01/02/2015
Vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song phương Việt Nam kí kết với các nước
Vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song phương Việt Nam kí kết với các nước.


Hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dân sự với các nước được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định Tương trợ tư pháp (và pháp lý) được ký kết giữa Nhà nước ta với nước ngoài. Hiện nay, trên đầy đủ các lĩnh vực dân sự, thương mại, hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án, Việt Nam đã ký, đã và đang chuẩn bị đàm phán, chuẩn bị rà soát, sửa đổi, hiện đại hóa rất nhiều Hiệp định TTTP với các nước. Dưới đây là một số liệt kê dựa trên hiểu biết của em:


Những Hiệp định đã được kí kết:

- Những hiệp định TTTP với phạm vi rộng, điều chỉnh TTTP trên đầy đủ các lĩnh vực dân sự, hình sự và dẫn độ: đó là các Hiệp định với Liên Xô cũ (10/12/1981), Tiệp khắc (12/10/1982), Cu Ba (30/11/1984), Hung-ga-ri (18/01/1985), Bun-ga-ri (03/10/1986),  Ba Lan (22/3/1993), CHDCND Lào (06/7/1998), Nga (25/8/1998), Ucraina (16/4/2000), Mông Cổ (17/4/2000), Bê-la-rút (14/9/2000), CHDCND Triều Tiên (04/5/200

- Hiệp định quy định riêng về TTTP chỉ trên lĩnh vực dân sự và thương mại: với CH Pháp (24/02/1999), Trung Quốc (19/10/1998) và  Angeri (14 /4/2010);

-  Hiệp định quy định riêng về TTTP chỉ trên lĩnh vực hình sự: với Angeri (14/4/2010) và Hàn quốc (9/2003).

- Hiệp định ASEAN về TTTP trong lĩnh vực hình sự.

- Hiệp định quy định riêng về TTTP chỉ trên lĩnh vực dẫn độ: với Hàn Quốc (9/2003) và Angeri (14/4/2010). 

-  Hiệp định quy định riêng về TTTP trên lĩnh vực chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù với các nước: Vương quốc Anh và Bắc Ailen (12/9/2008), với Australia (12/9/2008), Hàn quốc (29/5/2009), Thái Lan (19/7/2010), Ấn Độ (19/6/2009).

- Hiệp định về TTTP trong lĩnh vực hình sự giữa các nước ASEAN (Việt Nam phê chuẩn năm 2008).

Ngoài ra, trong lĩnh vực hợp tác về hình sự, trong đó có hợp tác phòng chống tội phạm quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, hợp tác phòng chống ma túy, Việt Nam đã ký kết, tham gia rất nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương. Có thể kể đến việc ngay từ năm 1997, Việt Nam đã tham gia ký những Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên Hợp Quốc (Công ước 1961, 1971 và 1988);  đã ký nhiều Hiệp định, Thoả thuận hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý và Hiệp định có liên quan đến phòng chống ma tuý với các nước trong khu vực và trên thế giới; 01 Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Việt Nam tham gia ký ngày 13/12/2000).

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị các điều kiện, thủ tục cần thiết để triển khai việc đàm phán và ký kết mới Hiệp định TTTP về dân sự, thương mại với các nước như Anh, Campuchia, Kazakhtan,...

Đa phần các Hiệp định TTTP với các nước trước đây thuộc hệ thống XHCN được Nhà nước Việt Nam ký vào những năm 80, khi thể chế về TTTP của nước ta còn rất sơ sài. Cho nên nhu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung, hiện đại hóa hoặc thay mới (nếu cần thiết) các Hiệp định đã ký trước đây là rất cần thiết để đảm bảo sự tương thích giữa các Hiệp định đó với Luật Tương trợ tư pháp, các Hiệp định đa phương về TTTP cũng như phù hợp với thực tiễn triển khai công tác tương trợ tư pháp.

No comments:

Post a Comment