Hiện nay, do các quan hệ dân sự trong đời sống quốc tế ngày càng phát triển, yêu cầu công nhận và thi hành các bản án của tòa án nước ngoài trở nên hết sức caanfthieets nhằm bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên đương sự vào để đảm bảo sự ổn định, phát triển của giao lưu dân sự quốc tế. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài tìm hiểu về “ công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam ”. Sau đây em xin đi vào cụ thể
Nội dung
I: Khái niệm chung :
* Khái niệm bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài :
Trong các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia đều đã đưa ra những khái niệm khác nhau về bản án, quyết định dân sự của TANN, nhưng về cơ bản là giống nhau và có thể khái quát rằng : “bản án, quyết định dân sự của TANN là bản án, quyết định dân sự được tuyên ở ngoài lãnh thổ một quốc gia bởi cơ quan tài phán có thẩm quyền và được xem xét bởi một quốc gia không ban hành bản án, quyết định dân sự đó.”
Theo pháp luật Việt Nam, bản án, quyết định dân sự của TANN được quy định tại Khoản 1 Điều 342 BLTTDS: “Bản án, quyết định dân sự của TANN là bản án, quyết định dân sự về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định dân sự, hình sự, hành chính của TANN và quyết định dân sự khác của TANN nà theo pháp luật Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự”
* Khái niệm công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN:
“công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN là hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị pháp lý của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của một quốc gia khác và làm cho nó có hiệu lực thi hành trên thực tế tại lãnh thổ quốc gia đó.”
Pháp luật Việt Nam đưa ra khái niệm công nhạn và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN trong các Hiệp định tương trợ tư pháp ( BLTTTDS, LTHA )
II: Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam:
1. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam trong trường hợp có Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các nước :
Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết với 16 nước Hiệp định song phương điều chỉnh hợp tác quốc tế song phương về các vấn đề tương trợ tư pháp về dân sự, trong đó có yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TA các nước ký kết trên lãnh thổ của nhau, bao gồm:
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHDC Đức ký ngày 12/12/1980 ( Hết hiệu lực ngày 16/4/1994)
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Xô Viết kỳ ngày 10/12/1981 ( Nga kế thừa )
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Tiệp khắc ký ngày 12/10/1982 ( Séc và Slovakia kế thừa )
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Cu Ba ký ngày 30/11/1984
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Hunggari ký ngày 18/11/1985
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Bunggari ký ngày 3/10/1986
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CH BaLan ký ngày 23/3/1993
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào ký ngày 6/7/1998
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Liên Bang Nga ký ngày 25/8/1998 ( thay thế cho hiệp định năm 1981 với Liên xô cũ, có hiệu lực từ 27/8/2012 ).
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Trung Hoa ký ngày 19/10/1998
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Pháp ký ngày 22/4/1999
• HĐTTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hào Ucraina ký ngày 06/4/2000
• HĐTTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Mông Cổ ký ngày 17/4/2000
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CH Bêlarut ký ngày 14/9/2000
• HĐTTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Triều Tiên ký ngày 3/5/2002
• Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa CHXHCN Việt Nam và An-giê-ri ký ngày 14/4/2010
Tất cả các hiệp định song phương này đều có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN. Chế định công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của nước ngoài trong các hiệp định tương trợ tư pháp thường bao gồm các nội dung: phạm vi công nhận và thi hành, điều kiện công nhận và thi hành, nội dung đơn yêu cầu công nhận và thi hành, thủ tục công nhận và thi hành, việc chuyển tiền và tài sản để đảm bảo quyết định.
Nhìn chung, điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TA các nước ký kết đó là :
• Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nước ký kết đã tuyên bản án, quyết định đó
• Bản án, quyết địn về dân sự của nước ký kết yêu cầu có hiệu lực pháp luật mà không trái với pháp luật của nước ký kết được yêu cầu, hoặc trước đó nước ký kết được yêu cầu chưa bao giờ công nhận, bản án, quyết định về một vụ án tương tự từ unwocs thứ 3 hoặc vào thời điểm công nhân bản asnm quyết định đó tòa án của nước ký kết được yêu cầu chưa thụ lý hoặc xem xét vụ án tương tự
• Bản án, quyết định của TA xét xử vụ án mà các đương sự hoặc người đại diện và quyền tố tụng của họ được đảm bảo
• Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định đó sẽ không gây phương hại đến chủ quyền và án ninh quốc gia hoặc không gây mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của luật unwocs ký kết được yêu cầu
Như vậy trong trường hợp “công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN” mà nước đó có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với Việt Nam thì phải thực hiện theo Hiệp định đó.
