14/11/2014
Bình luận cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người - Bài tập nhóm 9 điểm - môn Pháp luật cộng đồng ASEAN
LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia đặc biệt là tội phạm buôn bán người xuyên quốc gia là mối quan ngại của cả cộng đồng thế giới. Nạn buôn người thật sự đã trở thành vấn nạn toàn cầu, đe dọa không chỉ trong từng quốc gia mà còn cả toàn bộ thế giới. Thực tế nạn buôn người ảnh hưởng rất lớn, không một quốc gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được, mà cần có sự phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì vậy các quốc gia nói chung ,các quốc gia thành viên ASEAN nói riêng cần hợp tác với nhau nhằm ngăn chặn tình trạng buôn người đang ngày càng phát triển trên khắp thế giới.

Đó cũng là lý do nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Bình luận cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người”.

Bài làm của của chúng em còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý để bài của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGƯỜI 

Theo Nghị định thư về phòng, chống và trừng trị tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo), "buôn bán người" nghĩa là việc tuyển, vận chuyển, chuyển nhượng, chứa chấp hoặc tiếp nhận người, bằng biện pháp đe doạ hoặc sử dụng vũ lực hay các hình thức khác như ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự yếu thế, hoặc việc đưa hoặc nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng thuận của một người có quyền kiểm soát một người khác, vì mục đích bóc lột. Sự bóc lột bao gồm ở mức tối thiểu bóc lột mại dâm hoặc các dạng bóc lột tình dục khác, lao động cưỡng bức hoặc đầy tớ, nô lệ hoặc các hoạt động tương tự như nô lệ, khổ sai, cắt bỏ các bộ phận cơ thể.

Châu Á – Thái Bình Dương được xem là khu vực có tỉ lệ buôn bán người cao nhất trên thế giới. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính có khoảng 20,9 triệu người trên toàn cầu đang làm việc trong các điều kiện bị cưỡng bức lao động. Người ta ước tính một nửa con số này là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Mánh lới của bọn buôn người là đi “săn mồi” ở những vùng nghèo nhất. Chúng thường nhắm vào những cô gái trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn như cha mẹ ốm đau, nợ nần.... Nhưng nạn nhân chỉ có thể thấy kết cục với công việc ô nhục ở các quán bar mại dâm trong nước hay ở nước ngoài, tại những cánh đồng vất vả của Syria và Nhật Bản...

Buôn người không chỉ giới hạn ở buôn bán phụ nữ và trẻ em. Khắp châu Á tệ buôn bán lao động đang là một ngành kinh doanh lớn. Nhiều nam thanh niên khắp khu vực cũng bị quyến rũ ra khỏi nhà với lời hứa việc làm tốt, nhưng thực ra là bị bán làm các công việc như nô lệ ở đồn điền, nhà máy và ngành cá khét tiếng tại Thái Lan. Những lao động như vậy đối mặt với nguy cơ bị uống thuốc ngủ và buộc phải làm việc cật lực ngày đêm với tiền công hầu như không có. Một số còn bị giết khi quá kiệt sức. Liên Hợp Quốc ước tính, tại mỗi thời điểm có khoảng 2,5 triệu nạn nhân bị buôn bán trên toàn thế giới, đa phần đến từ Châu Á - Thái Bình Dương. Các số liệu có sẵn cho thấy 1/3 nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em trên thế giới diễn ra ở Đông Nam Á là nơi ước tính có khoảng 230.000 nạn nhân.

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa buôn bán tình dục và bạo lực trong gia đình trước khi bị buôn bán và bạo lực có tính giới có liên quan đến buôn bán người. Một cơ quan nổi tiếng nghiên cứu về những chấn thương của nạn nhân đã xác định rằng bạo lực tình dục và gia đình là yếu tố "đẩy" cơ bản khiến phụ nữ dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người. Hầu như 70% nạn nhân nữ trưởng thành đang sử dụng các dịch vụ tại một chương trình hỗ trợ ở Luân đôn đã thuật lại việc từng chịu cảnh bạo lực trước khi bị bóc lột ở nước đến. Một nghiên cứu như vậy hình như không có ở Đông Nam Á. 

Các nạn nhân nữ của tình trạng lao động cưỡng bức hoặc lao động gán nợ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái thực hiện công việc giúp việc gia đình, cũng thường bị bóc lột về tình dục.

Phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán vào ngành công nghiệp tình dục ở Đông Nam Á có nguy cơ bị các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STIs), bao gồm HIV cao hơn các nhóm lao động tình dục nữ khác.
Nhiều người bị buôn bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái có thể không nhận thức được việc họ là nạn nhân của bọn tội phạm hoặc không sẵn sàng thông báo các tội phạm cho những cơ quan chức năng mà họ không biết và không tin tưởng.

Nhiều nạn nhân của nạn buôn bán người đã trở về nước lại di cư tiếp để làm việc và kiếm thu nhập tốt hơn ở nước ngoài. Trong một số nghiên cứu khác nhau, hơn 70% nạn nhân buôn bán người sau khi trở về nước (các nạn nhân người Mi-an-ma, Phi-lip-pin)  đã quyết định di cư tiếp, thậm chí sau khi đã được hưởng các chương trình tái hoà nhập về quê cơ bản. Nhiều người trong số họ muốn tái di cư cảm thấy rằng trong chuyến đi tiếp theo họ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đề phòng các mối nguy hiểm và về mặt nào đó có thể bảo vệ mình tốt hơn và tìm được việc làm.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI BUÔN BÁN NGƯỜI

ASEAN là một trong những khu vực xảy ra vấn nạn buôn bán người nhức nhối nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Chính phủ các nước ASEAN đã có những nỗ lực to lớn trong việc hoàn thiện pháp luật quốc gia đồng thời xây dựng một khuôn khổ pháp lý chung trong khu vực để đấu tranh phòng chống tội phạm buôn người, đó là: Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự 2004; Tuyên bố ASEAN về phòng chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Tuyên bố ASEAN về lao động di trú.

Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự được các Nhà nước liên quan ủy quyển đầy đủ đã ký Hiệp định này tại Kuala Lumpur vào ngày 29 tháng 11 năm 2004. Các quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định này và phù hợp với pháp luật của quốc gia mình, phải dành cho nhau các biện pháp tương trợ tư pháp rộng rãi nhất có thể trong việc điều tra, truy tố và thủ tục tố tụng tiếp theo. (Khoản 2, Điều 1 của Hiệp định).

Tuyên bố ASEAN về chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đã được ký vào tháng 11 năm 2004. Trong Tuyên bố này, các chính phủ ASEAN đã cam kết thiết lập một mạng lưới đầu mối trong khu vực để ngăn chặn và chống việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong khu vực ASEAN.

Tất cả các nước Đông và Đông Nam Á cũng là những thành viên tích cực của Tiến trình khu vực cấp Bộ trưởng về chống di cư bất hợp pháp, buôn bán người và các tội phạm xuyên quốc gia có liên quan (Tuyên bố Ba-li) do chính phủ Â-xtrây-li-a và Inđô-nê-xi-a khởi xướng năm 2002, hai chính phủ này đồng thời cũng là đồng chủ tịch của tiến trình. Tuyên bố Ba-li cam kết các nước ASEAN sẽ giải quyết nạn buôn bán người bằng cách củng cố năng lực khu vực để đối phó với các tội phạm và hỗ trợ sự hợp tác trong khu vực và hợp tác liên ngành.

Sáng kiến phối hợp cấp Bộ trưởng khu vực sông Mê kông chống nạn buôn bán người (COMMIT) là một sáng kiến tiểu vùng giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê kông mở rộng. Được thành lập năm 2004, các nước đối tác COMMIT đã nhất trí về một khuôn khổ chính sách và kế hoạch hành động để thúc đẩy việc đối phó với nạn buôn bán người ở cấp quốc gia và tiểu vùng.

Vào tháng 5 năm 2003, các chính phủ Thái Lan và Căm-pu-chia đã ký Bản Ghi nhớ về việc "Hợp tác song phương xoá bỏ nạn buôn bán người ở phụ nữ và trẻ em và giúp đỡ các nạn nhân của việc buôn bán người". Tương tự, các bản ghi nhớ đã được ký giữa Thái Lan và Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam, Thái Lan và Việt Nam. Các cuộc thảo luận đang được tiến hành giữa Thái Lan và Mi-an-ma, Mi-an-ma và Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc, In-đônê-xi-a và Mal-lai-si-a để thúc đẩy hợp tác song phương.

