19/02/2015
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Bài tập học kỳ Tố tụng dân sự: Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Thủ tục tố tụng dân sự là một trong những thủ tục có nhiều khâu và nhiều giai đoạn. Trong tố tụng cũng phát sinh nhiều vấn đề mà luật cũng đã dự liệu đến đó là trường hợp đương sự chết trong quá trình tố tụng. Theo đó luật đã có những quy định cụ thể hơn trong trường hợp này. Cụ thể như thế nào, dưới đây em xin trình bày sự hiểu biết của mình về vấn đề trên thông qua đề bài số 9 của tổ bộ môn “Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.

B. Nội dung

I. Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết

1. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự và những vấn đề liên quan.

a. Khái niệm

Điều 56 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định : Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập).

Theo đó ta có thể hiểu, đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. 

b. Đặc điểm của đương sự trong vụ án dân sự

Đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng dân sự do vậy đương sự có đầy đủ các đặc điểm của người tham gia tố tụng. tuy nhiên mục đích đương sự tham gia vụ án dân sự là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, những người tham gia tố tụng khác là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc để hỗ trợ cho hoạt động tố tụng vì vậy so với những người tham gia tố tụng khác đương sự trong vụ án dân sự còn có những đặc điểm khác biệt sau

Đương sự trong vụ án dân sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc cần được xác định trong vụ án dân sự. sự liên quan về quyền, lợi ích của đương sự đối với quá trìh giải quyết vụ án dân sự có thể trực tiếp hoặc gián tiếp

Đương sự là chủ thể được tòa án tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đương sự có thể mong muốn tham gia hoặc buộc phải tham gia vào hoạt động tố tụng do việc khởi động vụ án của nguyên đơn hoặc gửi yêu cầu và được tòa án thụ lý giải quyết

Đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trong quan hệ tố tụng và có thể tham gia tố tụng độc lập hoặc thông qua người đại diện trong TTDS. Những quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà pháp luật quy điịnh là cơ sở để các đương sự có điều kiện thuận lợi như nhau khi tham gia vào quan hệ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về mặt nội dung.

Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là cơ sở để phát sinh thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết vụ án dân sự. khác với chủ thể khác chỉ có đương sự mới có quyền tự định đoạt trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tố tụng. các chủ thể tố tụng khác có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự.

2. Những thủ tục tố tụng tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết

a. Thủ tục áp dụng tại tòa án cấp sơ thẩm 

Trong  BLTTDS không có Điều khoản cụ thể nào quy định về thủ tục tòa án sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết, tuy nhiên lại trường hợp đương sự chết lại là căn cứ  để áp dụng thủ tục tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 199, 200 và theo hướng dẫn của Nghị Quyết 05/2012/ NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “ Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.

Căn cứ quy định tại Điều 189 BLTTDS 2004 sửa  đổi bổ sung năm 2011. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án đương sự chết mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa ( sau đây gọi chung là người thừa kế) quyền và nghĩa vụ của đương sự thì vụ án tạm thời đình chỉ. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ nếu đương sự chết trước khi bắt đầu xét xử thì thẩm phán có quyền ra quyết định tạm đình chỉ, nếu đương sự chết trong quá trình xét xử  thẩm quyền ra quyết định thuộc về Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 194 BLTTDS. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vu án dân sự được quy định tại Điều 190 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 Tòa án không xóa tên trong sổ thụ lý vụ án mà ghi chú vào sổ ngày tháng năm quyết định đình chỉ vụ án.Quy định tại Điều 189 BLTTDS: “ chưa có cá nhân, tổchức  thừa kế” ở đây được hiểu đây là trường hợp quyền – nghĩa vụ được thừa kế và đương sự có người thừa kế nhưng vì lý do nào đó mà không xuất hiện tại thời điểm đương sự chết,  để phân biệt với trường hợp đương sự chết mà “không có người thừa kế hoặc quyền và nghĩa vụ không được thừa kế, thay thế”. 

