09/09/2014
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương II - Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và hình thức nhà nước
CHƯƠNG II

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Nguồn gốc nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Từ thời kì cổ, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng nghiên cứu và đưa ra những kiến giải khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Đến thời kì cận, hiện đại lại có thêm những cách giải thích mới và cho đến nay cũng vẫn còn có không ít những tranh luận về vấn đề nguồn gốc nhà nước. Có thể nâu khái quát về một số học thuyết, quan điểm cơ bản về nguồn gốc nhà nước như sau:

-Thuyết thần học: Thuyết này cho rằng thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, nhà nước là thiết chế quyền lực của thượng đế, quyền lực của thượng đế là vĩnh cửu và sự phục tùng sức mạnh nhà nước là phục tùng quyền lực của thượng đế. Nhà nước luôn phụ thuộc vào ý chí thượng đế, được biểu hiện thông qua nhà thờ. Theo đó, quyền lực của nhà thờ là quyền lực thứ nhất, còn quyền lực nhà nước là sự phái sinh từ quyền lực nhà thờ. Người đề xướng thuyết này là Agustin – nhà thần học thời trung cổ. Ông khẳng định rằng không có nhà nước hiện hữu nào là chính đáng, vì nó tha hóa thành tổ chức của “những kẻ cướp bóc”; sự thống trị của nhà thờ đối với các công việc của nhà nước là tất yếu.



-Thuyết gia trưởng: Những người sáng lập học thuyết này là Platon, Aristole và Philmơ. Thuyết này cho rằng nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Người gia trưởng trở thành người đứng đầu nhà nước. Quyền lực của vua là sự phát triển tiếp tục quyền lực của người gia trưởng. Vì vậy, nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.
-Thuyết sinh học: Người đề xướng học thuyết này là Spencer. Thuyết này cho rằng nhà nước giống như cơ thể sống, sự phát triển của nó diễn ra tương tự như sự tiến hóa của xã hội. Theo đó, các quy luật tiến hóa của sinh học cũng là những quy luật phát triển của nhà nước và xã hội. Những người theo thuyết này nhấn mạnh rằng những quy luật chọn lọc tự nhiên, tiến hóa và đấu tranh sinh tồn đã tác động và dẫn tới sự liên kết con người lại trong một thiết chế đó là nhà nước.

-Thuyết khế ước: Những người đại diện cho học thuyết này là G. Grotius, B. Spinoza, Thomas Hobber, J. Locke, J.J. Rousseau, A. Rađisep… Thuyết này cho rằng nhà nước là sản phẩm lí trí của loài người, chứ không phải là sản phẩm của ý chí thượng đế. Nhà nước xuất hiện trên cơ sở những hoạt động nhận thức của con người, bằng việc kí kết khế ước về việc thành lập nhà nước. Theo thuyết này, con người từ trạng thái tự nhiên (trước khi có nhà nước) ssac tự nguyện liên kết lại thành nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội với những điều kiện và sự ràng buộc nhất định. Với khế ước này, người dân tự hạn chế một phần tự do của mình, đóng thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, trao cho nhà nước một số quyền lực và phục tùng nó; còn nhà nước thì phải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội, quan tâm tới người dân và phải bảo vệ các quyền và tự do của công dân…

-Thuyết bạo lực: Những người đại diện cho học thuyết này như E. Duyring, P. Jhering, L. Gumplovich… cho rằng bạo lực là cơ sở của sự thống trị, là nguyên nhân sinh ra nhà nước; nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng lập ra hệ thống cơ quan đặc biệt đó là nhà nước để nô dịch kẻ chiến bại.

-Học thuyết Mác- Leenin về nguồn gốc nhà nước: Trên cơ sở những thành tựu mới của các khoa học xã hội, trong đó có triết học, sử học và xã hội học, với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C. Mác và Ph. Ănghen đã xây dựng học thuyết mới về nguồn gốc của nhà nước. Trong một số công trình khoa học, Mác và Ănghen đã nêu ra những luận điểm quan trọng đặt nền móng cho luận thuyết này. Tuy nhiên, phải đến năm 1884, với tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph. Ănghen mới có điều kiện để trình bày một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống học thuyết về nguồn gốc nhà nước. V.I. Leenin, trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (1917) và trong bài giảng “Bàn về nhà nước” tại Trường đại học tổng hợp Svéc- lốp ngày 11/6/1919 đã trình bày học thuyết của Mác về nhà nước, trong đó có vấn đề nguồn gốc nhà nước và ông đã có những phát triển mới.

