09/12/2014
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 4 Quyền sở hữu và thừa kế trong tư pháp quốc tế
Câu 15.  Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế.

a. Khái niệm
Là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản.
Trong khoa học TPQT, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

- Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…VD: Một nước ngoài Việt Nam tham quan du lịch, mang theo tài sản cá nhân. Việc công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam hay không sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan hệ sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài. 

- Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài. VD: Một công ty XNK Việt Nam kí một hợp đồng mua bán ngoại thương với một pháp nhân nước ngoài về việc nhập khẩu linh kiện máy móc về Việt Nam. Hợp đồng này được kí trên lãnh thổ nước ngoài và đã phát sinh hiệu lực pháp lý, hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ nước ta. Vậy trong trường hợp này, quyền sở hữu của công ty Việt Nam sẽ được xác định như thế nào sẽ dựa vào các quy phạm TPQT. Quan hệ sở hữu này cũng được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.


b. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu 

+ Giải quyết xung pháp luật về quyền sở hữu ở các  nước.

Áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản: tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật của nước đó.

Không những quy định nội dung quyền sở hữu mà còn ấn định cả điều kiện phát sinh, chấm dứt chuyển dịch quyền sở hữu.

Pháp luật nơi có tài sản còn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển: tài sản quá cảnh quốc gia.

Hệ thuộc luật nơi có tài sản còn được áp dụng người thủ đắc trung thực: người chiếm hữu vật ngay tình: Việc bảo hộ người chiếm hữu vật ngay tình trước yêu cầu đòi lại tài sản của chủ sở hữu pháp luật đã quy định rõ nước áp dụng: luật nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc hoặc luật nơi có tài sản đang tranh chấp.

Luật nơi có ài sản áp dụng định danh tài sản là động sản hay bất động sản.

Các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, tài sản pháp nhân, tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

+  Giải quyết xung đột pháp luật vè quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam
- Theo nguyên tắc chung: luật nơi có tài sản theo K1 Điều 766: “ Việc xác lập, thực hiện, thay đổi chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung qnội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.
Người nước ngoài có quyền sở hữu đối với tài sản của họ tại Việt Nam;  thừa nhận quyền sở hữu của người nước ngoài trong phạm vi hành xử tuân theo pháp luật nước nơi có tài sản.
- Khoản 2 Điều 766 thì quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo nước động sản được chuyển đến nếu không có thoả thuận khác.
Pháp luật của nước nơi tồn tại tài sản, nơi tài sản chuyển đến>>phù hợp pháp luật  Việt Nam vì nước ta là nước nhập siêu.
Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng định danh tài sản theo khoản 3 Điều 766 BLDS thì việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. 
Bất động sản: đất, nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất; tài sản trong lòng đất.
Phân biệt bất động sản hoặc động sản: không căn cứ vào giá trị tài sản mà căn cứ vào tính chất cơ học của tài sản, di chuyển hay không di chuyển.
Các trường hợp ngoại lệ liên quan: tàu bay, tàu biển: khoản 4 Điều 766 việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dịch và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng Hoà Xã hội Việt Nam.
Tàu bay: áp dụng theo pháp luật của quốc gia nơi đăng ký(luật hàng không dân dụng 2006 tàu bay).Còn các trường hợp tàu biển là pháp luật mà quốc gia mà tàu biển mang quốc tịch.
Ngoài ra trong hệ luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực:

Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: áp dụng theo pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch.

Quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài.

Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp: mang tính lãnh thổ;

Các quan hệ tài sản liên quan đến đối tượng của các đạo luật quốc hữu hoá: tuân theo đạo luật quốc hữu hoá: xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của quốc gia mình.

Câu 16. Hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa.

a. Khái niệm

Quốc hữu hóa là việc chuyển giao công cụ, tư liệu sản xuất, ruộng đất, hầm mỏ,xí nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông thuộc sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu nhằm thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế xã hội.

Tài sản là đối tượng quốc hữu hóa có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước cũng có thể là cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.

Quốc hữu hóa là một trong những biện pháp cải cách kinh tế xã hộ không phải là biện pháp trừng phạt riêng lẻ, thực hiện với nhiều chủ thể.

Việc quốc hữu hóa có thể bồi thường hoặc không có bồi thường.

b. Hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa
 Đa số các quốc gia đều thừa nhận là hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa mang tính trị ngoại lãnh thổ: vượt ra phạm vi quốc gia: vượt ra phạm vi lãnh thổ.
Đạo luật quốc hữu hóa do quốc gia ban hành không chỉ có hiệu lực đối với tài sản là đối tượng của quốc hữu hóa nằm trên lãnh thổ nước mình mà ngay cả tài sản đó nằm ở lãnh thổ nước ngoài.
Trong thực tiễn các quốc gia nước ngoài chỉ trả lại tài sản là đổi tượng của đạo luật quốc hữu hóa trong trường hợp vào thời điểm đạo luật quốc hữu hóa có hiệu lực thì tài sản vẫn đang nằm trên lãnh thổ quốc gia tiến hành quốc hữu hóa. Vì một lí do nào đó tài sản đó bị đem ra nước ngoài thì quốc gia đó sẽ trả lại. 

