Hợp đồng trong tư pháp quôc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong những dấu hiệu như: các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Vậy vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. Hợp đồng trong tư pháp quôc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong những dấu hiệu như: các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Vậy vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Hợp đồng trong tư pháp quôc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong những dấu hiệu như: các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Vậy vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
NỘI DUNG.
1, Khái quát chung về hình thức hợp đồng quốc tế:
Hình thức hợp đồng là một trong ba cơ sở pháp lý xác định tính hợp pháp của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế. Hình thức hợp đồng là cách thức biểu đạt sự thỏa thuận, ý chí của các bên. Do pháp luật của các nước quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng nên đã dẫn đến xung đột pháp luật trong vấn đề này. Ví dụ: về hình thức hợp đồng mua bán quốc tế có nước yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc thông qua hành vi. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi phương tiện.1 Tuy nhiên, Công ước cho phép quốc gia thành viên được quyền bảo lưu quy định trên và quy định hình thức hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.2. Nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng là áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng.
Không có hệ thống pháp luật nào có thể miễn trừ hoàn toán các đòi hỏi về hình thức, song việc có thừa nhận hình thức là điều kiện hiệu lực của hợp đồng hay không lại phụ thuộc cách tiếp cận vấn đề của pháp luật từng nước.
2, Giải quyết xung đột về hinh thức hợp đồng quốc tế theo pháp luật VN.
VN đặt ra yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với một số hợp đồng nhất định mới được công nhận hiệu lực pháp lý.
Theo khoản 2, Điều 27 LTMVN 2005: “mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức tương đương ở đây như: fax, điện báo, telex, …. Để giải quyết xung đột về hình thức hợp đồng, cần xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để xem xét hiệu lực hình thức hợp đồng.
a, Nguyên tắc – luật nơi giao kết hợp đồng (locus regit actum).
Hiện nay nguyên tắc chung trong tư pháp quốc tế các nước đều quy định hình thức của một hợp đồng chỉ được công nhận có hiệu lực nếu nó được lập phù hợp với pháp luật nước nơi giao kết.
Theo pháp luật Việt Nam thì cũng tương tự như quy định tại Điều 9 công ước Rome 1980, BLDS VN 2005 tại Khoản 1. Điều 770 quy định: “hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”.
Tương tự nguyên tắc này được quy định tại hiệp định tương trợ tư pháp VN-Lào 1998 (Điều 21), hiệp định tương trợ tư pháp VN-Bungari (điều 29), hiệp định tương trợ tư pháp VN-Hungari (Điều 28)….
Ví dụ: công ty A(quốc tịch Anh), và công ty B(quốc tịch VN) ký kết hợ đồng mua một lô vải lụa trị giá 3.500 USD, nơi giao kết hợp đồng là VN. Vậy hợp đồng này phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương theo quy định tại Điều 770.Khoản 1 BLDSVN 2005 và Điều 27. Khoản 2 LTM VN 2005.
b, Cơ sở lý luận.
Hành vi giao kết hợp đồng là một hành vi pháp lý, nên hành vi vi này phải tuân thủ pháp luật nước nơi thực hiện hành vi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao kết dân sự có yếu tố nước ngoài, phải tôn trọng pháp luật nơi thực hiện hành vi và đảm bảo cho trật tự của pháp luật quốc gia nơi thực hiện hành vi. Nguyên tắc luật nơi giao kết hợp đồng có hai tính chất:
Thứ nhất, nó có tinh bắt buộc trong trường hợp đối với một số loại hợp đồng đặc biệt đòi hỏi hợp đồng phait tuân thủ một số điều kiện nhất định mới có hiệu lực (ví dụ csc hợp đồng liên quan đến bất động sản – khoản 2.điều 770 BLDS 2005, hợp đồng vay tín dụng, mua bán li-xang.. là những loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải được công chứng, đăng ký, phê chuẩn thì mới có hiệu lực).