Theo học thuyết Mác- Lênin, nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước cũng không phải là lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, nó xuất hiện một cách khách quan, khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định. Có nhiều nhân tố tác động dẫn tới sự ra đời của nhà nước, trong đó nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội giữ vai trò quyết định.

Về kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển không ngừng và đến giai đoạn nhất định thì chế độ tư hữu xuất hiện để thay thế cho chế độ công hữu nguyên thủy đã tồn tại rất lâu trong hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người. Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, khả năng người này có thể chiếm đoạt lợi ích kinh tế của người khác đã làm phát dinh những mâu thuẫn và đối kháng, đòi hỏi phải có thiết chế nhà nước có đủ sức mạnh để duy trì trật tự xã hội.

Về xã hội, những thay đổi về kinh tế đã tác động làm biến đổi quan hệ xã hội. Kết cấu xã hội thay đổi, chế độ thị tộc được xây dựng trên cơ sở huyết thống bị phá vỡ; gia đình cá thể xuất hiện và dần dần thay thế chế độ gia đình thị tộc. Sự xuất hiện giai cấp đã dẫn tới mâu thuẫn và đối kháng. Đấu tranh giai cấp diễn ra không ngừng và ngày càng gay gắt, trật tự xã hội bị đe dọa, đòi hỏi phải có nhà nước- “lực lượng nảy sinh từ xã hội” nhưng có vị thế “tựa hồ như đứng trên xã hội”, có khả năng làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó diễn ra trong vòng “trật tự”.( )
Theo lí thuyết này thì trong xã hội cộng sản nguyên thủy nhà nước chưa xuất hiện. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định. Có thể khái quát về quá trình đó như sau:

Sau lần phân công lao động lớn thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành nghành kinh tế tách ra khỏi trồng trọt, mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội đã phân chia thành người giàu và kẻ nghèo; quan hệ xã hội đã có nhiều biến đổi, chế độ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện tuy còn lẻ tẻ; chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện và “gia đình cá thể đã trở thành lực lượng đang đe dọa thị tộc”. 

Sau lần phân công lao động xã hội lớn thứ hai, thủ công nghiệp đã tách ra khỏi nông nghiệp, quá trình phân hóa xã hội diễn ra mạnh mẽ, nô lệ đã trở thành lực lượng xã hội với số lượng ngày càng đông; sự phân biệt giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc; đối kháng giai cấp ngày càng gia tăng.

Đến lần phần công lao động xã hội lớn thứ ba, nên sản xuất hang hóa và tiền tệ ra đời, thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện làm cho sự tích tụ và tập trung của cải vào trong tay của số ít người giàu có diễn ra nhanh chóng đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hóa và sự tăng nhanh của đám đông dân nghèo. Số nô lệ tăng lên rất đông cùng với sự cưỡng bức và bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp chủ nô đối với họ.

Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc tỏ ra bất lực. Những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp và sự nhượng quyền sở hữu đất đai đã đòi hỏi phải di động và thay đổi chỗ ở, phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc, làm mất đi điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của chế độ thị tộc. Đứng trước những biến đổi của cơ cấu xã hội với khối đông dân cư không thuần nhất đó, những cộng đồng thịu tộc vốn là những tổ chức khép kín và có đặc quyền không thể đứng vững được.

Tổ chức thị tộc đã sinh ra từ xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại và chỉ thích hợp với xã hội kiểu đó thì nay khi xã hội mới ra đời- xã hội mà toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại của nó đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, tổ chức thị tộc trở thành bất lực, không thể phù hợp được nữa. Xã hội đó đòi hỏi phải có tổ chức mới đủ sức mạnh để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy hoặc cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới hình thức gọi là hợp pháp. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.

