16/08/2014
59 Câu hỏi ôn tập Luật Thương mại 2 - Câu 1 - Câu 10
Câu 1: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ hàng đổi hàng, quan hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa.

Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.

1. Khái niệm: (Khoản 8 điều 3 Luật TM)

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)):

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai
 1. Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định.
 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
 3. Quyền tài sản (Điều 181 BLDS) là động sản.

2. Đặc điểm

- Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
- Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.
- Hình thức: HĐ là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được.

NOTE: HĐ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đối với các HĐ pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: HĐ mua bán quốc tế.

Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

*** Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với một số quan hệ có đối tượng là hàng hoặc hàng hóa.

* Mua bán hàng hóa:
- Khái niệm: Là hoạt động thương mại.
- Chủ thể: Chủ yếu là các thương nhân với nhau, gồm: bên mua & bên bán.
- Đối tượng: Là hàng hoá qđ tại k2Đ3 LTM.
- Chuyển quyền sở hữu: Bên bán chuyển HH, quyền SH cho bên mua và nhận thanh toán; Bên mua nhận quyền SH HH và thanh toán cho bên bán. Kể từ thời điểm giao hàng thì quyền SHHH đc chuyển từ người bán sang nguời mua.
- Mục đích: Kinh doanh thu lợi nhuận.
- Luật áp dụng: LTM và LDS

* Hàng đổi hàng
- Khái niệm: Là giao dịch dân sự.
- Chủ thể: Là chủ thể của QH PL nói chung, gồm: 2 bên trao đổi cho nhau.
- Đối tượng: Hàng hoá theo quy định của BLDS.
- Chuyển quyền sở hữu: Hai bên chuyển giao HH & quyền SH cho nhau.
- Mục đích: Đổi hàng này lấy hàng kia, phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống.
- Luật áp dụng: LDS

* Tặng cho hàng hóa
- Khái niệm: Là giao dịch dân sự.
- Chủ thể: Là chủ thể của QH PL nói chung, gồm: bên tặng & bên đuợc tặng.
- Đối tượng: Hàng hoá theo quy định của BLDS.
- Chuyển quyền sở hữu: Bên tặng chuyển quyền SH cho bên được tặng; bên được tăng ko có nghĩa vụ gì với bên tặng.
- Mục đích: Xuất phát từ ý chí của 1 bên chủ thể tặng cho vì nhiều mục đích khác nhau.
- Luật áp dụng: LDS

* Cho thuê:
- Khái niệm: Có thể là hđộng TM hoặc giao dịch dân sự.
- Chủ thể: Nếu là HĐ TM thì bên thuê phải là thương nhân, gồm: bên thuê & bên cho thuê
- Đối tượng: Là hàng hoá theo qđ của LTM.
- Chuyển quyền sở hữu: Ko chuyển quyền SH mà người thuê chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và trả tiền thuê cho bên cho thuê.
- Mục đích: Kinh doanh thu lợi  nhuận.
- Luật áp dụng: LTM và LDS

Câu 2: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự.

Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.

Khái niệm Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)):

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai
 1. Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định.
 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
 3. Quyền tài sản (Điều 181 BLDS) là động sản.

2. Đặc điểm

- Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.

- Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.

- Hình thức: HĐ là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được.

NOTE: HĐ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đối với các HĐ pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: HĐ mua bán quốc tế.

Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

*** Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự.

Chủ thể:
- Quan hệ mua bán hàng hóa: Là hoạt động thương mại.
- Mua bán tài sản trong dân sự: Là giao dịch dân sự.

Đối tượng:
- Quan hệ mua bán hàng hóa: Chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau.
- Mua bán tài sản trong dân sự: Là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung.

Phạm vi:
- Quan hệ mua bán hàng hóa: Phạm vi hẹp hơn chỉ đối với hàng hoá theo qđ tại k2Đ3 LTM không có bất động sản.
- Mua bán tài sản trong dân sự: Phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả cá loại tài sản theo quy định của BLDS trong đó có cả bất động sản.

Mục đích:
- Quan hệ mua bán hàng hóa: Kinh doanh thu lợi nhuận.
- Mua bán tài sản trong dân sự: Nhiều mục đích khác nhau nhưng không nhất thiết là phải có mục đích lợi nhuận như trong mua bán hàng hoá.