ASEAN là một trong những khu vực có tỉ lệ người lao động di trú cao nhất trên thế giới. Ở đây có cả những nước xuất khẩu, nước nhận lao động và những nước vừa xuất khẩu vừa nhận lao động. Đây chính là điểm cần lưu ý của ASEAN bởi lao động di trú rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán người. Những văn kiện quan trọng của ASEAN về người lao động di trú phải kể đến Tuyên bố của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú; Dự thảo Văn kiện khung của ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú. Đây là hai văn kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới của cộng đồng ASEAN trong việc nhận thức tầm quan trọng của người lao động di trú cũng như việc bảo về các quyền của họ.  ASEAN tăng cương nỗ lực nhằm bảo vệ các quyền con người cơ bản, thúc đẩy hạnh phúc và bảo vệ nhân phẩm của lao động di trú, hỗ trợ người lao động di trú là nạn nhân của tệ nạn xã hội; xây dựng các quy tắc pháp lý kiểm soát chặt chẽ việc tuyển dụng lao động để xóa bỏ những hành vi lừa đảo tuyển dụng; Thực hiện các biện pháp cụ thể để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng đưa lậu và buôn bán người, trong đó bao gồm việc đưa ra các chế tài nghiêm khắc cho những kẻ thực hiện các hành vi như vậy.

Ngoài ra, Theo Nghị định thư Palermo và Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hợp tác để ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức; ngăn chặn và chống việc buôn bán người, đặc biệt chú tới phụ nữ và trẻ em; để bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân của việc buôn bán người, với sự tôn trọng đầy đủ các quyền con người của họ thông qua Nghị định thư và Công ước. Hiện tại, 7 quốc gia thành viên ASEAN đã phê chuẩn, gia nhập hoặc ký Nghị định thư Palermo. 9 nước đã phê chuẩn, gia nhập hoặc ký Công ước của Liên Hợp Quốc chống tội phạm xuyên quốc gia. Tất cả chính phủ các nước ASEAN đã phê chuẩn Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW). CEDAW đề nghị các quốc gia thành viên đảm bảo những quyền con người cơ bản của tất cả phụ nữ trong lãnh thổ của mình (Điều 3) và kêu gọi các chính phủ thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp, bao gồm cả việc thiết lập các quy định pháp luật, để xoá bỏ tất cả các hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ (Điều 6).

III. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGƯỜI

Cam kết của ASEAN để chống lại nạn buôn bán người trong khu vực đã được khẳng định bằng việc thông qua “ Tuyên bố ASEAN chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Viêng Chăn, 29 tháng 11 năm 2004”. Trong phạm vi cho phép của luật pháp quốc gia của mình và các chính sách, thực hiện các nỗ lực phối hợp để có hiệu quả giải quyết một vấn đề đang nổi lên trong khu vực, cụ thể là buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, thông qua các biện pháp sau đây:
1.Thiết lập một mạng lưới đầu mối khu vực để ngăn chặn và đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong khu vực ASEAN.
2. Áp dụng các biện pháp để bảo vệ sự toàn vẹn của hộ chiếu của mình, giấy tờ đi lại chính thức, nhận dạng và giấy tờ đi lại chính thức khác.
3. Thực hiện thường xuyên trao đổi quan điểm, chia sẻ trên các dòng di cư có liên quan, các xu hướng và mô hình, tăng cường kiểm soát biên giới và giám sát thông tin cơ chế, và việc ban hành văn bản pháp luật được áp dụng và cần thiết;
4. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhập cư và các luật khác thực thi tương ứng của các nước;
5.Để phân biệt nạn nhân của nạn buôn người từ các thủ phạm, và xác định nước xuất xứ và quốc tịch của các nạn nhân như vậy và sau đó đảm bảo rằng nạn nhân như được đối xử nhân đạo và cung cấp thiết yếu như y tế và các hình thức hỗ trợ thấy là phù hợp tiếp nhận tương ứng nhận quốc gia, bao gồm cả hồi hương nhắc đến đất nước của họ có nguồn gốc;
6. Thực hiện các hành động tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm; nhân quyền;
7. Thực hiện các hành động cưỡng chế / giải pháp chống lại cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào buôn bán người và sẽ cung cấp một sự hỗ trợ rộng nhất có thể để trừng phạt các hoạt động đó;
8. Thực hiện các biện pháp tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để ngăn chặn tội phạm buôn bán người.