Sự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm riêng do có những điều kiện kinh tế, xã hội và ngoại cảnh không giống nhau. Theo Ph. Ănghen có ba hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:

-Nhà nước Aten là hình thức thuần túy nhất và cổ điển nhất. Nhà nước Aten nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc.

-Nhà nước Rô-ma là kết quả của cuộc cách mạng với thắng lợi của giới bình dân chống lại giới quý tộc thị tộc Rô-ma nhưng sau một thời gian giới bình dân và giới quý tộc hoàn toàn bị hòa tan vào với nhau.

-Nhà nước của người Giéc-manh nảy sinh trực tiếp từ việc chinh phục đất đai rộng lớn của người khác. Tuy người Giéc-manh chiến thắng Đế chế Rô-ma nhưng do nhiều lí do và hoàn cảnh như cơ sở kinh tế, trình độ phát triển kinh tế của người đi chinh phục và kẻ bị chinh phục, mức đọ của cuộc chiến đấu… nên việc tổ chức và xây dựng nhà nước của người Giéc-manh có một số đặc điểm riêng.

Theo Ph. Ănghen, so với tổ chức thị tộc thì nhà nước có hai khác biệt cơ bản là phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.

Khác với tổ chức thị tộc được hình thành và duy trì trên cơ sở quan hệ huyết thống, nhà nước lấy sự phân chia lãnh thổ thành làm điểm xuất phát và để cho công dân “thực hiện những quyền và nghĩa vụ xã hội của họ theo nơi cư trú, không kể học thuộc thị tộc và bộ lạc nào”( ). Cách tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc điểm chung của các nhà nước.

Khác với quyền lực xã hội do dân cư tự tổ chức ra trong chế độ cộng dản nguyên thủy, quyền lực công cộng sau khi nhà nước xuất hiện không thuộc về toàn thể cộng đồng thành viên của xã hội nữa mà thuộc về giai cấp thống trị cầm quyền. Để thực hiện quyền lực nhà nước cần có bộ máy cưỡng chế chuyên làm nhiệm vụ quản lí và có vị thế “tựa hồ” như đứng trên giai cấp, bao gồm quân đội, cảnh sát, tòa án… và những công cụ vật chất như nhà tù và các tổ chức cưỡng bức khác mà xã hội thị tộc không hề biết đến.


II. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC


Bản chất nhà nước là vấn đề quan trọng, được nhiều bộ môn khoa học, trong đó có lí luận nhà nước và pháp luật quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó và phức tạp. Thực tiễn đã cho thấy bản chất nhà nước luôn là vấn đề có tính thời sự, được bàn luận nhiều và thậm chí nó còn “trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị”.

Có nhiều cách tiếp cận và giải thích về nhà nước nhưng cách tiếp cận được thừa nhận rộng rãi là xem xét bản chất của nhà nước trên hai bình diện: tính giai cấp và tính xã hội, coi đó là hai mặt của vấn đề trong thể thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng và không tách rời nhau.

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là bộ máy đặc biệt do giai cấp cầm quyền tổ chức ra; quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền và được sử dụng với mục đích trước hết là bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Tính giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì nhà nước nào. Tuy nhiên, mức độ thể hiện của nó trong mỗi kiểu nhà nước và trong mỗi nhà nước cụ thể lại rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và tương quan lực lượng của các giai tầng trong xã hội. Theo nguyên lí chung, khi một giai cấp có đủ điều kiện và sức mạnh để trở thành giai cấp thống trị thì nó sẽ tự mình tổ chức ra bộ máy nhà nước và nắm lấy quyền lực nhà nước để bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp mình; còn khi không có giai cấp nào có đủ điều kiện và sức mạnh để tự mình cầm quyền thì giải pháp thỏa hiệp và chia sẻ quyền lực nhà nước được áp dụng, các giai cấp và lực lượng trong xã hội có thể tham chính và bảo vệ lợi ích của giai cấp.