Đối với trường hợp quyền, nghĩa vụ thừa kế thay thế được và đương sự có người để thừa kế có hai trường hợp xảy ra. 

Trường hợp 1: tìm được người thừa kế quyền nghĩa vụ của đương sự: căn cứ tạm  đình chỉ vụ án không còn tồn tại vụ việc sẽ tiếp tục được xét xử theo quy định tại điều 191 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011. Vấn đề  ai có quyền thừa kế và thừa như thế nào về  quyền – nghĩa vụ của đương sự đã chết được xác định theo quy định tại Điều 62 BLTTDS 2004. 

Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thù người thừa kế tham giá tố tụng.

Trường hợp đươg sự là cơ quan, tổ chức đang thma gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sát nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự đó được quy định như sau:

a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;

b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;

c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng. Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng. 

Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng

Trường hợp 2: không tìm được người thừa kế của đương sự: khi đó sẽ coi như là đương sự không có người thừa kế, quyền và nghĩa vụ không được thừa kế vụ việc sẽ được giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS.  Hậu quả pháp lý Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, căn cứ theo khoản 2 Điều 192 BLTTDS, khoản1, 2 Điều 193 BLTTDS Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý vụ án, tiền tạm ứng án phí sẽ được sung vào công quỹ nhà nước. 

Trong quá trình xét xử sơ thẩm trường hợp đương sự chết có thể được xếp vào trường hợp đương sự vắng mặt trong quá trình xét xử. Tình huống này xảy ra trước khi xét xử sơ thẩm đương sự chết mà Tòa án không biết vẫn tiến hành triệu tập đương sự theo quy định của pháp luật.  Nếu triệu tập lần thứ hai mà nguyên đơn vẫn vắng mặt không rõ lý do thì Tòa án sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTDS coi như nguyên đơn từ bỏ quyền khởi kiện, Tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nguyên đơn có thể khởi kiện lại nếu còn thời hiệu khởi kiện, tuy nhiên lúc này nguyên đơn khởi kiện là người thừa kế quyền và nghĩa vụ của đương sự đã chết. Đổi lại nếu người vắng mặt là bị đơn, lý do vắng mặt là bị đơn đã chết và toàn án không biết thì  theo quy định tại khoản 2 Điều 200 Tòa án vẫn sẽ xét xử vắng mặt bị đơn.

b. Tại phiên tòa phúc thẩm 

Trong quá trình xét xử tại tòa án cấp phúc thẩm, trường hợp đương sự chết có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình xét xử. 

Trường hợp 1: đương sự chết theo căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 192 xảy ra ngay tại cấp sơ thẩm nhưng lên cấp phúc thẩm mới phát hiện:  đối với trường hợp này hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án cấp sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án  theo quy định tại Điều 278 BLTTDS.

Trường hợp 2: đương sự chết theo căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 192 xảy ra tại cấp phúc thẩm: trường hợp này hộ đồng xét xử cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án theo quy định tại Điều  260 BLTTDS.

Như vậy, trong quá trình xét xử, cần xem xét  trường hợp đương sự chết trước hay trong quá trình xét  xử để áp dụng đúng thủ tục tố tụng.

Các quy định đề cập đến vấn đề này được quy tại Điều 259, 260, 265, 266, 278 của BLTTDS và theo hướng dẫn của Nghị Quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “ Thủ tục giải quyết tại tòa án cấp phúc thâm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.

Khi đương sự chết mà chưa có người thay thế quyền và nghĩa vụ của họ. 

Theo như  Điều 259 BLTTDS quy định về tạm đình chỉ tại phiên tòa phúc thẩm thì được hiểu việc tạm đình chỉ khi có căn cứ tại điều 189 và hậu quả hậu quả của việc tạm đình chỉ sẽ được quy định tại điều 190 và 191. Như vậy theo căn cứ tạm đình chỉ tại điều 189 thì nếu đương sự chết mà chưa tìm thấy người thừ kế thì vụ án sẽ được đình chỉ.Khi đó thủ tục tại phiên tào Phúc thẩm cũng sẽ giống với thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm. 

