1. Ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Hiện nay pháp luật trong nước cũng đã xây dựng một số quy định về tương trợ tư pháp, cụ thể:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã đưa vào một số quy định về tương trợ tư pháp tại Chương XXXVI (từ điều 414 đến điều 418).
Luật Tương trợ tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
Nghị định số 92/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP.
Thông qua các văn bản trên có thể thấy, vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành gồm những nội dung chính sau:
1.1 Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế.
Trên phương diện quốc tế, tương trợ tư pháp là biểu hiện của chủ quyền quốc gia, các quốc gia khác không được can thiệp và phải tôn trọng, việc cho phép tiến hành hoặc không cho phép, phạm vi, mức độ thực hiện các hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của mỗi quốc gia và việc thực hiện Ủy thác tư pháp quốc tế cũng là một hình thức của TTTP vì thế cũng phải tuân theo những nguyên tắc đó. Vì thế Hiện nay theo quy định tại điều 4 Luật TTTP việc thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
1.2 Phạm vi nội dung thực hiện ủy thác tư pháp.
Nội dung các hoạt động ủy thác tư pháp với các nước cũng có nhiều điểm khác nhau, phụ thuộc quan hệ song phương, cũng như ý chí của các bên ký kết. theo quy định tại điều 10 của Luật TTTP hiện nay thì phạm vi tương trọ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm 4 nội dung:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu lien quan đến tương trợ tư pháp về dân sự:
Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự có thể bao gồm:
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự. Văn bản này thực chất là công văn hoặc công hàm yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu gửi tới nước nhận yêu cầu.
+ Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự thực chất là những nội dung chính trong yêu cầu tương trợ của nước yêu cầu. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự theo quy định tại Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp bao gồm các nội dung như: ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản; tên, địa chỉ cơ quan uỷ thác tư pháp; tên, địa chỉ cơ quan được uỷ thác tư pháp; họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân, tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến uỷ thác tư pháp; nội dung công việc được uỷ thác tư pháp về dân sự (trong phần nội dung công việc này, cơ quan yêu cầu uỷ thác phải nêu rõ mục đích uỷ thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện uỷ thác và thời hạn thực hiện uỷ thác).
+ Quyết định của Toà án. Trong vụ việc dân sự, Quyết định của Toà án có thể là Quyết định ly hôn, Quyết định về truy nhận cha cho con, Quyết định về quyền nuôi con, Quyết định về việc phân chia tài sản, Quyết định về phân chia di sản trong thừa kế…
+ Giấy triệu tập đến Toà án. Trong vụ việc dân sự, Giấy triệu tập có thể liên quan đến việc phân chia tài sản trong ly hôn, nuôi con, cấp dưỡng, thừa kế…
- Triệu tập người làm chứng, người giám định:
Đối với một số vụ việc dân sự cần đến lời khai hoặc chứng cứ của người người làm chứng, bản kết luận chuyên môn của người giám định như một vụ việc về truy nhận cha cho con, tranh chấp tài sản trong hôn nhân, đòi quyền thừa kế… nhưng người làm chứng, người giám định đang ở nước ngoài, thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi đề nghị triệu tập người làm chứng, người giám định tới cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người làm chứng, người giám định đang có mặt để yêu cầu người làm chứng, người giám định có mặt tại Việt Nam trong một thời gian nhất định để họ tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự có liên quan.
Điều 8 Luật Tương trợ tư pháp quy định cụ thể về triệu tập và bảo vệ người làm chứng, người giám định. Qua đó:
+ Người làm chứng, người giám định được tạo điều kiện thuận lợi trong nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải cam kết về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, điều kiện ăn ở, đi lại cho người làm chứng, người giám định; người làm chứng;
+ Người làm chứng, người giám định được triệu tập đến Việt Nam sẽ không bị bắt, bị tam giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử vì những hành vi trước khi đến Việt Nam như cung cấp lời khai làm chứng, bản kết luận chuyên môn đối với vụ án mà người đó được triệu tập; phạm tội ở Việt Nam; có quan hệ với đối tượng đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự của Việt Nam; có liên quan đến một vụ việc dân sự hoặc hành chính khác ở Việt Nam.