Câu 17. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam

Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam là quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam. Vấn đề này được thể hiện trong các quy định cụ thể của pháp luật:
Trong Hiến pháp nước CHXHCNVN Điều 25 quy định: “ Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, phù hợp với Pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản và các quyền lợi khác của tổ chức cá nhân nước ngoài.
Theo K2 Điều 761 Bộ luật  dân sự thì “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam”.
Hiệp định tương trọ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam – Liên Bang Nga đã quy định: Công dân nước kí kết này được hưởng trên lãnh thổ của nước kí kết kia sự bảo hộ pháp luật đối với các quyền nhân thân và tài sản mà nước kí kết kia dành cho công dân của mình.
Tại Luật Đầu tư 2005 nhà nước CHXHCNVN bảo đảm đối xử công bằng và thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của bên nước ngoài không bị trưng thu trưng dụng hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính, không bị quốc hữu hóa. Nếu do thay đổi của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hoạt động đầu tư thì nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư: thay đổi mục tiêu hoạt động dự án; giảm miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật;thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài được coi là các khoản lỗ và được chuyển sang cho các năm tiếp theo…
Các chủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
- Lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh;
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật hoặc dịch vụ; 
- Tiền gốc và lãi các khoản cho vay trong quá trình hoạt động
- Vốn đầu tư…

Đối với nhân viên ngoại giao nước ngoài và của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, quyền sở hữu của họ sẽ được điều chỉnh bởi các ĐƯQT mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia, tập quán quốc tế và Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. ( năm 1993).

Câu 18. Khái niệm quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế và trình bày phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam.

a. Khái niệm
Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Trong khoa học TPQT, một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài khi có các dấu hiệu:

Chủ thể: người để lại thừa kế và người thừa kế mang quốc tịch khác nhau hoặc một bên mang quốc tịch của một nước này và bên kia là người quốc tịch.

Di sản thừa kế dang tồn tại ở nước ngoài.

Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài: một công dân Việt Nam sống chết ở nước ngoài, khi chết còn một số tài sản trong nước. Quan hệ thừa kế giữa người thân (vợ, con) của người đó đối với tài sản trên phát sinh dựa trên cơ sở pháp lý là cái chết của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra do pháp luật của các nước có những quy định khác nhau về quan hệ thừa kế nên xảy ra xung đột mà không có quy phạm thực chất thống nhất điều chỉnh

b. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam.

+ Cơ sở pháp lý Điều 767 và 768 BLDS.
Về nguyên tắc chung: nhà nước đảm bảo quyền thừa kế và bình đẳng về quyền thừa kế mọi cá nhân ( kể cả nước ngoài) đều có quyền thừa kế và để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 767 thừa kế theo pháp luật.

- Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Như vậy, theo quy định trên thì di sản thừa kế là động sản pháp luật Việt Nam đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải quyết

- Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

+ Thừa kế theo di chúc
Khoản 1 Điều 768 BLDS quy định: “ Năng lực lập di chúc, thay đổi, hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”. Còn về hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc ( khoản 2 Điều 768).
Về thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp luật của nước ta không có các quy định cấm mà trên thực tế nhà nước ta cho phép và bảo hộ công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận di sản thừa kế mà người thân của họ để lại ở nước ngoài.
Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài: Điều 660 BLDS quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được công chứng, nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn chứng thực:

- Di chúc của người đang đi trên tàu bay, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;

- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

Đối với những trường hợp nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài thì các di chúc này được coi là hợp pháp nếu pháp luật nước ngoài được áp dụng để lập di chúc không trái với các nguyên tắc cơ bản của PL CHXHCNVN. 

c. Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các Điều ước quốc tế
Nước CHXHCNVN  đã kí kết với nhiều nước hiệp định tương trợ tư pháp về DS, HN – GĐ và HS với các nước: Đức, Nga, Séc, Cu ba, Hungari, Bal an…
Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các HĐ này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế: công dân nước kí kết này bình đẳng với công dân nước kí kết kia trong việc lập, hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước kí kết kia cũng như về khả năng nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nhà nước kí kết kia dành cho công dân nước mình.
Căn cứ vào: Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam  - Đức, Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Nga; Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Séc, Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Bungari; Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Hungari quyền thừa kế được xác định như sau:

- Đối với động sản: quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước kí kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.

- Đối với bất động sản: quyền thừa kế bất động sản được xác định tho pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản.

- Việc phân biệt động sản và bất động sản các hiệp định này ghi nhận nguyên tắc: Pháp luật luật các nước kí kết nơi có tài sản thừa kế là pháp luật được áp dụng.

Về thừa kế theo di chúc các hiệp định trên ghi nhận các nguyên tắc cơ bản sau:

- Về hình thức: di chúc của công dân một nước kí kết được cơi là có giá trị về mặt hình thức nếu nó phù hợp với:

o Pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm người ấy chết;

o Pháp luật của nước kí kết nơi lập di chúc. 

o Những nguyên tắc trên cũng được thừa nhận với việc hủy bỏ di chúc.

- Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc: khi giải quyết vấn đề này các hiệp địnháp dụng nguyên tắc luật quốc tịch, cụ thể: năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc và hậu quả pháp lý của những thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người để lại di chúc được xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di chúc.

Câu 19. Di sản không có người thừa kế.
Không có người hưởng số di sản mà người đó để lại.
Ở một số nước như Nga, Hunggari, Tây Ban Nha, Italia… nhà nước hưởng một số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. Ở một số nước khác như Anh, Mỹ, Pháp nhà nước hưởng số di sản như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó.
Trong TPQT  Việt Nam thì theo quy định tại Điều 767: khoản 3 và 4
3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó. 
4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. 
Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó, di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Không có người thừa kế có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau:
- Người được hưởng trất quyền thừa kế;
- Không có người hưởng;
- Từ chối hưởng.
Đối với người không quốc tịch áp dụng nơi mà người đó cư trú, nếu cư trú trên lãnh thổ nước ta thì áp dụng pháp luật VN;
Đối với người hai quốc tịch: áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu;
Vấn đề di sản không có người thừa có còn được giải quyết thông qua các HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP. Trong 7 HĐ đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước kí kết mà người để lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thì thuộc về nước nơi có bất động sản.

No comments:

Post a Comment