Theo Báo cáo TIP - từng nước ASEAN (trừ Thái Lan) năm 2013 đã chỉ rõ những kết quả đã đạt được và chưa đạt được của các nước Asean.

Việt Nam: Trong năm 2012, chính phủ sử dụng pháp luật hiện hành để truy tố hình sự một số hành vi phạm tội buôn bán lao động. Chính phủ đã bắt đầu gửi Bộ Công an (MPS) các quan chức đang công tác ngắn hạn sang Campuchia, Trung Quốc và Lào để dẫn dắt các nỗ lực hợp tác của Việt Nam trong việc điều tra buôn bán phần. Chính phủ Việt Nam thực hiện một số tiến bộ trong nỗ lực của mình để bảo vệ nạn nhân, chủ yếu là những người bị buôn bán tình dục xuyên quốc gia. Trong thời gian này, bộ đội biên phòng phối hợp với các cơ quan chính phủ khác để giải cứu và tiếp nhận 201 nạn nhân bị buôn bán, 119 đã được xác định và hồi hương của các chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức NGO và 38 tự xác định. Chính phủ Việt Nam thực hiện một số tiến bộ trong nỗ lực của mình để bảo vệ nạn nhân, chủ yếu là những người bị buôn bán tình dục xuyên quốc gia, nhưng nó đã không làm cho những nỗ lực để xác định nạn nhân đầy đủ trong các nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ nạn nhân của nạn buôn bán lao động, buôn bán xảy ra hoàn toàn trong nước. Hai nghị định dự thảo hướng dẫn thực hiện của buôn bán người liên quan đến pháp luật bảo vệ nạn nhân đã được hoàn thành và phát hành trong năm báo cáo: Nghị định số 62/2012 / NĐ-CP về các căn cứ để xác định nạn nhân và bảo vệ nạn nhân và thân nhân của họ và Nghị định số 09/2013 / NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của nạn buôn người pháp luật liên quan đến các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ chế, thủ tục, và thủ tục tố tụng. 

Chính phủ Thái Lan không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xóa bỏ nạn buôn. Chính phủ đã không được hiển thị đầy đủ bằng chứng về sự gia tăng nỗ lực để giải quyết nạn buôn người so với năm trước; do đó, Thái Lan được xếp vào Loại 2 cần theo dõi trong một năm thứ tư liên tiếp. Thái Lan đã được cấp một sự từ bỏ từ một hạ cấp nếu không phải Tier 3 vì chính phủ có kế hoạch bằng văn bản, nếu được thực hiện, sẽ tạo nên những nỗ lực đáng kể để đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xoá bỏ nạn buôn người và được dành đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch đó. Chính phủ giải ngân tương đương với khoảng 3.700.000 $ cho những nỗ lực chống nạn buôn người trong năm 2012 và báo cáo điều tra 305 vụ buôn bán, so với 83 trong năm 2011, nhưng được khởi tố vụ án chỉ có 27 trường hợp trong năm và thu được chỉ có 10 tiền án. Để khuyến khích các nạn nhân để làm chứng, Chính phủ đã ban hành giấy phép lao động tạm thời hơn cho các nạn nhân đã tham gia vào truy tố. Chính phủ đăng ký hơn 800.000 người di cư không có giấy tờ trong quá trình của năm, nhưng nó không thể điều chỉnh đầy đủ các nhà môi giới, giảm chi phí cao liên quan đến đăng ký, hoặc cho phép người di cư đã đăng ký sử dụng lao động để thay đổi. Phổ biến tham nhũng liên quan đến buôn và phối hợp liên ngành yếu tiếp tục cản trở bước tiến trong cuộc chiến chống buôn bán người.

Chính phủ Campuchia không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xóa bỏ nạn buôn;Chính phủ đã không có những nỗ lực để giải quyết tham nhũng liên quan đến buôn trong năm, và đồng lõa của các quan chức chính phủ đóng góp vào một môi trường không bị trừng phạt cho người phạm tội buôn bán và từ chối công lý cho các nạn nhân. Chính phủ xây dựng quy trình vận hành để hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán nam giới nhưng không cung cấp bảo vệđầy đủ cho các nạn nhân như vậy trong năm.Chính phủ tiếp tục thiếu các thủ tục có hệ thống cho các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài để hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán.