Ví dụ: trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa vn và bungari . các quy định về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự cảu ta nước ngoài được ghi nhận tại Chương VII từ Điều 46 – Điều 58 của hiệp định. Tại chương này quy cụ thể về công nhận các quyết định về vụ kiện mang tính chất tài sản, không mang tính chất tài sản, thể thức coongn hận và cho phép thi hành, những giấy tờ kèm theo, thủ tục trình tự cần thiết, án phí ……
2. Trường hợp không có các điều ước quốc tế:
Vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TANN hiện đã được điều chỉnh trong BLTTDS năm 2004. Về cơ bản có các nội dung sau :
2.1 Về nguyên tắc công nhận và cho thi hành :
Theo quy định tại Điều 343 BLTTDS 2004 thì TA VN xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài theo các nguyên tắc sau :
• Thứ nhất, dựa trên cơ sở Điều ước quốc tế : “a) Bản án, quyết định dân sự của TA của nước mà VN và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này” ( Theo Điểm a Khoản 1 Điều 343 BTTTDS)
Theo nguyên tắc này, các cơ quan có thẩm quyền Vn khi thụ lý đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN phải xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có xuất phát tư nước mà Vn ký kết về vấn đề này hay không. Đây là điều kiện đầu tiên để các cơ quan có thẩm quyền vn xem xét công nhận hay từ chối công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN.
• Thứ hai, dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”: bản án, quyết định dân sự của TANN, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được TAVN xem xét công nhận và cho thi hành tại VN trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Vn và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó ( Khoản 3 Điều 343 BLTTDS )
• Thứ ba, bản án, quyết định dân sự của TANN được pháp luật vn công nhận và cho thi hành ( Điểm b khoản 1 điều 343 BLTTDS ). Theo đó, các bản án, quyết định dân sự của TANN muốn được TAVN xem xét công nhận và cho thi hành phải là những bản án, quyết định được pháp luật việt nam quy định công nhận và thi hành
• Thứ tư, bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VN và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà việt nam ký kết hoặc gia nhập ( Khoản 4 Điều 343 ). Đây là nguyên tắc tôn trojg các cam kết quốc tế mà vn đã tham gia. Nội dung của nguyên tắc thể hiện sự thừa nhận của vn đối với các bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VN.
• Thứ năm: TAVN chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VN khi có đơn yêu cầu không công nhận ( Khoản 6 Điều 343 BTTTDS ). Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng lợi ích của các bên liên quan đến bản án, quyết định dân sự của TANN. Nội dung của nguyên tắc tạo cơ sở pháp lý cho bên có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có quyền yêu cầu TAVN tiến hành xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN.
• Thứ sáu: Bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ được thi hành tại VN sau khi được tòa án VN công nhận và cho thi hành ( Khoản 4 Điều 343 ). Điều này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, phán quyết của TANN không thể đương nhiên có hiệu lực trên lãnh thổ nước khác, do vậy, bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được TAVN xem xét công nhận và cho thi hành.
2.2: Về thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại VN:
Theo quy định tại Điều 352 BLTTDS thì thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN là TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành
Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN: thì TA nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của TANN cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của TANN ( Điểm d khoản 2 Điều 35 BLTTDS )
Đối với yêu cầu không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam thì TA nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của TANN không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam ( Điểm d Khoản 2 Điều 35 BLTTDS )
Trong trường hợp người yêu cầu nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau ( điểm d, điểm e khoản 2 Điều 35 BLTTDS ) thì TA đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết yêu cầu. Các tòa án khác, nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 354 BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu, xóa tên việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn.
