09/12/2014
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế
Câu 12.  Người nước ngoài

a. Khái niệm
Hiện nay, thuật ngữ người nước ngoài được sử dụng rộng rãi ở các nước khác cũng như ở Việt Nam hiện nay và nó được hiểu rất rộng bao hàm như sau:
- Người mang một quốc tịch nước ngoài;
- Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài.
- Người không quốc tịch.
Theo khoản 2 Điều  3 NĐ 138 quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS vè quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thì 2. "Người nước ngoài" là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

b. Phân loại người nước ngoài.

Dựa vào dấu hiệu quốc tịch: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch;

Dựa vào nơi cư trú: người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài cư trú ngoài lãnh thổ việt nam.

Dựa vào thời hạn cư trú: người nước ngoài thường trú và tạm trú.

Dựa vào quy chế pháp lý: người hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoài giao; người hưởng quy chế theo hiệp định; người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở nước sở tại.


c. Quy chế pháp lý của người nước ngoài

+ Đặc điểm.
Quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trùng pháp luật: khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống.

+ Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài.
Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài các nước quy định khác nhau. Để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài thì pháp luật các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại.
Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số các nước đều áp dụng theo hệ thuộc luật quốc tịch, riêng Anh – Mỹ áp dụng theo hệ thuộc luật nơi cư trú.
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Điều 761. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài 
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 
Điều 762. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài 
1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Còn đối với người không quốc tịch thì theo quy định tại Điều 760 BLDS áp dụng luật nơi người đó cư trú hoặc nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với ngời hai hay nhiều quốc tịch:

Áp dụng nguyên tắc quốc tịch và người đó cư trú;

Áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: nơi người đó gắn bó nhất nếu người đó không cư trú ở 
nước mà mình có quốc tịch.

b. Căn cứ pháp luật xây dựng chế định pháp lý cho người nước ngoài.
+ Chế độ đãi ngộ quốc gia.
Theo chế độ này người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, lao động cũng như các nghĩa vụ khác ngang hoặc tương đương với các quyền và nghĩa vụ của công dân nước sở tại đang và sẽ được hưởng trong tương lai.
Nhằm cân bằng hóa về mặt pháp lý dân sự giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại.
Thường được quy định trong pháp luật các nước hoặc trong các ĐƯQT mà quốc gia tham gia kí kết.
Hạn chế: Quyền bầu cử, quyền ứng cử, đề cử…chỉ dành cho công dân hưởng, quyền cư trú bị hạn chế, quyền hành nghề, học tập cũng có hạn chế…
+ Chế độ tối huệ quốc
Là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kì một nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.
Nhằm cân bằng hóa năng lực pháp lý giữa người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có quốc tịch khác nhau khi làm ăn sinh sống ở nước sở tại.
+  Chế độ đãi ngộ đặc biệt
Theo chế độ này thì người nước ngoài và cả pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc quyền mà cả những người nước ngoài khác hay công dân nước sở tại cũng không được hưởng.
VD: Quy chế ưu đãi và miễn trừ đặc biệt dành cho viên chức ngoại giao, lãnh sự.
+  Chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc 
Chế độ có đi có lại: một nước sẽ dành cho cá nhân và pháp nhân những chế độ pháp lý nhất định trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Chế độ có đi có lại có hai loại

Chế độ có đi có lại hình thức Chế độ có đi có lại thực chất

Theo chế độ này thì nước sở tại sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài những ưu đãi trên cơ sở pháp luật nước mình.

Áp dụng cho những nước có sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế. Cho phép người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng những quyền lợi ưu đãi đúng như đã giành cho cá nhân, pháp nhân nước mình.

Áp dụng cho những nước có sự tương đồng về chế độ kinh tế, chính trị.
Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở cùa chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia.
Báo phục quốc được hiểu là các biện pháp trả đũa: nếu một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa nư hạn chế hoặc có các hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra thiệt hại đó.

c. Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam

Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sinh sống cư trú làm ăn ở Việt Nam.

Quyền cư trú đi lại trong pháp lệnh nhập cảnh xuất cảnh 2000 cho phép người nước ngoài tự do đi lại cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh..

Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế người nước ngoài làm việc trong một số ngành nghề an ninh quốc phòng. 

Được phép làm luật sư tư vấn pháp luật VN với điều kiện học qua trường Đại học Luật việt nam.

Được quyền sở hữu và thừa kế.

Quyền được học tập: cho họ tự do lựa chọn các trường tuy nhiên hạn chế một số trường liên quán đến anh ninh quốc phòng.

Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: thể hiện rõ Đ774 và Điều 775.

Lĩnh vực hôn nhân – gia đình cho phép họ kết hôn nuôi con nuôi bình đẳng đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Quyền tố tụng dân sự; áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia theo Điều 406 BLTTDS 2004 thì người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án VN được Nhà nước  việt nam cho hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tố tụng dân sự.

+ Nghĩa vụ:
Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của VN và khi Người nước ngoài vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn và thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 12. Pháp nhân trong tư pháp quốc tế

a. Khái niệm
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người được pháp luật nhà nước quy định có quyền năng chủ thể.
Theo pháp luật Việt Nam, Điều 84 BLDS pháp nhân phải là tổ chức có đủ 4 điều kiện sau đây:

Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập đăng kí hoặc công nhận;

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó.

Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.

b. Quốc tịch của pháp nhân
Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa pháp nhân với một nhà nước nhất định.
Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân:

Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đặt trung tâm quản lý pháp nhân, trụ sở chính của pháp nhân.

Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng kí điều lệ pháp nhân;

Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi thành lập pháp nhân.

Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo công dân nước nào lắm quyền quản lý pháp nhân sẽ có quốc tịch của nước đó.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam:

 Điều 16 LTM: doanh nghiệp nước ngoài là danh nghiệp thành lập, đăng kí kinh doanh theo pháp luật nước ngoài; và được pháp luật nước ngoài thừa nhận.

 Theo Nghị định 138/2006 pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

b. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

+ Đặc điểm

Pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh: năng lực pháp luật dân sự, điều kiện thủ tục thành lập, hợp nhất, giải thể, chia tách,thanh lí tài sản khi giải thể pháp nhân; Pháp luật nước sở tại quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô ngành nghề…

Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn thể hiện ở chỗ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài bị xâm phạm thì nó sẽ được nước mà nó mang quốc tịch thực hiện sự bảo hộ pháp lý về mặt ngoại giao.

Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài là không giống nhau giữa các nước và ngay trong cùng một nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau quy chế pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng giống nhau

+ Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Về năng lực pháp luật dân sụ của pháp nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 765 BLDS thì được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập; trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân ước ngoài hoạt động ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.

b1. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Chủ thể và lĩnh vực đầu tư.

- Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Các tổ chức được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thuộc mọi quốc tịch và mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức quốc tế.

- Các pháp nhân nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực của nền kinh tế quốc tư pháp quốc tế dân của Việt Nam.                                                                                      

Hình thức đầu tư

Trước đây chỉ có đầu tư trực tiếp: liên doanh; hợp doanh; doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; Luật đầu tư 2005 hiện hành các tổ chức, pháp nhân nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam có thể thông qua hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

- Đầu tư trực tiếp gồm 7 hình thức:

o Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

o Thành lập tổ chức kinh tế liên danh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

o Đầu tư theo hình thức hợp đồng: BCC; BOT; BTO; BT;

o Đầu tư phát triển kinh doanh.

o Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lí hoạt dộng đầu tư.

o Đầu  tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp

o Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

- Đầu tư gián tiếp 3 hình thức

o Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

o Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;

o Thông qua các định chế tài chính trung gian.

Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian đầu tư tại Việt Nam

- Được nhà nước Việt nam áp dụng các biện pháp bảo đảm đàu tư: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp; Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; Bào đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách, pháp luật.

- Được nhà nước ta khuyến khích đầu tư: ưu đãi về tài chính, đất…

- Nghĩa vụ khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải: tôn trọng Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài phải nộp các khoản thuế, lệ phí do pháp luật Việt Nam quy định, phải tuân theo các quy định của pháp luât Việt Nam về chế độ kế toán, thống kê, quản lí ngoại hối, về bảo vệ môi trường.

b2. Quy chế pháp lý của các pháp nhân nước ngoài không thuộc diện đầu tư tại Việt Nam
Nhiều pháp nhân nước ngoài cử đại diện đến Việt Nam tìm hiểu thị trường, giao dịch, kí kết các hợp đồng mua bán hang hóa, dịch vụ với các bạn hàng Việt Nam. 
Phạm vi thẩm quyền của đại diện cho pháp nhân nước ngoài do pháp luật của nước mà pháp nhân nước ngoài mang quốc tịch quyết định.
Trường hợp pháp nhân nước ngoài muốn đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam thì có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 
Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài phải tôn trọng hiếp pháp, pháp luật Việt Nam…

Câu 13. Khái niệm chủ thể của tư pháp quốc tế và các điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế.
Chủ thể của tư pháp quốc tế là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế 
Khái niệm cá nhân trong tư pháp quốc tế là thực thể tự nhiên của xã hội, cá nhân là một con người cụ thể có thể là người mang quốc tịch của một nước, hoặc người không mang quốc tịch của nước nào..
Khái niệm tổ chức trong tư pháp quốc tế có thể là nhà nước pháp nhân, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp…
Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế:

- Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh.
Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài là chủ thể chủ yếu của TPQT:

- Quan hệ pháp luật thực chất là qan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, chính vì vậy trong tư pháp quốc tế không thể không có sự tham gia của cá nhân và tổ chức.

- Hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì đều có sự tham gia của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.

Câu 14. Tại sao quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế 

a. Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế.

Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia thể hiện ở việc xác định quốc gia là một thực thể có chủ quyền và là chủ thể đặc biệt trong TPQT, được thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
Theo nguyên tắc này, Nhà nước này hoặc bất kì cơ quan nào của nhà nước này không có quyền xét xử nhà nước khác hoặc đại diện của Nhà nước khác. 

Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối. được ghi nhận: Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.

Ở Việt Nam, Điều 12 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.

b. Nội dung

Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia thể hiện trước hết ở quyền miễn trừ xét xử - toà án của quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia kia, nếu quốc gia kia không cho phép.

Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: nếu quốc gia đồng ý cho toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp mà quốc gia là bên bị đơn thì toà án nước ngoài được xét xử, nhưng không được phép ap dụng các biện pháp cưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của toàn án. Toà án nướ ngoài chỉ được phép cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép.
Quốc gia có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp dân sự với cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Trong trường hợp đó toà án nước ngoài được phép giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được quốc gia nguyên đơn đồng ý.

Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ này. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừ trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ.

No comments:

Post a Comment