Chính phủ Brunay: tiếp tục tiến bộ thực thi pháp luật chống buôn người của mình, chính phủ thu được đầu tiên bị kết án buôn bán thành công của mình, và bắt đầu ba truy tố. . Chính phủ mở rộng đơn vị lực lượng cảnh sát chống buôn người của nó, hình thành một ủy ban đặc biệt liên ngành mà đã gặp nhau để phối hợp nỗ lực của mình. Chính phủ đã nỗ lực sơ bộ để thực hiện các thủ tục chủ động để xác định hệ thống các nạn nhân của nạn buôn bán giữa các nhóm dễ bị tổn thương,

Myanma: Trong tháng 12 năm 2012, chính phủ giảm phí đối với một ấu dâm Úc bị kết án và thả ông ra khỏi nhà tù mà không điều tra tuyên bố rằng luật sư của ông mua chuộc gia đình nạn nhân để thay đổi lời khai của cô. Một số ấu dâm bị kết án là một trong số 412 tên tội phạm ân xá trong tháng 2 năm 2013 như một phần của nghi lễ đám tang cho cựu vương của Campuchia. Chính phủ Miến Điện không thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xóa bỏ nạn buôn. Những nỗ lực bảo vệ nạn nhân của chính phủ vẫn chưa đầy đủ. Việc thiếu các dịch vụ chuyên ngành và những nỗ lực phục hồi chức năng, cũng như sự phối hợp ở cấp địa phương yếu giữa cảnh sát và các quan chức phúc lợi xã hội, làm suy yếu khả năng của mình để truy tố thành công và trừng phạt tội phạm buôn bán người. Lao động cưỡng bức dân thường và việc tuyển dụng binh lính trẻ em của cả hai quan chức quân sự và các tổ chức tư nhân vẫn còn vấn đề nghiêm trọng. Khí hậu không bị trừng phạt và đàn áp được tạo ra dưới chính quyền trước và thiếu trách nhiệm giải trình kéo dài trong hàng ngũ quân đội để cưỡng bức lao động và tuyển dụng binh lính trẻ em tiếp tục đại diện cho yếu tố nguyên nhân chính cho vấn đề buôn bán lớn của Miến Điện; do đó, Miến Điện được xếp vào Loại 2 cần theo dõi trong một năm thứ hai liên tiếp.

Indonesia: Cảnh sát quốc gia hoạt động khoảng 306 phụ nữ và các đơn vị dịch vụ trẻ em ở đồn cảnh sát trên khắp đất nước, trong đó cung cấp bảo vệ khẩn cấp và dịch vụ y tế cho các nạn nhân của bạo lực, bao gồm cả nạn nhân của buôn bán người. Các lực lượng đặc nhiệm ở tỉnh-một khu vực quá cảnh lớn Riau Islands cho buôn bán nạn nhân từ khắp các quốc gia không đáp ứng trong năm 2012 Bộ trưởng Bộ Điều phối phúc lợi xã hội trên danh nghĩa chủ trì quốc gia lực lượng đặc nhiệm chống buôn bán người của chính phủ, và Bộ Trao quyền và trẻ em Bảo vệ phụ nữ (MWECP) cung cấp hướng tích cực