Luật áp dụng:
- Quan hệ mua bán hàng hóa: LDS và LTM
- Mua bán tài sản trong dân sự: LDS

Câu 3: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Nêu rõ nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.

Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.

Khái niệm: Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)):

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai
 1. Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định.
 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
 3. Quyền tài sản (Điều 181 BLDS) là động sản.

2. Đặc điểm

- Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
- Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.
- Hình thức: HĐ là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được.

NOTE: HĐ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đối với các HĐ pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: HĐ mua bán quốc tế.

Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

Nêu rõ nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.

Nguồn luật điều chỉnh:

- BLDS 2005
- LTM 2005
- NĐ 12/2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế
- NĐ 158 /2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch.
- ĐƯQT WTO
- Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá

Câu 4: Nêu và phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong TM (chủ thể, đại diện, đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm giao kết, nội dung cơ bản cần thỏa thuận)

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận

1. Chủ thể

Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân (hoạt động thương mại độc lập thường xuyên liên tục, mục đích lợi nhuận, hợp pháp có đăng kí kinh doanh), các điều kiện khác (kiểu như độ tuổi, năng lực…) phải được đảm bảo. bao gồm bên mua bên bán và bên trung gian (nếu có)

Chủ thể ko phải là thương nhân phải tuân theo LTM 2005 khi chủ thể lựa chọn áp dụng LTM.

2. Đại diện

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể do bên đại diện giao kết (đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) - đại diện đúng thẩm quyền.

Giao kết hợp đồng ko đúng thẩm quyền (sai thẩm quyền) ko làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường hợp người đại diện hợp pháp của bên đc đại diện chấp nhận.

3. Đề nghị giao kết hợp đồng

a. Lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán:

- Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia, nó chỉ mới thể hiện ‎yù chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận mới  trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung

Đề nghị giao kêt HĐ phải:

+ Hàm chứa các điều khoản chủ yếu như đối tượng của HĐ;
+ Thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm;
+ Hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định;
+ Tuân theo hình thức pháp luật quy định.
+ Đề nghị giao kết có hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được đề nghị. Đó là thời điểm:
+ Chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị;
+ Đưa vào hệ thống thông tin của bên đc đề nghị;
+ Bên được đề nghị nhận được đề nghị thông qua các phương thức khác.
+ Bên đưa ra đề nghị phải đưa ra thời  hạn trả lời đề nghị.

- Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.

- Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp :

+ Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận
+ Thông báo về viêc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
+ Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực
+ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .

Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ  nội dung của đề nghị . Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau :

- Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí‎ do khách quan mà bên đề nghị biết  thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ‎ý với chấp nhận đó.

- Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là  đề nghị mới  của bên chậm trả lời .

- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau , kể cả trường hợp qua  điện thoại  hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận  hay không  chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.

c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá :

- Đối với Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký‎ tên vào văn bản

- Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằmg văn bản : hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng 

- Hợp đống giao kết bằng lời nói : thời điểm giao kết  hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng .

6. Nội dung cơ bản cần thỏa thuận

Pháp luật ko bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nào trong HĐ. Tuy nhiên trong HĐ cần các điều khoản: Nhất thiết phải có điều khoản về đối tượng (nó là loại hàng hóa gì); Các vấn đề về giá cả, chất lượng, thời điểm, địa điểm, phương thức thanh toán…

Câu 5: Phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu (các điều khoản cơ bản) của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa (bao gồm cả mua bán hàng hóa quốc tế; mua bán hàng hóa trong nước).

Đặc điểm

- Về chủ thể: chủ yếu là thương nhân, có thể trong nước và cả nước ngoài, có thể không là thương nhân nhưng vẫn áp dụng luật thương mại điều chỉnh nếu lựa chọn áp dụng

- Về hình thức: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 24 Luật Thương mại)

- Về đối tượng: là hàng hóa, hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai (khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại)

- Về nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích của các bên mua bán là lợi nhuận.

