16/06/2014
Danh sách 83 câu hỏi gợi ý ôn tập Tư pháp quốc tế
1.   Chứng minh rằng Tư pháp Quốc tế là một ngành luật độc lập
2.   Mục đích, ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu Tư pháp Quốc tế
3.   Trình bày vai trò của Tư pháp Quốc tế việc phát triển các quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật với nước ngoài.
4.   Trình bày khái niệm Tư pháp Quốc tế và đối tượng điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế.
5.   Phân tích định nghĩa Tư pháp Quốc tế và làm rõ nội dung khái niệm “yếu tố nước ngoài ” trong Tư pháp Quốc tế.
6.   Trình bày những đặc trưng cơ bản của Tư pháp Quốc tế.
7.   Trình bày khái niệm chủ thể của quan hệ Tư pháp Quốc tế và chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, qua đó làm rõ tính đặc thù của Tư pháp Quốc tế.
8.   Hệ thống quy phạm của Tư pháp quốc tế.
9.   Nêu các dạng hệ thuộc cơ bản của quy phạm xung đột.
10.  Nguyên tắc Luật nhân thân (Lex personalis): nội dung và cách thức  áp dụng.
11.  Nguyên  tắc Luật quốc tịch (Lex patriae): nội dung và phạm vi áp.
12.  Nguyên tắc Luật nơi cư trú (Lex domicilli): nội dung và phạm vi áp dụng.
13.  Nguyên tắc Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis): nội dung và phạm vi áp dụng.
14.  Nguyên  tắc Luật nơi có tài sản (Lex rei sitae): nội dung và phạm vi áp dụng.
15.  Nguyên tắc Luật theo ý chí các bên (Lex voluntatis): nội dung và phạm vi áp dụng.
16.  Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus): nội dung và phạm vi áp dụng.
17.  Nguyên  tắc Luật nơi giao kết hợp đồng (Lex loci contractus): nội dung và phạm vi áp dụng.
18.  Nguyên tắc Luật nơi xảy ra hành vi vi phạm (Lex loci delecti commissi): nội dung và cách áp dụng.
19.  Nguyên tắc Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci solutionis): nội dung và phạm vi áp dụng.
20.  Nguyên tắc Luật nơi có toà án (Lex fori): nội dung và phạm vi áp dụng
21.  Trình bày các phương pháp điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế và so sánh với các phương pháp điều chỉnh của các ngành luật khác.
22.  Khái niệm xung độtư pháp luật, cho ví dụ.
23.  Các nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài.
24.  Khái niệm hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại, dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ ba trong Tư pháp Quốc tế; nêu quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
25.  Những trường hợp từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
26.  Hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong Tư pháp Quốc tế.
27.  Khái niệm bảo lưu trật tự công cộng, quy định của pháp luật Việt Nam  về vấn đề này
28.  Nguyên tắc và ý nghĩa của việc xác định quốc tịch của pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
29.  Trình bày các quy tắc được áp dụng để xác định quốc tịch của pháp nhân ở Việt Nam.
30.  Trình bày khái niệm về người nước ngoài và quy chế pháp lý áp dụng cho người nước ngoài trong Tư pháp Quốc tế.
31.  Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam.
32.  Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam
33.  Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với cá nhân trong TPQT Việt Nam.
34.  Trình bày các nguyên tắc thường được áp dụng để xác định quyền năng chủ thể của người nước ngoài trong Tư pháp Quốc tế.
35.  Nguyên tắc lựa chọn Luật nhằm xác định địa vị pháp lý của nưgười hai hay nhiều quốc tịch, người không quốc tịch. 
36.  Nguyên tắc giải quyết xung độtư pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài
37.  Trình bày khái niệm chủ thể của quan hệ Tư pháp Quốc tế và chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, qua đó làm rõ tính đặc thù của Tư pháp Quốc tế.
38.  Nguyên tắc luật nơi có tài sản (Lex rei sitae): khái niệm, nội dung và lĩnh vực áp dụng.
39.  Những trường hợp không áp dụng nguyên tắc Luật nơi có tài sản (Lex rei Sitae).
40.  Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ trong Tư pháp quốc tế.
41.  Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài và quyền sở hữu thông thường để làm rõ đặc thù của Tư pháp Quốc tế.
42.  ý nghĩa và nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ  có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
43.  Nội dung Công ước Bec nơ năm 1886 về quyền tác giả.
44.  Nội dung Công ước Giơne vơ năm 1952 về quyền tác giả.
45.  So sánh nội dung cơ bản của Công ước Bec nơ năm 1886 và Công ước Ge ne vơ năm 1952 về quyền tác giả.
46.  Nội dung cơ bản của Thoả ước Madrit năm 1891 về nhãn hiệu hàng hoá.
47.  Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs của WTO.
48.  Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
49.  Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
50.  Nguyên tắc giải quyết xung độtư pháp luật về quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam.
51.  Nguyên tắc giải quyết xung độtư pháp luật về quan hệ thừa kế theo quy định của Pháp luật Việt Nam
52.  Khái niệm và nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. So sánh với khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
53.  Các hình thức giao kết hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài.
54.  Tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá với thư-ơng nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam .
55.  Trình bày điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam .
56.  Các hình thức trách nhiệm trong hợp đồng mua bán với thương nhân nuớc ngoài và các trường hợp miễn trách nhiệm trong trường hợp  không thực hiện nghĩa trong hợp đồng đó.
57.  Nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 
58.  Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
59.  Giải quyết xung đột về ly hôn theo pháp luật Việt Nam
60.  Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
61.  Vai trò, chức năng và thực tiễn hoạt động của các trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài
62.  Điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
63.  Trình bày khái niệm tố tụng dân sự quốc tế.
64.  Quy chế pháp lý của người nước ngoài trong TPQT
65.  Nội dung nguyên tắc quyền miễn trừ  Quốc gia trong Tư pháp quốc tế.
66.  Liên hệ giữa việc xác định thẩm quyền xét xử và xác định luật áp dụng trong Tư pháp Quốc tế.
67.  Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Toà án Việt Nam
68.  Quy định về thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam .
69.  Khái niệm uỷ thác tư pháp quốc tế.
70.  Nguyên tắc thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam 
71.  Công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam.
72.  Những trường hợp từ chối công nhận và thi hành các bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam 
73.  Những đặc điểm của trọng tài thương mại quốc tế.
74.  Xác định thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.
75.  Gía trị pháp lý của thoả thuận trọng tài.
76.  Luật áp dụng trong giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài.
77.   Vai trò của Toà án trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế
78.  Hiệu lực của quyết định trọng tài theo quy định của Pháp luật Việt Nam .
79.  Điều kiện, thủ tục công nhận  và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam .
80.  Những trường hợp từ chối công nhận và thi hành các bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam.Các trường hợp không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài theo quy định của  Công ước New York năm 1958
81.  Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam .
82.  Ý nghĩa và nguyên tắc của việc công nhận và thi hành các quyết định, bản án dân sự của toà án nước ngoài.
83.  Tổ chức bộ máy và thẩm quyền của trung tâm  trọng tài quốc tế Việt Nam .

No comments:

Post a Comment