Khi đương sự chết mà không có người thay thế quyền và nghĩa vụ của họ.

Trong trường hợp đương sự chết mà không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ theo điểu 192 thì Tòa án cấp Phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ hoặc đình chỉ 1 phần vụ án căn cư theo điểu 260 Bộ Luật Tố tụng Dân sự

Ngoài ra đương sự chết cũng là một trong những căn cứ để Tòa án ra quyết định hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 287 BLTTDS.

Từ đó, ta rút ra những điểm khác nhau về thủ tục tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm, áp dụng đối với trường hợp đương sự chết. cụ thể, việc đình chỉ, tạm đình chỉ xét xử ở sơ thẩm và phúc thẩm có điểm khác nhau. Ở giai đoạn sơ thẩm đình chỉ, tạm đình chỉ là đối với toàn bộ vụ việc, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ cũng còn ở cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ tạm đình chỉ chỉ có hiệu lực với phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị, phần còn lại không bị kháng cáo kháng nghị của bản án sơ thẩm vẫn có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, trong cùng một cấp xét xử phúc thẩm căn cứ đương sự chết cũng có sự khác biệt. Tòa án cấp phúc thẩm đưa ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm đều dựa trên căn cứ đương sự chết, tuy nhiên thời điểm chết của đương sự là không giống nhau và hậu quả pháp lý của chúng cũng không giống nhau. Thẩm quyền ra quyết định cũng có sự khác nhau. Đối với quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án căn cứ đương sự chết xuất hiện trong giai đoạn phúc thẩm, bản án xét xử sơ thẩm vẫn có hiệu lực thi hành ( Với những phần không bị kháng cáo kháng nghị).Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ xét xử vụ án dân sự có thể thuộc về Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử tùy vào thời điểm đương sự chết. Quá trình xét xử vẫn diễn ra sau khi tìm được người thừa kế quyền và nghĩa vụ của đương sự đã chết. Còn đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án căn cứ đương sự chết xuất hiện ngay từ xét xử sơ thẩm mà Tòa án không phát hiện ra và vẫn tiến hành xét xử vắng mặt đương sự. Khi đó Tòa cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, hủy bản án sơ thẩm, thẩm quyền ra quyết định đình chỉ và hủy án bản án sơ thẩm chỉ thuộc về Hội đồng xét xử

II.  Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục  tố tụng tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết.

Thứ nhất, nên quy định thêm về thời hiệu thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, nếu hết thời hiệu thì đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Để tiết kiệm thời gian tiền bạc, và đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khác.

Thứ hai, nên làm  rõ vấn đề “ quyền và nghĩa vụ không được thừa kế” bao gồm những trường hợp nào, quyền và nghĩa vụ không thể thay thế, thừa kế ví dụ như nghĩa vụ cấp dưỡng, hay trường hợp có người thừa kế nhưng họ từ chối quyền thừa kế và hưởng di sản, hay không có người thừa kế.

Thứ ba, cần phải có quy định giải thích thế nào là “đương sự chết”, chết về mặt sinh học hay pháp lý.

C. Kết luận

Mặc dù những quy định của pháp luật khá rõ ràng và chặt chẽ, song tố tụng nói chung, tố tụng dân sự nói riêng muôn hình vạn trạng không thể dự liệu được hết. Cần phải hoàn thiện hơn nữa, nắm bắt xu thế của xã hội cùng với đó là việc nhận định tương lai để có một hệ thống luật hoàn chỉnh hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình luật tố tụng dân sự (NXB Tư pháp)
2. Luật tố tụng dân sự sđbs 2011
3. Nghị Quyết 05/2012/ NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012

No comments:

Post a Comment