Nội dung chủ yếu của HĐ mua bán hàng hóa

Là các điều khoản, hông bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào, tuy nhiên với điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán nói chung gồm:

+ Đối tượng của hợp đồng.
+ Chất lượng và giá cả của hàng hóa.
+ Phương thức thanh toán.
+ Thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.

Câu 6: phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

- Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với các thương nhân khi tham gia hợp đồng phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trong trường hợp mua bán hàng hóa có điều kiện kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.

- Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. người không có quyền đại diện, khi giao kết sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp bên giao kết kia biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

- Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực và ngay thẳng.

- Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Câu 7: phân tích các nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong HĐMBHH theo quy đinh của LTM 2005

1. Bên bán

- Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng

Về nguyên tắc phải căn cứ vào nội dung hợp đồng để xác định vấn đề này, nếu không thì dựa trên quy định của pháp luật, các trường hợp sau đây được coi là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (Điều 39)
+ không phù hợp với mục đích sử dụng sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại;
+ không phù hợp với mục đích bên mua báo cho bên bán hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng
+ không bảo đảm chất lượng theo mẫu mà bên mua đã giao cho bên bán
+ Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường

- Giao chứng từ kèm theo hàng hóa

Các chứng từ như: chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…

Trường hợp không có thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua trong thời hạn, tại thời điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Nghĩa vụ này được qui định tại điều 42 Luật Thương mại Chứng từ phải giao trong thời hạn thỏa thuận hoặc thời điểm hợp lí, nếu giao trước hạn mà thiếu sót thì trong thời hạn vẫn được khắc phục những thiếu sót này, nhưng nếu việc này gây thiệt hại hoặc bất lợi cho bên mua thì bên mua được quyền yêu cầu bên bán khắc phục hoặc chịu chi phí đó

- Giao hàng đúng thời hạn.
- Giao hàng đúng địa điểm Theo Điều 35

Theo thỏa thuận không có thỏa thuận thì lần lượt theo các nguyên tắc sau:

- Hàng hóa gắn liền với đất đai thì giao tại nơi có đất đai
- Giao cho người vận chuyển đầu tiên nếu có qui định về vận chuyển
- Giao tại kho nếu biết kho
- Giao tại nơi kinh doanh cư trú của bên bán
- Tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
Trường hợp có thỏa thuận thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc ktra hàng hóa. Nếu phát hiện hàng hóa ko đúng hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong 1thời hạn hợp lý.
- Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa
Trừ trường hợp PL có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền SH được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
- Rủi ro đối với hàng hóa
Trường hợp các bên ko có thỏa thuận, theo LTM xác định như sau:
Trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro chuyển giao cho bên mua khi nhận hàng tại địa điểm đó.
Trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã đc giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà ko phải là người vận chuyển: rủi ro đc chuyển giao cho bên mua chỉ khi: bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu của bên mua.
Trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển: rủi ro đc chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết HĐ.
- Bảo hành hàng hóa
TH hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải chịu các chi phí về bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 49).

Bên mua

- Nhận hàng và thanh toán tiền nhận hàng:

Được hiểu là bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán. Bên mua hàng có ngĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận.

Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao, nếu bên bán biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên mua.

Bên bán giao hàng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là VPHĐ và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 

Thanh toán:

Là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán:

- Địa điểm thanh toán:
Trường hợp không có thỏa thuận, địa điểm thanh toán sẽ là:
Địa điểm kinh doanh của bên bán tại thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không là tại nơi cư trú của bên bán;
Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán trùng với giao hàng hoặc giao chứng từ.

- Thời hạn thanh toán:
Trường hợp không có thỏa thuận thì:
Bên mua phải thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ;
Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán khi chưa kiểm tra hàng hóa (trong trường hợp có thảo thuận).
Bên mua phải thanh toán trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua.

- Xác định giá: Trường hợp không có thỏa thuận thì giá của hàng hóa được xác định theo gía của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác.

- Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

- Ngừng thanh toán:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác:

Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng thanh toán;

Có bằng chứng về đối tượng của hàng hóa là đối tượng đang bị tranh chấp

Có bằng chứng bến bán giao hàng không phù hợp với HĐ.