-Nhà nước xuất hiện và tồn tại một cách khách quan, theo quy luật vận động và phát triển của kinh tế, xã hội, trong đó, sự xuất hiện, tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nhân tố tác động chủ yếu để dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng của toàn xã hội, vì vậy nhà nước có vị thế tựa hồ như đứng trên xã hội, đứng trên giai cấp. Nhưng do tính chất, đặc điểm đặc thù của nhà nước nên về thực chất nhà nước luôn được giai cấp thống trị nắm lấy như công cụ mạnh mẽ để củng cố địa vị, bảo vệ lợi ích giai cấp và để quản lí xã hội.

-Quyền lực nhà nước là loại quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ, có sức mạnh, cưỡng chế, được đảm bảo bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau.

Quyền lực nhà nước là thống nhất và có vị thế “tựa hồ như đứng trên xã hội”,( ) đứng trên giai cấp. Tuy nhiên, lí luận và thực tiễn đều cho thấy giai cấp nào nắm trong tay quyền lực kinh tế thì giai cấp đó cũng có khả năng nắm trong tay quyền lực chính trị và quyền lực tư tưởng. Bởi vì, quyền lực kinh tế được hình thành trên cơ sở của các điều kiện, phương tiện kinh tế cụ thể. Người có quyền lực kinh tế luôn có khả năng chi phối đối với những người khác- những người phụ thuộc về kinh tế. Tuy nhiên, quyền lực kinh tế bản thân nó không đủ sức mạnh để duy trì những mối quan hệ bất bình đẳng và giải quyết những vấn đề phát sinh từ những mâu thuẫn đối kháng. Quyền lực kinh tế cần đến quyền lực chính trị- loại quyền lực có sức mạnh, được tổ chức chặt chẽ dưới hình thức bộ máy “bạo lực có tổ chức”.( ) để duy trì trật tự xã hội và trấn áp mọi sự phản kháng xâm hại tới trật tự đó. Với ý nghĩa đó, nhà nước chính là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước với mục đích trước tiên là để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình và để tổ chức và quản lí xã hội theo trật tự hợp lí. Thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước. Ý chí nhà nước có sức mạnh bắt buộc các giai tầng trong xã hội phải tuân theo “trật tự” do giai cấp thống trị quy định. Để phát huy hiệu lực của quyền lực nhà nước thì không thể chỉ dựa vào sức mạnh kinh tế, vào bạo lực và cưỡng chế mà còn cần phải có sự chấp nhận và đông thuận xã hội nữa. Vì vật, bên cạnh quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị thì quyền lực tư tưởng có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Quyền lực tư tưởng tạo cho giai cấp cầm quyền sức mạnh đặc biệt, đó là thông qua nhà nước, các quan điểm, tư tưởng, đường lối, chính sách thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền được nâng thành chủ trương, chính sách và pháp luật do nhà nước xác lập, ban hành và bảo vệ. Theo đó, bên cạnh bộ máy bạo lực, bất kì nhà nước nào cũng có bộ máy thông tin, tuyên truyền để củng cố quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị.

Xét từ góc độ hình thức tổ chức và phân công lao động quyền lực thì quyền lực nhà nước gồm ba quyền chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi luật, quyền hành pháp là quyền thực hiện và áp dụng pháp luật, quyền tư pháp là quyền tài phán, xét xử. Tùy thuộc vào hình thức chính thể, cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan nhà nước tối cao và cách xác lập những mối quan hệ cơ bản giữa chúng, các quyền này được trao cho các cơ quan tương ứng. Trong các nhà nước có chính thể cộng hòa dân chủ, quyền lập pháp thuộc về nghị viện (hay quốc hội); quyền hành pháp thuộc về người đứng đầu nhà nước hay đứng đầu chính phủ; còn quyền tư pháp thuộc về tòa án.