2.3 : Về thủ tục và trình tự công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của TANN:
Tòa án vn sẽ không xem xét lại nội dung vụ án, tranh chấp đã được TANN giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu giữa bản án, quyết định cùng hồ sơ tài liệu đi kèm với các quy định của pháp luật vn để quyết định có công nhận và cho thi hành tại vn hay không. Về thủ tục và trình tự xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại việt nam bản án, quyết định dân sự của tann, BLTTDS quy định:
Bước 1 : Xét đơn yêu cầu
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài phải được gửi đến BTPVN. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Bước 2: Chuyển hồ sơ cho tòa án
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, BTP phải chuyển hồ sơ đến TA có thẩm quyền ( TAND cấp tỉnh, tp trực thuộc TƯ nơi người phải thi hành cư trú hoặc làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành )
Bước 3 : Thụ lý hồ sơ
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do BTP chuyển đến, TA có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo đến viện kiểm sát cùng cấp. trong thời gian thụ lý, TA có yêu cầu người gửi đơn, TA nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhân được văn bản của TAVN yêu cầu giải thích. BTP gửi cho người gửi đơn yêu cầu hoặc TANN văn bản yêu cầu giải thích đó. Cuối cùng, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trarl ời yêu cầu giải thích, BTP gửi cho TAVN đã yêu cầu văn bản trả lời đó.
Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu :
Trong thời gian 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà TA ra một trong các quyết định : Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hoặc mở phiên họp xét đơn yêu câu. TA phải mở phiên họp trong thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, TA chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước ngày mở phiên họp
Bước 5: Phiên họp xét đơn yêu cầu :
Theo Điều 355, Điều 369 BLTTDS, thành phần phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quết định dân sự của TANN bao gồm những người sau đây :
Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm 3 thẩm phán, trong đó có 1 thẩm phán do chánh án chỉ định làm chủ tọa
Kiểm sát viên VKS cùng cấp phải tham gia phiên họp. Trường hợp vắng KSV thì phải hoãn phiên họp
Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người có nghĩa vụ thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Nhưng người này được triệu tập đến phiên họp theo quy định của pháp luật vn
Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu vắng người phải thi hành hoặc đại diện hợp pháp của người đó yêu cầu xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Sau khi xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo, nghe í kiến của người triệu tập, của KSV, Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận và quyết định theo đa số công nhận và cho thi hành quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN, Sau phiên họp sơ thẩm, quyền khagns cáo của đương sự và quyền kháng nghị của VKS được đảm bảo theo pháp luật Việt Nam ( Điều 358 Điều 372 BLTTDS )
Bước 6: Gửi quyết định của TA
Ngay sau khi ra quyết định công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định của TANN, TA gửi cho các đương sự và VKS cùng cấp quyết định đó, nếu đương sự ở nước ngoài thì quyết định được gửi thông qua BTp
Bước 7: Thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN:
Những bản án, quyết định dân sự của TANN đã được TA VN công nhận và cho thi hành tịa VN có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của TA VN đã có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định công nhận và cho thi hàn h tại VN có hiệu lực pháp luật, TA đã tuyên bản án, quyết định đó phải chuyển giao bản án cho cơ quant hi hành bản án cùng cấp với tA đã xét xử sơ thẩm để thi hành. Việc thi hành phải tuân thủ các quy định của pl vn về thi hành bản án, quyết định dân sự
2.4: Thủ tục và trính tự xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
Được quy định từ Điều 360, 361, 362, 363 BLTTDS, theo đó :
• Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối tiếp nhận đơn yêu cầu sau đó chuyển cho TA có thẩm quyền VN ( TAND cấp tỉnh )
• Hội đồng xét đơn yêu cầu không công nhận tương tự như hội đồng xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN
• Theo Điều 363 BLTTDS, VKSND cùng cấp hoặc VKSNDTC có quyền kháng nghị các quyết định sau đây của TA:
• Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu
• Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu
• Quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
• Quyết định bác đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Sau khi xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người triệu tập, của KSV, Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận và quyết định ( theo đa số ) công nhận và cho thi hành quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN. Sau phiên tòa sơ thẩm, quyền kháng cáo của đương sự được đảm bảo theo quy định của pháp luật vn. Các đơn kháng cáo, kháng nghị sẽ được TANDTC xen xét lại theo thủ tục phúc thẩm.