(Bằng chứng mà bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải BTTH đó và chịu các chế tài khác theo quy định.)

Câu 8: Đặc điểm của dịch vụ thương mại. Kể tên những dịch vụ thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại.

1. Khái niệm: Dịch vụ là hoạt động của con người nhằm đáp ứng yêu cầu nào đó của con người và được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình.

Dịch vụ thương mại ra đời bởi hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. (khoản 9 Điều 3)

Dịch vụ trung gian TM đc xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch TM cho 1 hoặc 1 số thương nhân đc xác định bao gồm: Hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

Đặc điểm

- DV trung gian TM do 1 bên chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.

- Bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ 3.

- Dịch vụ trung gian TM đc xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Những dịch vụ thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại năm 2005

- Nhóm dịch vụ xúc tiến thương mại: dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội trợ triển lãm.

- Nhóm dịch vụ trung gian thương mại: đại diện, môi giới, ủy thác, đại lí

- Nhóm khác: đấu giá, đấu thầu, gia công, logistics, quá cảnh hàng hóa, giám định, cho thuê hàng hóa, nhượng quyền thương mại.

Câu 9: Phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại.

Bên cung ứng dịch vụ (xem từ Điều 78 đến 84)

- Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật thương mại:
 Về kết quả thực hiện dịch vụ: trong trường hợp không có thỏa thuận khác nếu công việc đòi hỏi phạt đạt được kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải đạt được kết quả này, nếu công việc đòi hỏi bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả như mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất.
 Về thời hoàn thành dịch vụ: nếu không có thỏa thuận thì phải hoàn thành trong thời gian hợp lí trên cơ sở tính toán các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, trong trường hợp nghĩa vụ chỉ có thể hoàn thành khi khách hàng đáp ứng được những điều kiện nhất định thì bên cung ứng không có nghĩa vụ phải hoàn thành dịch vụ cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.
 Tuân thủ những yêu cầu hợp lí của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình thực hiện dịch vụ, chi phí phát sinh do thực hiện sẽ do khách hàng trả trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
- Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
- Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
- Hợp tác với khách hàng (trao đổi thông tin, tiến hành các hoạt động cần thiết).

Bên khách hàng

- Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng; nếu không có thỏa thuận khác thì việc thanh toán được tiến hành khi dịch vụ hoàn thành
- Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;
- Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;
- Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào.

Câu 10: Phân tích khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân. So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Khái niệm (Điều 141 Luật Thương mại )

Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

Vậy đại diện cho thương nhân được chia làm 2 trường hợp là hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại và là trường hợp cá nhân đại diện cho tổ chức là thương nhân. Tuy nhiên trường hợp thứ 2 không xét phân tích đặc điểm

Đặc điểm

- Chủ thể: Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện. Cả 2 bên đều phải là thương nhân.
- Bản chất: Bên giao đại diện sẽ ủy quyền cho bên đại diện thay mặt, nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại. Khi bên đại diện giao dịch với bên thứ 3, thì về mặt pháp lí các hành vi do người này thực hiện được xem như người ủy quyền (người giao đại diện thực hiện). Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
- Nội dung của hoạt động đại diện rất đa dạng: có thể thỏa thuận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc pham vi hoạt động của bên giao đại diện, nó có thể bao gồm các hoạt động như tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho bên giao đại diện, thay mặt bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, đàm phán, giao kết hợp đồng với bên thứ 3…)
- Hình thức pháp lí: thông qua hợp đồng đại diện cho thương nhân (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương)

So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Đại diện cho thương nhân theo quy định của LTM 2005
- Chủ thể: Bắt buộc phải là thương nhân
- Mục đích hoạt động: Nhằm mục đích lợi nhuận
- Hình thức hợp đồng: Văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương

Đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ LDS 2005
- Chủ thể: Có thể là bất kỳ ai miễn là đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể đc quy định trong Bộ LDS
- Mục đích hoạt động: Không nhất thiết phải nhằm mục đích lợi nhuận
- Hình thức hợp đồng: Các bên tự thỏa thuận hình thức chỉ phải lập thành văn bản khi pháp luật qui định

No comments:

Post a Comment