Thứ hai, nó cũng mang tính chất tùy nghi, chủ yếu áp dụng đối với các loại hợp đồng mà luật không yêu cầu tuân thủ các điều kiện hình thức (như mua bán hàng hóa, giao dịch dân sự thông thường,…). Trong những trường hợp này thì hiệu lực của hợp đồng vẫn có thể được phát sinh dù cho hình thức hợp đồng không phù hợp vơi luật nơi giao kết.
“Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật VN, thì hình thức hợp đồng vẫn có được công nhận tại VN”.3
Từ đó ta có thể rút ra rằng, tư pháp quốc tế VN thừa nhận hiệu lực về hinht thức của một hợp đồng nếu nó đáp ứng được điều kiện của một trong hai hệ thống pháp luật nước nơi giao kết hoặc pháp luật VN.
c, Ngoại lệ.
Những ngoại lệ này là những trường hợp mà chúng ta không áp dụng nguyên tắc luật nơi giao kết để xác định hiệu lực hình thức hợ đồng mà luôn luôn phải áp dụng pháp luật của VN. Đó là các trường hợp sau:
Thứ nhất, hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ VN ( theo quy định tại khoản 3, điều 770, BLDSVN 2005)
Thứ hai, hợp đồng được giao kết tại VN và thực hiện hoàn toàn tại VN thì phải tuân theo pháp luật nước CHXHCN VN (theo khoản 1 điều 769, BLDSVN 2005).
Ngoài ra thì nguyên tắc này cúng không được áp dụng trong các trường hợp giao kết vắng mặt, thông qua giao dịch điện tử.
* Hợp đồng giao kết vắng mặt (điều 771 BLDSVN 2005): ngày 1/1/2000 công ty X (vn) gửi chào hàng bán café cho công ty Y (hoa ký) qua mạng. 10/1/2000 cong ty Y nhận được chào hàng. 1/2/2000 Y gửi chấp nhận ký kết hợp đồng vô đk, đồng ý mua 100 tấn café. 3/2/2000, cong ty X nhận được chấp nhận chào hàng của cty Y.
Trong hợp đồng này, bên đề nghị giao kết hđ là cty X của VN, nên việc xác định nơi giao kết hợp đồng sẽ tuân theo pl VN, hợp đồng này tuân thủ về hình thức của pl VN.
Về thời điểm giao kết hđ thì theo quy định tại điều 55 LTM 2005: “hđ mua bán hành hóa được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng” ở đây là ngày 3/2/2000.
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng một thông điệp dữ liệu (điều 33, luật giao dịch điện tử 2005) hay nó là hợp đồng được ký kết thông qua thư điện tử, điện báo, fax, telex, .... ví dụ như thông qua đặt hàng trực tuyến, hđ được giao kết tù sự tương tác giữa khách hàng và chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại đtử. Thời điểm giao kết hợp đồng điện tử là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9 thang 6 năm 2006 của chính phủ về thương mại điện tử; thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/7/2008 của Bộ công thương hướng dẫn nghị định số 57.......).
TIỂU KẾT.
Như vậy qua việc giải quyết đề bài số 7 tôi cũng như các bạn đã phần nào hiểu về hình thức của hợp đồng trong tư pháp quốc tế cũng như vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo pháp luật VN. Mong rằng qua bài luận này của tôi sẽ giúp các bạn phần nào thêm chút kiến thức về một mảng nhỏ trong tư pháp quốc tế là hình thức hợp đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình tư pháp quốc tế, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2009.
2. Giáo trình luật tư pháp quốc tế, ThS. Bùi Thị Thu (chủ biên), Nxb. Giáo dục VIệt Nam
3. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
4. Luật thương mại Việt Nam năm 2005
5. Luật thương mại điện tử 2005
6. Tư pháp quốc tế VIệt Nam, trường đại học Luật TP. Hồ Chi Minh, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2006
No comments:
Post a Comment