Lào: khả năng của chính phủ để cung cấp dịch vụ y tế và tâm lý cho các nạn nhân tăng lên cùng với việc ký kết trong năm của một thỏa thuận hợp tác giữa một tổ chức NGO và một bệnh viện nhà nước tại Viêng Chăn. Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch tổ chức các chuyên gia để cung cấp các buổi nâng cao nhận thức về phòng chống buôn bán trẻ em cho các quan chức chính phủ và các chuyên gia du lịch. Trong tháng 3 năm 2012, trong một nỗ lực để giảm ảnh hưởng của người di cư để buôn bán, chính phủ đã hợp tác với một tổ chức quốc tế để mở hai trung tâm tài nguyên di cư và đào tạo 400 cán bộ chính quyền về các vấn đề di cư an toàn. Chính phủ phối hợp với một tổ chức quốc tế để tổ chức hội thảo trong một khu vực du lịch trên các vấn đề của du lịch tình dục trẻ em và làm thế nào để chống lại nó. Chính phủ Campuchia không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xóa bỏ nạn buôn;Chính phủ đã không có những nỗ lực để giải quyết tham nhũng liên quan đến buôn trong năm, và đồng lõa của các quan chức chính phủ đóng góp vào một môi trường không bị trừng phạt cho người phạm tội buôn bán và từ chối công lý cho các nạn nhân. Chính phủ xây dựng quy trình vận hành để hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán nam giớinhưng không cung cấp bảo vệ đầy đủ cho các nạn nhân như vậy trong năm.Chính phủ tiếp tục thiếu các thủ tục có hệ thống cho các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài để hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán.

Malaysia: Chính phủ đã có những cải thiện rõ rệt như sửa đổi pháp luật của nó để cho phép các nạn nhân cư trú tại nơi tạm trú chức phi chính phủ. . Trong tháng 11 năm 2010, Chính phủ ban hành sửa đổi các luật mở rộng định nghĩa về buôn bán bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc có được hoặc duy trì lao động hoặc dịch vụ của một người thông qua cưỡng chế. Chính phủ Malaysia không cho thấy bằng chứng về tổng thể gia tăng nỗ lực để giải quyết nạn buôn người so với năm trước; do đó, Malaysia được xếp vào Loại 2 cần theo dõi trong một năm thứ tư liên tiếp. Malaysia đã được cấp một sự từ bỏ từ một hạ cấp nếu không phải Tier 3 vì chính phủ nước này có kế hoạch bằng văn bản, nếu được thực hiện, sẽ tạo nên những nỗ lực đáng kể để đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xoá bỏ nạn buôn người và được dành đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch đó. Chính phủ đã không có tiến bộ rõ rệt trong việc bảo vệ nạn nhân bị buôn bán trong kỳ báo cáo; cải thiện vừa phải thực hiện trong các năm trước chưa được tương đương trong năm nay và tổng thể những nỗ lực bảo vệ nạn nhân vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các nạn nhân. Nạn nhân được xác định bởi nhà chức trách Malaysia đang xét xử theo lệnh bảo vệ chính thức kích hoạt giam buộc của họ tại các cơ sở của chính phủ, nơi họ phải duy trì trong khoảng thời gian quy định của tòa án. Hầu hết các nạn nhân báo cáo ở trong các cơ sở này cho 3-6 tháng, và một số đã bị bắt giữ trong hơn một năm…

IV. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGƯỜI.

Từ sau năm 2000 đến nay, hoạt động phòng chống tội phạm của ASEAN bắt đầu được triển khai đối với một số tội phạm cụ thể. Năm 2004, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trong đó, thỏa thuận thiết lập một mạng lưới khu vực nhằm ngăn ngừa và chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; thực hiện việc trao đổi định kỳ các thông tin về nhập cư; đẩy mạnh cơ chế kiểm tra, kiểm soát biên giới và ban hành các văn bản pháp luật cần thiết và thích hợp; tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhập cư và cơ quan thực thi pháp luật và tăng cường hợp tác ở cấp độ khu vực và quốc tế nhằm ngăn chặn và chống lại hành vi buôn bán người. Tuyên bố cũng khẳng định cam kết của ASEAN sẽ thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ phẩm giá và các quyền con người của nạn nhân, cung cấp những trợ giúp thiết yếu về y tế, các biện pháp hỗ trợ thích hợp khác, bao gồm cả việc hồi hương nạn nhân, đồng thời tiến hành các hành động/biện pháp để chống lại các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động buôn bán người và sẽ thực hiện những hành động tương trợ rộng rãi nhất có thể nhằm trừng trị những hành vi như vậy.

