên của ASEAN đang nỗ lực áp dụng các kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại, đặc biệt là những chuẩn mực được nêu trong Công ước Kyoto sửa đổi. Mục tiêu của công việc này là giảm thời gian giải phóng hàng hoá xuống còn 1 đến 6 giờ tuỳ theo điều kiện của từng nước. Hiện nay, các nước thành viên của ASEAN đang nghiên cứu tham gia Công ước Kyoto sửa đổi. Những nỗ lực của Hải quan các nước ASEAN đã nhận được sự hỗ trợ của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và các tổ chức Hải quan quốc tế như Nhật Bản, Australia... thông qua những hoạt động trợ giúp kỹ thuật.
Thứ tư, với mục tiêu tạo thuận lợi cho hoạt động phân loại hàng hoá của các nước thành viên, Danh mục biểu thuế ASEAN (AHTN) đã được xây dựng và hoàn thành phục vụ cho mục tiêu cắt giảm thuế theo các cam kết chung của một khu vực tự do thương mại ASEAN. Bên cạnh đó, một phiên bản điện tử của AHTN cũng được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Xây dựng một mô hình xác định trị giá hải quan phù hợp với chuẩn mực thống nhất cũng là mục tiêu hàng đầu của ASEAN. Ngoài các hội thảo tuyên truyền và các chương trình đào tạo trong khu vực, Ban thư ký ASEAN còn xuất bản một tài liệu hướng dẫn xác định trị giá hải quan ASEAN.
Thứ năm, nhận định tầm quan trọng của công nghệ thông tin và viễn thông trong quản lý hải quan, liên tiếp trong các năm từ 2002 cho đến nay, Ban Thư ký ASEAN đã tổ chức nhiều hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan. Vào tháng 8/2002, Hội nghị lần thứ nhất với chủ đề Hải quan điện tử đã được tổ chức nhằm hướng các tổ chức Hải quan thành viên tới mô hình hải quan điện tử. Nhận thức được sự khác biệt về cơ sở công nghệ thông tin giữa các nước thành viên cũ và thành viên của ASEAN, Ban Thư ký ASEAN đã có nhiều hoạt động giúp các tổ chức Hải quan các nước thành viên mới của ASEAN nhanh chóng giảm bớt khoảng cách này. Trong đó, tiêu biểu là nghiên cứu khảo sát về ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình thủ tục hải quan tại Việt Nam, Lào và Campuchia do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ. Ngoài ra, các nước thành viên ASEAN đã ký kết Thoả thuận khung về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh. Thoả thuận này góp phần đáng kể vào việc đẩy nhanh thời gian xử lý hàng quá cảnh hiện đang trở nên phổ biến trong khu vực.
2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những thành tựu này, Hải quan Asean cũng nhận thấy những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động hợp tác hải quan Asean mà các nước trong khu vực cần khắc phục và thanh đổi.
Thứ nhất, cho đến nay Asean đã cơ bản giảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và vào năm 2015 với 4 nước thành viên mới, hình thành nên một thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng hóa. Để hỗ trợ tự do hóa thướng mại,Asean đanng nỗ lực đưa vào hoạt động Cơ chế hải quan một cửa Asean (Asean Single Window-ASW) và các quy định về áp dụng chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có nguồn gốc từ Asean để đủ điều kiện hưởng các ưu đãi về thuế quan, trong đó Asean đang nghiên cứu tới việc cho phép chứng nhận xuất xứ… Tuy nhiên việc cắt giảm thuế còn ít và việc cắt giảm thuế cũng không tạo ra được khu vực thương mại tự do.
Thứ hai, quá trình hiện đại hóa thử tục hải quan ở các nước còn chưa có sự thống nhất,đồng bộ khiến cho giao lưu thương mại đôi lúc còn gặp khó khăn. Bởi vì các nước Asean có nền tảng chính trị,,văn hóa,xã hội có xuất phát điểm khác nhau cho nên trình độ phát triển kinh tế vẫn chênh lệch nhau rất nhiều.
