17/01/2015
So sánh thành viên công ty và xã viên hợp tác xã - Bài tập cá nhân Luật Thương mại
Điều 1, Luật Hợp tác xã quy định:

“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”.

Qua quy định trên chúng ta thấy, Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân. Nó “hoạt động như một loại hình doanh nghiệp”, điều này đồng nghĩa với việc pháp luật không coi nó là một loại hình doanh nghiệp thực sự, nhưng nó vẫn có một số điểm tương đồng với các loại hình doanh nghiệp khác. Sau đây chúng ta đi tìm hiểu xem, về quy chế thành viên, xã viên của hợp tác xã và thành viên của công ty có các điểm giống và khác nhau như thế nào.

1. Sự giống nhau giữa xã viên hợp tác xã và thành viên công ty.

Về điểm giống nhau thì xã viên hợp tác xã và thành viên của công ty là những người đóng góp phần vốn của mình và trở thành chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế đó.

1. Sự khác nhau giữa xã viên hợp tác xã và thành viên công ty.

Điểu kiện đối với chủ đầu tư.

Khoản 1, 2 Điều17 Luật hợp tác xã quy định điều kiện trở thành xã viên là:

1. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầyđủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã cóthể trở thành xã viên.

Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã.

2. Hộ gia đình, pháp nhân có thể trở thành xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia.

Theo quy định tại Điều 38, khoản 1; Điều 63, khoản 1; Điều 77, khoản 1 của Luật Doanh nghiệp 2005, thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Do luật không có bất kì một quy định nào bắt buộc cá nhân là thành viên của công ty phải mang quốc tịch Việt Nam, do đó, cá nhân là thành viên của công ty có thể là công dân Việt Nam hoặc cũng có thể là người nước ngoài.

Trong khi đó, Luật HTX quy định Xã viên của HTX là cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân. Đối với cá nhân thì cá nhân đó phải là công dân Việt Nam, tuổi từ 18 trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc cán bộ, công chức cũng có quyền trở thành thành viên HTX nhưng không được trực tiếp quản lí và điều hành HTX.


2. Về việc góp vốn

Góp vốn là nghĩa vụ cơ bản của m các nhà đầu tư khi tham gia doanh nghiệp. Góp vốn tạo cơ sở vật chất để doqanh nghiệp tiến hành howatj động kinh doanh. Khi tham gia HTX, xã viên cũng phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn. tuy nhiên nghĩa vụ góp vốn của các xã viên khi gia nhập vào hợp tác xã có điểm khac biệt so với các nhà đầu tư tham gia vào các công ty.

Việc góp vốn là điều kiện bắt buộc đối với thành viên của công ty. Và việc góp vốn của mỗi thành viên là tùy theo quyết định của chính thành viên góp vốn đó. Điều này xuất phát từ bản chất của các công ty là kinh doanh thu lợi, lợi nhuận là mục tiêu hanh=gf đầu mà công ty hướng tới.

Theo luật HTX Xã viên của HTX có thể góp vốn hoặc cũng có thể góp sức vào HTX để trở thành thành viên. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về việc hạn chế mức tối đa của mõi xã viên ở mọi tời điểm không vượt quá 30% vốn điều lệ của HTX. Sở dĩ các xã viên được quyền góp vốn hoặc góp sức thể hiện tính chất đặc trưng của HTX so với các loại hình doanh nghiệp khác, đặc điểm này phù hợp với đối tượng tham gia hợp tác xã cúng như mục đích hợp tác trong HTX

No comments:

Post a Comment