17/11/2014
Bộ câu hỏi bán trắc nghiệm ôn tập Luật Hình sự 2 (từ chương 20 đến chương 28)
188. Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản

189. Anh trai giết em ruột của mình nhằm hưởng trọn di sản thừa kế sau này là phạm tội giết người (Điều 93) và cướp tài sản (Điều 133)

190. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang có người sở hữu hoặc quản lý

191. Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa chiếm đoạt đoạt được tài sản thì tội phạm được coi là hoàn thành

192. Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải mọi hành vi gian dối đều là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

193. Hành vi chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản

194. Hành vi chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong MKQ của tội cưỡng đoạt tài sản

195. Hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

196. Hành vi trộm cắp tài sản từ năm lần trở lên là trường hợp phạm tội trộm cắp có tính chất chuyên nghiệp

197. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

198. Người phạm tội trộm cắp tài sản có hành vi hành hung để tẩu thoát và gây thiệt hại cho người bắt giữ từ 11% trở lên thì bị xử lý thêm tội cố ý gây thương tích cho người khác (Điều 104 BLHS)

199. Nhanh chóng tẩu thoát là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội cướp giật tài sản


200. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin.

201. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản

202. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi người phạm tội lấy được tài sản

203. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi bắt người khác làm con tin

204. Tội chiếm giữ trái phép tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội không trả lại tài sàn cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm

205. Tội cướp tài sản có thể có trường hợp phạm tội chưa đạt

206. Tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản

207. Trộm cắp tài sản là tội ít nghiêm trọng

208. Giả làm gái bán dâm, A đưa B vào nhà nghỉ. Tại nhà nghỉ A cho B uống nước cam pha thuốc mê rồi lấy đi xe máy, điện thoại di động, ví tiền của B. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản

209. Hành vi trộm cắp tài sản người khác từ 5 lần trở lên được coi là trường hợp phạm tội trộm cắp có tính chất chuyên nghiệp

210. Người phạm tội đã bị kết án về tội giết người lại phạm tội cướp tài sản thì được coi là tái phạm nguy hiểm

211. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang có sự quản lý.

212. Đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là tất cả các loại hàng hoá Nhà nước cấm kinh doanh

213. Hành vi buôn bán hàng cấm qua biên giới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu.

214. Mọi trường hợp buôn bán hàng giả đều là phạm tội buôn bán hàng giả theo quy định của Điều 156 BLHS

215. Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được phân biệt chủ yếu ở dấu hiệu mục đích phạm tội

216. Hành vi mua bán chất ma tuý nhằm bất cứ mục đích gì đều bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma tuý

217. Hành vi mua bán trái phép ma tuý qua biên giới cấu thành tội buôn lậu.

218. Hành vi mua chất ma tuý nhằm bất cứ mục đích gì đều bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma tuý.

219. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS)

220. Hành vi lén lút tháo trộm thanh giằng cột điện cao thế 500KV để bán lấy tiền là phạm tội trộm cắp tài sản

221. Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể cấu thành tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

222. Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ cấu thành tội phạm quy định tại Điều 202 BLHS khi đã gây hậu quả nghiêm trọng

223. Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì cấu thành tội phạm quy định tại điều 202 BLHS.

224. Lỗi của người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể là lỗi cố ý

225. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 250.

226. Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

227. Chỉ người có chức vụ quyền hạn trong quản lý tài sản mới có thể bị truy cứu TNHS về tội tham ô tài sản

228. Chỉ truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ khi của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên

229. Đối tượng tác động của tội tham ô tài sản chỉ có thể là tài sản của Nhà nước.

230. Mọi trường hợp đưa hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên đều phải chịu trách nhiệm hình sự  về tội đưa hối lộ.

231. Người có chức vụ quyền hạn có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ ở giai đoạn tội phạm hoàn thành mặc dù chưa nhận của hối lộ

232. Người đưa hối lộ có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

233. Người không có chức vụ quyền hạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản.

234. Người không có chức vụ, quyền hạn có thể phải chịu TNHS về tội nhận hối lộ

235. Tội môi giới hối lộ là tội có cấu thành tội phạm hình thức

236. Bố có hành vi không tố giác con phạm tội giết người thì luôn bị coi là phạm tội không tố giác tội phạm


No comments:

Post a Comment