Bên cạnh đó, mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng trên thực tế ở khu vực ASEAN, tính khả thi của cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người còn chưa cao, nhiều người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vẫn tiếp tục là nạn nhân của các vụ buôn bán người...Nhiều quốc gia trong khu vực đã trở thành điểm nóng của loai tội phạm này như Thái Lan, Việt Nam, Philippines. Thái Lan là nơi trung chuyển người bất hợp pháp sang những đất nước giàu có hơn trong khu vực, trong đó có Nhật Bản và Australia, đồng thời cũng là điểm đến của các nạn nhân từ những quốc gia Đông Nam Á nghèo hơn trong khi Philippines vừa là nơi cung cấp vừa là điểm đến của các phụ nữ Trung Quốc hay thậm chí là cả Brazil, tương tự, Việt Nam trong nhiều năm qua đã trở thành nguồn cung của loại tội phạm này.

Buôn bán người không còn là hiện tượng mới mà nó chỉ mới và nghiêm trọng hơn bởi những thủ đoạn của tôi phạm và mục đích phạm tội tàn ác, vô nhân đạo để lại hậu quả xấu cho xã hội và cho những nạn nhân khiến cho cả quốc gia và cộng đồng quốc tế phải quyết tâm trưng trị và ngăn chặn tệ nạn này. Phòng ngừa việc buôn bán người là nguyên tắc đầu tiên trong công tác phòng chống tội phạm buôn bán người của quốc tếcũng như ASEAN. Tuy nhiên hoạt động của bọn tội phạm ngày càng phát triển, chúng luôn thay đổi phương thức hoạt động, thay đổi địa bàn và thủ đoạn phạm tội. Do còn hạn chế về nhiều mặt như yếu tố con người, chính sách kinh tế, công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật trong nhân dân…khiến cho bọn tội phạm lợi dụng kẽ hở và điều kiện phạm tội. Để chủ động phòng ngừa có hiệu quả với loại tội phạm này chúng ta cần:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về nạn buôn người và cách phòng ngừa trong nhân dân, đặc biệt đối tượng dễ trở thành nạn nhân của tội phạm này. Trong những năm qua công tác tuyên truyền về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài rất được quan tâm và đạt được những kết quả thiết thực. tuy nhiên, trong thực tế có những nơi, hoạt đọng tuyên truyền vẫn mang tính hình thức, không có tác dụng giúp người dân nhận thức tính nguy hiểm của tội phạm này đối với đời sống xã hội và với các nạn nhân của tội phạm buôn bán người. Để hạn chế, tiến tới đảy lùi tội phạm này đòi hỏi mỗi nước trong ASEAN có sự tổ chức chặt chẽ công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân hiểu rõ phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm và giáo dục cách phòng chống, cảnh giác với tội phạm này trên các phương tiện thông tin.

Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến công tác phòng chống tội phạm buôn bán người như: lực lượng công an, bộ đội biên phòng, viện kiểm sát…phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát hình sự quốc tế và khu vực trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo nghiệp vụ, bắt giữ tội phạm, giải cứu nạn nhân, dẫn độ tội phạm và các hoạt động liên quan đến tương trợ tư pháp. Tăng cường hợp tác giữa các lực lượng chuyên trách như: bộ đội biên phòng, lực lương công an, chính quyền các cấp nơi có chung đường biên giới để làm tốt công tác phòng chống tội phạm buôn bán người, trợ giúp nạn nhân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong quá trình hồi hương và tái nhập cộng đồng.

Thứ ba, tổ chức tốt công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân, giúp họ sớm tái hòa nhập cộng đồng. Mỗi quốc gia trong khu vưc cần thành lập các lực lượng chuyên trách trong việc tổ chức tiếp nhận và trợ giúp nạn nhân bị buôn bán trở về. Thành lập những trung tâm trợ giúp nạn nhân bị buôn bán để nạn nhân có thể sớm ổn định cuộc sống, tránh bị lừa bán lần nữa hay tránh việc họ có thể chủ động tham gia vào đường dây buôn bán người.

KẾT LUẬN

Như vậy, để xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh việc đấu tranh và phòng chống tội phạm buôn bán người không chỉ là mối quan tâm của các nước ASEAN nói riêng mà của toàn cầu nói chung. Tuy nhiên thực tiễn triển khai nó còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có sự tăng cường và thực hiện nghiêm túc hơn nữa công tác này trên thực tế, góp phần phòng chống tội phạm buôn bán người cũng như giảm thiểu các tội phạm xuyên quốc gia và xây dựng một cộng đồng, một thế giới hòa bình, ổn định, đoàn kết và vững mạnh.

No comments:

Post a Comment