Thứ ba, thực tế các quy định về tính giá hải quan còn chồng chéo lên lên nhau, thậm chí lên cả những cam kết nội khố không chỉ gây khó khăn kiểm soát hệ thống quy định mà còn nảy sinh những khó khăn về mặt kỹ thuật.
Vì vậy để giảm bớt những bất cập đang tồn tại trong quá trình hợp tác hải quan, đề ra giải pháp phù hợp, Asean đã thảo luận vào thông qua tầm nhìm hải quan Asean 2015. Tầm nhìn Hải quan Asean năm 2015 bao gồm các mục tiêu mà các nước thành viên phải hướng tới và đó cũng được xem là giải pháp cho việc khắc phục những khó khăn thực tế trong triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong Asean:
- Nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng doanh nghiệp;
- Minh bạch hóa thông tin và các quy định của pháp luật hải quan;
- Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa thủ tục hải quan ở các nước,nâng cao tish trách nhiệm của doanh nghiệp;
- Phát triển nguồn lực và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan;
- Thống nhất áp dụng các quy tắc phân loại hàng hóa vì mục tiêu thu thuế theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;
- Thống nhất thực hiện các phương pháp xác định giá trị Hải quan theo các cam kết và quy định quốc tế;
- Áp dụng thống nhất các quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các quy tắc và thông lệ đã được xây dựng đê tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại;
3.Thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong Asean của hải quan Việt Nam
Đến năm 2010, Hải quan Việt Nam sẽ phát triển ngang tầm Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN-Đó là mục tiêu tổng quát của ngành Hải quan mà Hải quan Việt Nam đang nỗ lực triển khai thực hiện bằng các bước đi cụ thể. Nhìn lại quá trình tham gia hợp tác Hải quan ASEAN, Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác, tham gia xây dựng chương trình hợp tác Hải quan ASEAN giai đoạn 1999-2004 (PIWP).
Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7-1995), bên cạnh các hoạt động chính trị, ngoại giao, kinh tế của quốc gia, Hải quan Việt Nam nhanh chóng tham gia hội nhập trên lĩnh vực hải quan. Chỉ sau đó 4 tháng, Hải quan Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN tại Hà Nội. Hội nghị đã được tổ chức thành công tốt đẹp, mang đến cho Hải quan các nước ASEAN cam kết tích cực và nỗ lực hội nhập của Hải quan Việt Nam. Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN.
Để thực hiện viễn cảnh Hải quan ASEAN tới năm 2020, Hải quan các nước ASEAN đã thống nhất cam kết thực hiện các vấn đề về: Đơn giản và hài hòa trị giá Hải quan, danh mục biểu thuế và thủ tục hải quan; đảm bảo áp dụng nhất quán, rõ ràng và công bằng các luật, quy định, thủ tục hải quan và các hướng dẫn hành chính khác tại mỗi nước thành viên ASEAN; đảm bảo quản lý có hiệu quả và thông quan nhanh chóng hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư nội khối; khai thác các thỏa thuận hợp tác nội khối ASEAN phù hợp khác trong lĩnh vực Hải quan, đặc biệt trong việc ngăn chặn và trấn áp mọi hình thức buôn lậu và gian lận Hải quan khác.