Như vậy, trên bình diện tính giai cấp có thể xem nhà nước là bộ máy đặc biệt để đảm bảo sự thống trị về kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và quyền lực về tư tưởng của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, tính giai cấp của nhà nước được biểu hiện trong mỗi kiểu nhà nước, trong mỗi nhà nước cũng khác nhau, tùy thuộc và những điều kiện, hoàn cảnh và những yếu tố  tác động cụ thể. Trong xã hội hiện đại, sự phát triên mạnh mẽ khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin; sự phát triển mạnh mẽ của dân chủ và văn minh đã tác động và đòi hỏi nhà nước phải có những thay đổi về tổ chức và hoạt động để thích ứng với các yêu cầu mới. Theo đó, tính giai cấp của nhà nước cũng có những biến đổi  nhất định so với các giai đoạn lịch sử trước đây. Tuy nhiên, tính giai cấp luôn là thuộc tính thể hiện bản chất của nhà nước cần được nhận thức một cách sâu sắc.

Tính xã hội của nhà nước được thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, vì thế ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước phaỉ có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc và công dân của mình. Nhà nước tập hợp và huy động mọi tầng lớp trong xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; duy trì trật tự xã hội và giải quyết những vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế…

Tính xã hội của nhà nước phản ánh nhu cầu khách quan và là thuộc tính thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi của nó được biểu hiện trong mỗi kiểu nhà nước, trong mỗi nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo quy luật chung, cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, của dân chủ và văn minh thì tính xã hội của nhà nước sẽ ngày càng mở rộng; sự giới hạn quyền lực nhà nước ngày càng được xác định rõ ràng hơn; tính minh bạch, công khai và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được thực hiện có hiệu quả hơn và các quá trình xã hội hóa một số hoạt động nhà nước sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Thực tế đã cho thấy trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển, trách nhiệm của nhà nước ngày càng nặng nề hơn, nhiều vấn đề như lao động, việc làm, phòng chống tội phạm và bảo vệ môi trường… không chỉ là vấn đề mang tính quốc gia mà còn có tính quốc tế và luôn đòi hỏi nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết.


III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC


Mặc dù mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nhưng các nhà nước đều có một số đặc điểm chung cơ bản dưới đây:

1. Nhà nước có bộ máy hùng mạnh được tổ chức chặt chẽ và được trao những quyền năng đặc biệt

Khác với tất cả các tổ chức khác, nhà nước là tổ chức quy nhất trong xã hội có bộ máy hùng mạnh nhất, bao gồm nhiều hệ thống cơ quan, tổ chức với đội ngũ công chức đông đảo và nhiều loại. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở, được vận hành theo những nguyên tắc, quy định thống nhất và thông suốt. Bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm rộng lớn nhất, nặng nề nhất, bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện chức năng, nhiệm cụ và trách nhiệm đó, bộ máy nhà nước có những quyền năng đặc biệt để tổ chức quản lí, điều hành và xử lí các vấn đề đối nội và đối ngoại. Các quyền năng này được trao cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong bộ máy nhà nước trên cơ sở của sự phân công lao động quyền lực một cách hợp lí. Đội ngũ cán bộ, viên chức của bộ máy nhà nước là lớp người đặc biệt, tách ra khỏi khu vực sản xuất, kinh doanh trực tiếp để làm việc gián tiếp theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức trách được phân công cụ thể trong bộ máy nhà nước.

2. Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản lí dân cư theo lãnh thổ

Lãnh thổ và dân cư là hai yếu tố căn bản nhất để cấu thành nhà nước và để triển khai quyền lực nhà nước. Việc phân định lãnh thổ thành các đơn vị hành chính tạo ra khả năng để tổ chức bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ với sự phân công, phân cấp hợp lí. Việc phân chia và quản lí dân cư theo lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính… thể hiện nét đặc thù của nhà nước so với các tổ chức phi nhà nước.

3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lí, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc và các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của nhà nước. Với tư cách là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất được trao quyền và trách nhiệm về tuyên bố, thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.


4. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật

Pháp luật là phương tiện đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lí xã hội. Với tư cách là đại diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà nước là tổ chức quy nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nên nó có tính bắt buộc chung đối với các chủ thể (cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân); mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tôn trọng và bảo vệ pháp luật.