Khi xét đơn yêu cầu không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN, TAVN không được xét xử lại vụ kiện mà chỉ xem xét các thủ tục về mặt tố tụng của việc tuyên bản án, quyết định đó có đảm bảo hay không. ( Khoản 4 Điều 355 BLTTDS ).
2.5 : Kháng cáo, kháng nghị và thủ tục xét kháng cáo, kháng nghị:
Quy định tại Điều 358, Điều 359 BLTTDS
Với yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN và yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài:
Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày TA ra quyết định đó. ( nếu họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu, trường hợp bất khả kháng, thời gian đó không được tính vào thời hạn kháng cáo ).
Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày. Của VKSNDTC là 30 ngày kể từ ngày TA ra quyết định.
III: Thực tiễn thi hành pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam.
Thực tiễn hiện nay, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết địng dân sự của TANN tại VN chủ yếu tập trung trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Sau đây là một số vụ việc cụ thể :
Vụ việc 1 : Ngày 7/8/2009. TATC British Columbia Canada cho ông DTH được ly hôn với bà DTNH theo bản án ly hôn số E080672. Về con chung và tài sản chung không có. Ngày 21/9/2009, bà DTNH có đơn yêu cầu BTP công nhận và cho thi hành tại VN bản án của TA nêu trên. Đơn và các tài liệu kèm theo của bà DTNH được chyển đển TA có thẩm quyền của VN giải quyết ( TAND TP HCM ). Thụ lý đơn, thẩm phán được phân công giải quyết cho rằng ông DTH đang cư trú tại Canada nên bà DTHN chưa đủ điều kiện để yêu cầu tòa án giải quyết nên ngày 26/1/2010 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhân và cho thi hành tại Việt Nam bản án của TA nước ngoài. Căn cứ pl áp dụng : Điều 342, 343, k1 điều 344, điểm b khoản 1 điều 354, điều 357, điều 358 BLTTDS.
Vụ việc 2 : Bà GNP cư trú tại VN và ông TDD cư trú tại Hoa kỳ kết hôn theo quy định của pháp luật việt nam. Sau đó ông TDD xin ly hôn với bà GNP tại Hoa kỳ. Ngày 4/3/2009, tòa án thượng phẩm bang California, hạt San Bernardino, Hoa kỳ cho ông TDD ly hôn với bà GNP theo bản án ly hôn sô FAMRS spps 802358. Về con chung và tài sản chung không có. Ngày 1/8/2009, bà GNP có gửi đến BTP để yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nêu trên tại VN. Đơn và các tài liệu kèm theo của bà GNP được chuyển đến TA có thẩm quyền tại VN để giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN, Cùng lý lẽ như vụ việc số 1, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án của Tòa án nước ngoài. Căn cứ áp dụng pháp luật : Điều 194, 342, 343, khoản 1 điều 344, điểm b khoản 1 điều 354, điều 357, điều 358 BLTTDS.
Nhận xét chung :
Việt Nam và hai nước trên chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp, do vậy, việc công nhận 2 bản án này sẽ được xem xét theo các quy định của BLTTDS VN. Cả 2 vụ án trên, TAVN đều căn cứ vào khoản 1 Điều 344, điểm b khoản 1 điều 354 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (Lý do bị đơn cư trú ở nước ngoài nên chưa đủ điều kiện tòa án VN giải quyết , mặt khác, trong trường hợp trên người yêu cầu lại đồng thời là người thi hành án). Có thể thấy, 2 lý do mà TA VN đưa ra chưa hoàn toàn có sức thuyết phục, nếu chỉ đựa vào căn cứ nêu trên để ra quyết định đình chỉ, pháp luật việt nam trong trường hợp này sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong nước. Khi bản án trên được TANN tuyên có hiệu lực, đương sự ở nước ngoài không còn bị ràng buộc với đương sự trong nước. Họ có thể kết hôn với người khác, trong khi đó đương sự trong nước không thể làm như vậy vì bản án chưa được tòa án việt nam công nhận và cho thi hành. Trong trường hợp này, họ chỉ có thể làm đơn xin ly hôn yêu cầu tòa án giải quyết để chấm dứt quan hệ hôn nhân với đương sự ở nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng cùng 1 vụ án sẽ có 2 phán quyết của 2 tòa án khác nhau, điều này lại dẫn tới sự mâu thuẫn trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN.