Chính những cam kết đó đã khiến Hải quan Việt Nam cần phải đổi mới, cải cách công tác hải quan trong nước để phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn Hải quan trong khu vực ASEAN. Những năm gần đây, Hải quan Việt Nam đã từng bước đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ, thủ tục hải quan cho phù hợp với thông lệ của khu vực và quốc tế. Nhiều cam kết trong lĩnh vực hải quan đã được cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách pháp luật như đổi mới quy trình thủ tục, đơn giản công khai hóa hồ sơ giấy tờ, ứng dụng CNTT vào nghiệp vụ hải quan... Luật Hải quan thực hiện từ 1-1-2002 đã đánh dấu sự chuyển biến trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và trong khuôn khổ ASEAN nói riêng. Hàng loạt nội dung về cải cách quy trình thủ tục theo phương pháp quản lý rủi ro như phân loại hàng hóa XNK để áp dụng 3 hình thức kiểm tra, kiểm tra sau thông quan, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thông quan điện tử... đã được quy định trong Luật Hải quan. Một trong những vấn đề được đẩy mạnh thực hiện trong năm 2003 là hài hòa Danh mục biểu thuế ASEAN. Việt Nam đã cam kết thực hiện Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) từ 1-7-2003. Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan trong Bộ Tài chính tham mưu cho Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, trong đó hoàn toàn tuân thủ AHTN. Hiện nay, Hải quan Việt Nam cũng đã đưa vào thực hiện xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, một trong những nội dung cam kết trong hội nhập Hải quan ASEAN. Hải quan Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các quy định về ưu đãi thuế quan theo Chương trình CEPT/AFTA cũng như tạo thuận lợi cho hàng hóa có xuất xứ ASEAN.Điều phối viên về trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên mới.
Có thể khẳng định rằng, Hải quan Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, tiến dần đến thông lệ của Hải quan quốc tế, trong đó những cam kết trong Hải quan ASEAN. Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam còn đóng vai trò điều phối viên lĩnh vực trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên mới gồm Hải quan Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên mới với các nước thành viên cũ của ASEAN. Thực hiện vai trò này, Hải quan Việt Nam đã tích cực, chủ động phối hợp với Ban thư ký ASEAN và Hải quan các nước đề xuất và thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật. Về đào tạo, Hải quan Việt Nam đã phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước thành viên xây dựng và thực hiện một số hoạt động trợ giúp như các chương trình hội thảo, đào tạo dành cho Hải quan CLMV. Bao gồm: các khóa đào tạo và hội thảo dành riêng cho các cán bộ cao cấp của Hải quan Lào; các chương trình đào tạo về trị giá hải quan do chuyên gia New Zealand giới thiệu dành cho Hải quan CLMV; khóa hội thảo trị giá hải quan WTO do chuyên gia WCO giới thiệu tháng 3-2000. Hiện nay Hải quan Việt Nam đã có hai đề xuất về đào tạo Công ước Kyoto sửa đổi đã được tổ chức 12-2003; hội thảo về quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan sẽ được Hải quan Trung Quốc tài trợ vào 7-2004.
Về trợ giúp kỹ thuật, Hải quan Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng 5 đề án trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực hải quan gồm: tự động hóa thủ tục hải quan; nâng cao hiệu quả và hiệu lực thông quan; tạo thuận lợi cho Chương trình cải cách và hiện đại hóa hải quan; trị giá hải quan và kiểm tra sau thông quan; tăng cường tính minh bạch và cơ chế.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteHệ thanh giằng lắp dựng theo phương thắng đứng theo phương cây chống ringlock.
ReplyDeleteHệ giàn giáo ringlock được cấu tạo như sau: Hệ giáo ringlock là tổ hợp các bộ phận lại với nhau để tạo ra hệ chống đỡ bê tông, dầm sàn, vách một cách tối ưu và an toàn nhất.
– Cây chống đứng ringlock được làm từ thép ống D49 hoặc D60 có độ dày 2ly hoặc 2.5mm có các khẩu độ chiều cao như sau:
+ Chống ringlock D49x2 – Cao 3m, có đầu nối, 3 cụm đĩa hoặc 6 cụm dĩa
+ Chống ringlock D49x2 – Cao 2.5m, có đầu nối, 3 cụm đĩa hoặc 5 cụm dĩa
+ Chống ringlock D49x2 – Cao 2.0m, có đầu nối 2 cụm đĩa hoặc 4 cụm dĩa
+ Chống ringlock D49x2 – Cao 1.5m, có đầu nối 2 cụm đĩa
+ Chống ringlock D49x2 – Cao 1.0m, có đầu nối 1 cụm đĩa hoặc 2 cụm dĩa