5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước

Việc đặt ra các loại thuế là xuất phát từ nhu cầu tạo lập nguồn tài chính để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước. Thiếu thuê, bộ máy nhà nước không thể tồn tại được. Chỉ có nhà nước mới có quyền quy định và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã hội.

Những đặc điểm trên nói lên sự khác nhau giữa nhà nước với các tổ chức chính trị- xã hội khác đồng thời cũng phản ánh vị trí cà vai trò của nhà nước trong xã hội.

Định nghĩa nhà nước: Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhà nước. Ví dụ, Aistote tiếp cận vấn đề nhà nước từ góc độ nhận thức về lợi ích, phúc lợi chung và mô hình nhà nước thành bang (thị quốc) đã cho rằng tất cả các nhà nước đều có những cách thức giao dịch (giao tế) của mình; mọi sự giao tế đều được tổ chức vì một lợi ích nào đó, trong đó có những giao tế được coi là lớn nhất, cao nhất so với tất cả các giao tế còn lại. Giao tế đó còn được gọi là nhà nước hay giao tế chính trị. Từ đây, ông định nghĩa: “Nhà nước là hình thức giao tế chính trị cao nhất”. Xuất phát từ quan niệm về quyền lực chính trị, J. Locke đã phân biệt quyền lực của người nắm quyền lực nhà nước (công chức nhà nước) với các loại quyền lực khác như quyền lực của người cha đối với con, của chồng đối với vợ, của ông chủ với đầy tớ và định nghĩa: “Nhà nước là cộng đồng độc lập”. I. Kant lại tiếp cận khái niệm nhà nước từ quan niệm về pháp luật, trạng thái và trật tự pháp luật và theo ông: “Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp luật… Nhà nước là trong tư tưởng là cái gì đó phải phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật đồng thời tư tưởng này phải là sợi chỉ (quy phạm) xuyên suốt mọi sự liên kết và giao dịch….”.

Những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Leenin với quan niệm về nguồn gốc, bản chất giai cấp và giá trị xã hội của nhà nước đã đưa ra một số định nghĩa về nhà nước từ những góc độ khác nhau. Ph. Ănghen, quan niệm nhà nước lẩn phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được, nhà nước là “lực lượng nảy sinh từ xã hội… tựa hồ như đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu những xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”. Theo Ph. Ănghen nhà nước khác với tổ chức thị tộc ở hai đặc trưng cơ bản là phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư nữa. V.I. Lênin định nghĩa: “Nhà nước là bộ máy dung để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác”. Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, Người giải thích rõ thêm: “Nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác”. Ngoài những định nghĩa này, V.I. Lênin còn nêu nhiều ý kiến khác về bản chất và ý nghĩa xã hội của nhà nước nói chung và của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa về nhà nước như sau: Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lí xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế.


IV. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

Hình thức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng. Kết quả của việc tiến hành sự thống trị về chính trị phụ thuộc phần lớn vào việc giai cấp thống trị tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo hình thức nào.

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

1. Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.

Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.

Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong thời gian nhất định.

Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ được chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua,hoàng đế..) có quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác nữa như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ.

Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lí đối với các tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể của nhà nước nhất định cần phải gắn nó với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hòa dân chủ được đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.

2. Hình thức cấu trúc nhà nước

Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.

Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang.

Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Ví dụ: Việt Nam, Lào, Balan, Pháp… là các nhà nước đơn nhất.

Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí- hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng.

Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kì từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang.

3. Chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.

Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của nhà nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi giai đoạn trong mỗi nước cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.

Những phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như những phương pháp dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp… Cần phân biệt chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức dân chủ thực sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bằng các phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức.

Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại, đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.

Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước luôn có liên quan mật thiết với chế độ chính trị. Ba yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái niệm hình thức nhà nước, phản ánh bản chất và nội dung của nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp, ba yếu tố này có thể khôn phù hợp với nhau. Ví dụ: Chế độ chính trị phát xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ. Đây cũng là điều thường gặp trong các nhà nước bóc lột.

Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, ba yếu tố này phải phù hợp với nhau, phản ánh đúng bản chất và nội dung của nhà nước xã hội chủ nghĩa.






No comments:

Post a Comment