Thông qua 2 vụ việc trên, có thể thấy một số hạn chế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại VN:
Về điều kiện nộp đơn:
+ Chủ thể :
Điều 344 tuy không quy định cụ thể nhưng cũng đề cập đến việc nếu chủ thể nộp đơn là người phải thi hành bản án thì đơn yêu cầu sẽ không được chấp nhận. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc xác định tư cách chủ thể của người nộp đơn.
Ngoài ra, trên thực tế, việc xác định rõ tư cách chủ thể của người nộp đơn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng còn trong quá trình công nhận và cho thi hành bản án thì hoàn toàn không cần thiết, vì điều này không làm thay đổi bản chất sự việc
+ Điều kiện :
Pháp luật Việt Nam quy định việc nộp đơn chỉ được tiến hành nếu bên phải thi hành cư trú, làm việc tại việt nam, có trụ sở chính tại việt nam hoặc tài sản tại việt nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu. Như vậy, đói với những người phải thi hành là cá nhân, theo quy định, đơn yêu cầu sẽ không được chấp nhận nếu cá nhân phải thi hành không cư trú, làm việc tại vnm thàm chí có mặt tại vn mà k cư trú…Mà trên thực tế có nhiều trường hợp yêu cầu công nhận mà khong cần thiết hải có mặt người phải thi hành tại vn và cũng k cần xác định được tài sản của người phải thi hành có tại vn .
Một số giải pháp đưa ra :
1: Đẩy mạnh việc ký kết các Điều ước quốc tế mới về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
Hiện nay, VN đã có quan hệ với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ, thế nhưng lại chỉ có Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý được ký kết liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, việc đẩy mạnh ký kết các Điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết đinh dân sự của TANN sẽ giúp Việt Nam tìm được tiếng nói chung với các quốc gia khác, từ đó tạo ra được sự tương ứng giữa pháp luật của việt nam với các quốc gia đó. Điều này rất quan trọng đối với việt nam, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
2: Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANNL
Hoàn thiện các quy định trong Luật tương trợ tư pháp. Sửa đổi một số điều luật cho phù hợp.
Khoản1 Điều 344 có thể sửa thành : “1. Các bên trong bản án, quyết định dân sự của TANN hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền nộp đơn yêu cầu TAVN công nhận và cho thi hành tại việt nam bản án, quyết định dân sự đó nếu:
• Bên phải thi hành là cá nhân cứ trú, làm việc tại VN hoặc có tài sản tại vn vào thời điểm nộp đơn. TRường hợp bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ liên quan đến quan hệ nhân thân thf không có yêu cầu tài sản thì không áp dụng điều kiện này
• Bên phải thi hành là tổ chức có trụ sở chính tại vn hoặc có chi nhánh, văn phòng đại diện tại vn trong trường hợp vụ việc có liên quàn đến hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện haowcj có tài sản tại vn vào thời điểm nộp đơn”
3: Đề cao trách nhiệm của cơ quan NN trong việc triển khai các giải pháp xây dựng và áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của TANN tại VN:
Đối với cơ quan lập pháp cần đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, giao cho các cơ quan liên quan của chính phủ như BTP, BNG phối kết hợp với TANDTC, VKSNDTC tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định của pl về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN
Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần có sự phối hợp đồng bộ với nhau để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN
1: Khóa luận tốt nghiệp . Trần thị huyền thương . Vấn đề công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2: Khóa luận tốt nghiệp. Trần Thị Thảo. Một số vấn đề pháp lý cơ bản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
3: Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại việt nam bản án, quyết định dân sự của TANN – ThS Bành Quốc Tuấn – trang 41 Số 5 Tháng 3/2011 (Quyển 1) Tạp chí nghiên cứu lập pháp
No comments:
Post a Comment