- Thu thập, cung cấp chứng cứ:
Khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh việc phải có thu thập chứng cứ ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không có thẩm quyền thu thập trực tiếp chứng cứ ở nước ngoài mà phải gửi yêu cầu về thu thập và cung cấp chứng cứ tới cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Dựa trên yêu cầu tương trợ này của phía Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ xem xét việc có hay không thực hiện yêu cầu tương trợ.
Các trường hợp cần tương trợ tư pháp về dân sự của nước ngoài như đã nêu ở trên phải được thực hiện thông qua cơ quan đầu mối về tương trợ tư pháp về dân sự. Điều 62 Luật Tương trợ tư pháp quy định “Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp; tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các uỷ thác tư pháp về dân sự”. Do vậy, Bộ Tư pháp chính là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong việc giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp về dân sự đối với nước ngoài. Qua đó, khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi yêu cầu tương trợ tới Bộ Tư pháp. Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp.
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự .
1.3 Trình tự thủ tục thực hiện và pháp luật áp dụng.
Hiện nay, theo các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, trình tự thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và các nước được thực hiện qua hệ thống các cơ quan trung ương (Bộ tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao) của hai nước hữu quan. Tuy nhiên, quy trình này được đánh giá là phức tạp, qua nhiều cơ quan, tốn thời gian…ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình xét xử và quyền lợi của đương sự. Cụ thể, quy trình được thực hiện như sau:
a) Đối với các ủy thác tư pháp do Tòa án Việt Nam yêu cầu tòa án nước ngoài thực hiện.
Đầu tiên, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải chuyển hồ sơ ủy thác cho Bộ Tư pháp (là cơ quan trung ương); Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ chuyển sang cho Bộ tư pháp nước ngoài (hoặc cho Bộ ngoại giao) nước được yêu cầu thực hiện.
Tiếp đến Bộ Tư pháp nước ngoài (hoặc Bộ Ngoại giao) chuyển đến các cơ quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ…Nếu có kết quả trả lời thì quy trình lại qua các cơ quan trên gửi ngược trở lại cho Tòa án Việt Nam; nhiều trường hợp, không có kết quả, hoặc không thể thực hiện được việc ủy thác tư pháp do không tìm thấy đương sự ở nước ngoài, có thể dẫn đến bế tắc, tòa có thể phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc.
b) Đối với các ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu Việt Nam thực hiện.
Bộ Tư pháp Việt Nam nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu, vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ tư pháp tra lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sau khi thực hiện phải thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cho Bộ tư pháp; Bộ tư pháp sẽ chuyển văn văn bản dó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nươc yêu cầu là thành viên hoặc thông qua con đường ngoiaj giao.
Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu lien quan, cơ quan có thẩm quyền cua Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ tư pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
Hiện nay, đối với dương sự là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi cho tòa án có thẩm quyền của nước tiếp nhận thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam; đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam thì hồ sơ ủy thác gửi cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước tiếp nhận ủy thác thông quan Bộ Tư pháp Việt Nam.
c) Về pháp luật áp dụng thực hiện ủy thác tư pháp.
Hâu hết các Hiệp định đều quy đinh rằng: khi thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luạt nước mình. theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng các quy phạm tố tụng của bên ký kết yêu cầu, nếu các quy phạm đó không trái với pháp luật của bên ký kết được yêu cầu.
Mỗi bên ký kết chịu các chi phí thực hiện tương trợ tư pháp phát sịnh trên lãnh thổ nước mình. trong trường hợp chi phí thực hiện quá cao, các cơ quant rung ương của hai nươc sẽ thỏa thuận với nhau để giải quyết.
No comments:
Post a Comment